Các nhà nghiên cứu Đại học RMIT Việt Nam đã đưa ra khung đánh giá giúp giáo viên xác định tính hiệu quả của các công cụ AI tạo sinh thông dụng như ChatGPT trong việc “làm hộ” bài tập cho người học.
Trong bài báo “Race with the machines: Assessing the capability of generative AI in solving authentic assessments” (tạm dịch: Chạy đua với máy móc: Đánh giá năng lực của AI tạo sinh trong việc làm bài tập đánh giá xác thực) gần đây trên tạp chí Australasian Journal of Educational Technology, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình và các đồng nghiệp thuộc nhóm bộ môn Kinh tế và Tài chính, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam đã đề xuất một khuôn khổ toàn diện nhằm đánh giá một cách có hệ thống khả năng của các công cụ AI tạo sinh trong việc làm bài tập đánh giá xác thực.
Khung đánh giá năng lực của AI tạo sinh
Như đã biết, việc ứng dụng các công cụ AI tạo sinh hay mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) vào giáo dục đang đặt ra thách thức đáng kể cho việc thiết kế bài kiểm tra đánh giá người học. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, thách thức này đặc biệt rõ rệt ở các bài tập đánh giá xác thực (authentic assessment), với hình thức chủ yếu là các bài báo cáo mà người học có thể mang về nhà viết.
Các công cụ AI tạo sinh cho phép người học viết bài luận hoặc báo cáo nghiên cứu chỉ bằng cách nhập đề bài vào hệ thống. Ngoài những lo ngại về tính liêm chính học thuật, lợi ích của phương pháp đánh giá xác thực, chẳng hạn như thúc đẩy kỹ năng tư duy bậc cao của người học, cũng có thể bị ảnh hưởng.
Theo Tiến sĩ Bình – “ Điều quan trọng là phải xác định và đánh giá thực lực của AI tạo sinh có thể hoàn thành bài tập hay báo cáo đến mức độ nào. Dựa vào đó, giáo viên có thể điều chỉnh cách đánh giá, đặc biệt là đối với bài tập về nhà mà người học có nhiều thời gian và sự hỗ trợ của công cụ AI để hoàn thành”.
Khung này sử dụng thang cấp độ tư duy Bloom làm nguyên tắc hướng dẫn thiết kế bài tập. Thang đo thông dụng này phân loại các kỹ năng tư duy thành sáu cấp độ, từ ghi nhớ đơn giản đến sáng tạo phức tạp, bao gồm “nhớ”, “hiểu”, “vận dụng”, “phân tích”, “đánh giá” và “sáng tạo”.
Những câu hỏi đánh giá tương ứng với các cấp độ tư duy nhận thức khác nhau, cũng như tiêu chí chấm điểm và hướng dẫn chấm điểm được nhập vào ChatGPT-4, ChatGPT-3.5, Google Bard (tiền thân của Gemini) và Microsoft Bing (tiền thân của Copilot) để cho ra câu trả lời. Sau đó, giáo viên sẽ chấm điểm các câu trả lời mà AI tạo ra để đo mức độ thành thạo của từng công cụ.
Nghiên cứu của RMIT cho thấy các công cụ AI tạo sinh thể hiện tốt ở các cấp độ thấp của thang Bloom (“nhớ” và “hiểu”), cho ra kết quả chấp nhận được khi phải “vận dụng”, “phân tích” và “đánh giá”, nhưng khá lúng túng khi phải “sáng tạo”. Có thể giải thích hiện tượng này bằng thực tế là các mô hình AI được đào tạo dựa trên các bộ dữ liệu khổng lồ, giúp chúng thực hiện tốt việc cung cấp thông tin và tóm tắt. Những khả năng như vậy của AI ảnh hưởng đến cả cách thiết kế và mục tiêu giáo dục, nêu bật sự cần thiết phải tập trung vào các mục tiêu học tập vượt xa các cấp độ tư duy cơ bản.
Giảng viên RMIT Tiến sĩ Võ Thị Hồng Diễm nhấn mạnh thêm, điều thú vị là các công cụ AI tạo sinh có khả năng giải quyết những câu hỏi dựa trên số liệu tốt hơn các câu hỏi dựa trên văn bản. Ví dụ, ChatGPT-4 cùng với công cụ Code Interpreter thể hiện khả năng rất ấn tượng trong việc tạo biểu đồ từ các tập dữ liệu, cũng như phân tích và diễn giải các biểu đồ đó. Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy và các trường đại học, đặc biệt trong những lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào phân tích dữ liệu như thống kê và kinh tế lượng. “Việc sinh viên có thể dễ dàng tạo báo cáo và phân tích dữ liệu thông qua AI tạo sinh đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại một cách toàn diện kết quả học tập, nội dung và cách đánh giá của các môn học” – Tiến sĩ Diễm cảnh báo.
