One-Stop Shop (Một điểm đến cho mọi nhu cầu) là mô hình cung cấp hàng loạt sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong cùng một điểm đến duy nhất, mô hình này đang là kim chỉ Nam cho phát triển bền vững ngành E - logistics.
Thực tế, mô hình này đã xuất hiện trên thế giới vào năm 1916, và cũng đã phổ biến ở Việt Nam dưới bóng dáng của khu phức hợp mua sắm, ăn uống, làm đẹp, siêu thị,… trong các đại trung tâm thương mại như Vincom, Takashimaya, Aeon Mall, Lotte Mart, Crescent Mall, v.v.
Ngày nay, khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng hơn, mô hình One-Stop Shop dần trở thành xu hướng phổ biến. Là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, ngành chuyển phát nhanh hiển nhiên cũng không nằm ngoài làn sóng thay đổi đó. Trong tập đầu tiên của chuỗi tọa đàm “Chỉ Dẫn Đỏ” với chủ đề “Chuyển phát nhanh – Thành bại của bán hàng online”, ông Đỗ Hữu Hưng – Tổng giám đốc AccessTrade cho biết, dưới góc nhìn của các đơn vị chuyển phát nhanh như J&T Express, thay vì hoạt động riêng lẻ, các doanh nghiệp nên “bắt tay” cung cấp cho người dùng một giải pháp tối ưu, tương tự mô hình One-Stop Shop.
Cụ thể, với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ cùng hợp tác đề xuất “bộ giải pháp trọn gói” mang đến sản phẩm, dịch vụ tích hợp, đa tiện ích: từ đơn vị vận chuyển, đơn vị thanh toán đến đơn vị hỗ trợ bán hàng. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc này không chỉ mang tới ưu thế cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp, mà còn tạo trải nghiệm khách hàng liền mạch, góp phần tăng uy tín cho doanh nghiệp.
Trước đây, mô hình chuyển phát nhanh chỉ gói gọn trong định nghĩa về giao – nhận hàng hóa, ít có các quan hệ liên kết hợp tác với bên thứ ba. Tuy nhiên hiện nay, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng một cách trọn vẹn, nhiều đơn vị chuyển phát nhanh – tiêu biểu như J&T Express đã tăng cường hợp tác với các đối tác thứ 3 theo mô hình One – Stop – Shop mang tới giải pháp tích hợp.
Nổi bật trong số đó phải kể đến việc ký kết hợp tác giữa J&T Express với các phần mềm Quản lý Bán hàng, các sàn thương mại, các ứng dụng bán hàng online, các cổng thanh toánViệc liên kết giữa J&T Express và các phần mềm bán hàng như Pancake, Upos, Haravan, Kiot Việt,.., người bán hàng trực tuyến sẽ được hưởng lợi trực tiếp khi có thể theo dõi toàn bộ tiến trình vận chuyển và chất lượng hàng hóa qua từng khâu, kiểm soát luồng hàng xuất nhập khỏi kho, đồng thời nhận hàng loạt ưu đãi vận chuyển từ J&T Express. Ví dụ như việc J&T Express hợp tác với UPOS không chỉ khách hàng của UPOS nhận được lượng lớn voucher ưu đãi giao hàng từ J&T Express, mà hệ sinh thái hiện hữu của J&T Express cũng có cơ hội tiếp cận một phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả.Mới đây, nhân dịp sinh nhật lần thứ 3 của UPOS, J&T Express cũng đã tặng ngay cho hàng đăng ký trên UPOS gói ưu đãi trị giá 1.000.000 đồng được quy đổi thành 500 mã giảm giá vận chuyển J&T Express.
Đặc biệt, thời gian dịch bệnh vừa qua, mô hình này đã chứng minh hiệu quả khi góp phần “giải cứu” các doanh nghiệp nông sản Việt. Cụ thể, UPOS hỗ trợ bà con đưa các mặt hàng nông sản lên mạng xã hội, kinh doanh và quản lý chốt đơn qua các buổi livestream. Trong khi đó, J&T Express tập trung tăng cường và mở rộng các loại hình dịch vụ vận chuyển, nâng cấp hệ thống, xử lý các đơn hàng và phương thức giao hàng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của người dân, rút ngắn khoảng cách giữa nhà nông và người mua.
Có thể thấy việc mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị thứ ba là bàn đạp để doanh nghiệp tiếp cận với nhiều nguồn lực và khách hàng hơn, gia tăng giá trị cho các bên tham gia trong hệ sinh thái. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở trao đổi lượng lớn dữ liệu, phân tích chuyên sâu để kiến tạo nên những giá trị và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Tại Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Châu Á – Thái Bình Dương 2022 (Huawei APAC Digital Innovation Congress 2022) phiên ngày thứ 2, Huawei đã chia sẻ những thách thức và thực tiễn ứng dụng công nghệ sáng tạo vào giải quyết các thách thức đó trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
OPPO tìm kiếm các đề xuất về Công nghệ có thể tiếp cận và ứng dụng Y tế số. Sau khi đánh giá và xem xét, tối đa 10 đề xuất sẽ được chọn và mỗi đề xuất sẽ nhận khoản tài trợ trị giá 46.000 USD.
Trong quá trình chuyển đổi số đag diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng, theo các chuyên gia, Việt Nam cần tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho chuỗi cung ứng ICT.
Hơn 1.500 quan chức chính phủ, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đối tác và nhà phân tích từ hơn 10 quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đến để thảo luận về tương lai đổi mới kỹ thuật số và nền kinh tế số, tại Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Huawei APAC 2022, tại Singapore.
Bất chấp một năm có nhiều quy định mới và chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch, biểu đồ lượt cài đặt (install) và phiên truy cập (session) của ứng dụng di động đều thể hiện xu hướng tăng. Ba phân khúc ứng dụng nổi bật nhất trong năm qua là fintech, thương mại điện tử và game — theo dữ liệu của Adjust, cả ba phân khúc trên đều có những tháng mà doanh thu in-app đạt mức kỷ lục.
Dự án Amber hoạt động độc lập dưới dạng một quá trình triển khai bảo mật theo mô hình dịch vụ.
Theo tài liệu Windows Health Dashboard, Windows 11 hiện đã có sẵn để triển khai rộng rãi đến người dùng, có nghĩa mọi người đều có thể tải xuống và cài đặt nó thông qua Windows Update.
UBND tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số vào ngày 17/5, theo định hướng Khánh Hòa là một “Hub” quan trọng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
MoMo chuẩn bị ra mắt Trung tâm công nghệ mới đặt tại TP. Đà Nẵng, biến nơi này trở thành “cứ địa công nghệ” thứ ba, sau TPHCM và Hà Nội của Siêu ứng dụng này.
Theo ước tính, doanh thu lĩnh vực bưu chính Quý I/2022 đạt hơn 9,900 tỷ đồng, tăng 2% so với với cùng kỳ năm ngoái.