Übank - một ứng dụng ngân hàng số được phát triển bởi VPBank vừa hợp tác với nền tảng CleverTap để tối ưu hóa trải nghiệm, tăng khả năng thu hút, tương tác và thúc đẩy dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người dùng.
Với chiến lược giải quyết mọi nhu cầu tài chính của khách hàng từ xa, đặc biệt các khách hàng có thu nhập trung bình và thấp, bằng cách tự động hóa các quy trình dịch vụ ngân hàng, việc tích hợp giải pháp CleverTap vào nền tảng ngân hàng số sẽ giúp Übank thúc đẩy khả năng thu hút, tương tác với người dùng một cách hiệu quả hơn trên ba dịch vụ chính – Thanh toán, Gửi tiền và Chi tiêu, đồng thời rút ngắn khoảng thời gian trung bình của dịch vụ tiền gửi.
CleverTap cũng đồng thời hỗ trợ Übank cá nhân hóa trải nghiệm người dùng bằng cách ứng dụng phân tích dữ liệu về hành vi người dùng theo thời gian thực với các đề xuất dự đoán chính xác, nhờ đó tăng cơ hội tương tác với khách hàng hơn theo đúng nhu cầu của từng người dùng.
Gunneet Singh Bally, Giám đốc Sản phẩm, Giao tiếp Khách hàng và Quan hệ đối tác, Übank cho biết, giải pháp CleverTap đáp ứng mong muốn của Übank trong việc có một công cụ tự động hoá hoạt động tiếp thị với 5 thế mạnh, bao gồm tính cá nhân hoá cao, bảo mật dữ liệu mạnh, lộ trình phát triển các tính năng mới luôn nhất quán, ứng dụng công nghệ AI và ML sâu trong lập hồ sơ và phân đoạn khách hàng, và đa dạng hoá cách hiển thị thông báo trên ứng dụng.
Các tính năng tiếp thị tự động hóa và dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của nền tảng hướng đến thúc đẩy hành trình số của Übank, đặc biệt có thể tối ưu hóa các chiến dịch marketing số và đạt được mức tương tác với người dùng cao hơn, nhằm phục vụ hàng triệu người dùng tại Việt Nam tốt hơn, Marc-Antoine Hager, Phó Chủ tịch khu vực phụ trách kinh doanh tại CleverTap cho biết thêm.
Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm của CleverTap tại khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 (Nền kinh tế số khu vực Đông Nam Á) của Google, Việt Nam được dự báo là nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á trong 10 năm tới. Báo cáo cũng dự đoán vào năm 2025, nền kinh tế Internet tổng thể của quốc gia nay có thể sẽ đạt giá trị 57 tỷ đô la Mỹ với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 29%. Điều này mang lại cơ hội vô cùng lớn cho những doanh nghiệp mà ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh của họ.
Là giải pháp đám mây tích hợp, hiện đại chuyên về thu hút và giữ chân khách hàng để giúp các nhãn hàng tăng khả năng giữ chân và tối đa hóa giá trị vòng đời khách hàng, CleverTap có mặt tại Việt Nam từ năm 2020 và đang nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình trên thị trường này. Công ty đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách hàng, đồng thời hướng tới mục tiêu trở thành đối tác tin cậy của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.
Kênh mua sắm trực tuyến mới của vivo Việt Nam là Tiktok Shop vừa được ra mắt người dùng.
Ngày 23/4, Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2022 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) đã được tổ chức tại Hà Nội.
Ngày 21/4/2022, UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số đến năm2025.
Được đánh giá và giám sát bởi bên thứ ba là ISB – Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc, VNPT Cloud của VNPT hiện đang là một trong số ít các dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam đạt được chứng chỉ danh giá này.
Chỉ Dẫn Đỏ là tên chuỗi toạ đàm do thương hiệu giao hàng chuyển phát nhanh J&T Express tổ chức, đã chính thức phát sóng số đầu tiên, chủ đề “Chuyển phát nhanh – Thành bại của bán hàng online”.
Cùng với Schneider Electric, PepsiCo đã công bố sáng kiến pep+ REnew đầu tiên trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B).
MoMo Tài chính – Bảo hiểm vừa công bố cán mốc 10 triệu người dùng sau 4 năm cung cấp dịch vụ trên nền tảng của mình.
Oto.com.vn vừa cho ra mắt bộ giải pháp xuyên suốt quá trình tìm mua xe, kiểm định xe, chăm xe dành cho người mua.
Think Global, Act Local (Tư duy theo quy mô toàn cầu, hành động theo đặc trưng địa phương) là kim chỉ nam phát triển bền vững của nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi tiến công vào thị trường đầy tiềm năng nhưng có các khác biệt văn hóa như Việt Nam.
“Mạng lưới CIO cho ngành gỗ, chế biến gỗ” có mục tiêu đào tạo chuyên môn, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý để tạo ra các giải pháp ứng dụng CNTT chất lượng, tạo đột phá trong doanh nghiệp ngành gỗ, chế biến gỗ…