Đua cùng, thay vì chống lại AI
Mặc dù năng lực ngày càng mạnh mẽ hơn, song các công cụ AI tạo sinh đều gặp khó khăn trong việc xây dựng lập luận dựa trên khung lý thuyết, duy trì tính mạch lạc của lập luận và đưa ra tài liệu tham khảo phù hợp. Về vấn đề này, Giảng viên RMIT Tiến sĩ Nguyễn Nhật Minh cho rằng, chính điều này đang mang lại cho sinh viên cơ hội phát triển thêm dựa trên nền tảng cơ bản mà AI cung cấp. Tuy nhiên, thay vì chỉ thu thập thông tin và xây dựng lập luận cơ bản, sinh viên nên đảm nhận vai trò phức tạp hơn là kết hợp kết quả đầu ra của AI với các lý thuyết liên quan và bối cảnh thực tế.
Đối với người dạy, điều quan trọng là họ phải tích hợp các công cụ AI vào phương pháp giảng dạy của mình. Đừng tập trung thiết kế bài tập đánh giá và hoạt động học tập nhằm mục đích kháng cự lại khả năng của AI tạo sinh, người dạy nên tập trung xây dựng bài tập đánh giá xác thực hướng tới nâng cao kỹ năng tư duy ở cấp độ cao hơn cho người học (như kỹ năng đánh giá và sáng tạo), đồng thời khai thác các lợi thế của công nghệ AI.
Mục tiêu là xây dựng một môi trường đánh giá thực sự thúc đẩy việc học tập và phát triển các kỹ năng quan trọng hài hòa với các công cụ AI. Bởi theo Tiến sĩ Minh, môi trường như vậy không chỉ giúp sinh viên tư duy phản biện và sáng tạo mà còn trang bị cho các em khả năng sử dụng AI hiệu quả như một công cụ phục vụ đổi mới và giải quyết vấn đề.
Qua đó, chúng ta có thể đảm bảo rằng giáo dục phát triển song song với tiến bộ công nghệ, giúp sinh viên sẵn sàng đón đầu một tương lai nơi các em có thể cộng tác thành công với AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi AI tạo sinh trở nên phổ biến hơn ở nơi làm việc thì những người đi làm, đặc biệt là trong các lĩnh vực dựa trên dữ liệu và văn bản, sẽ thấy vai trò của họ thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải chủ động, những người làm nghề giáo và các cơ sở giáo dục cần xem xét và cân nhắc thiết kế lại cách đánh giá, kết quả học tập mong đợi và chương trình đào tạo – Tiến sĩ Bình khẳng định.
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em gái trong Khoa học, 11 tháng 2, Chính phủ Anh phối hợp với Ban Thư ký ASEAN ra mắt Học bổng khối ngành STEM dành cho nữ giới của chương trình ASEAN – Vương quốc Anh SAGE. Sáng kiến này nhằm giải quyết sự chênh lệch về giới tính trong giáo dục và việc làm khối ngành STEM ở các nước ASEAN và Đông Timor.
Ngày 29/2 tại Triển lãm MWC 2024, Huawei đã chia sẻ những chiến lược mới của việc thương mại hóa mạng 5.5G, mở ra cơ hội cho toàn ngành hướng tới một thế giới thông minh.
VinBrain, công ty công nghệ y tế (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa trở thành đối tác duy nhất ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) sàng lọc và phát hiện lao phổi với Quỹ Toàn cầu (Global Fund), giúp rút ngắn thời gian phát hiện bệnh, giảm chi phí sàng lọc và tăng cường phát triển bền vững trong ngành y tế.
Đánh dấu bước đột phá đáng kể trong công nghệ XR, OPPO Air Glass 3 có thể truy cập vào mô hình AndesGPT của OPPO thông qua một ứng dụng điện thoại để triển khai các tính năng AI tạo sinh (generative AI).
Ngày 26/02, trong khuôn khổ Hội nghị di động thế giới (MWC) 2024, tại Tây Ban Nha, Viettel là nhà khai thác Việt Nam duy nhất đã ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai dịch vụ API (Giao diện lập trình ứng dụng) theo sáng kiến Cổng mở của Hiệp hội khai thác di động toàn cầu – GSMA Open Gateway.
Theo kế hoạch, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Điều này ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người đang dùng điện thoại “cục gạch” sẽ phải chuyển sang dùng điện thoại thông minh…
Người sáng lập và CEO Nvidia, Jensen Huang, đã có bài phát biểu tại sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới ở Dubai (UAE) gây nhiều chú ý.
Ngày 23/2/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ra thông báo yêu cầu kể từ ngày 1/3/2024, doanh nghiệp di động không cho phép nhập mạng mới các máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G không thuộc Danh sách các máy điện thoại 2G được chứng nhận hợp quy do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) công bố.
Lenovo đã chính thức giới thiệu một thiết bị ý tưởng mới tại MWC 2024 diễn ra vào tuần này tại Barcelona, Tây Ban Nha với màn hình trong suốt bắt mắt.
Theo quy định của Bộ Tài chính, hóa đơn điện tử phải phát hành ngay khi bán lẻ xăng dầu cho khách tại tất cả các cây xăng. Việc này nếu làm thành công sẽ mang lại những lợi ích to lớn, như kiểm soát được chính xác lượng xăng bán ra hàng ngày trên cả nước, thống kê được mức độ sử dụng xăng dầu theo các nhóm đối tượng khác nhau (xe máy, ô tô,…), xác định được nhu cầu sử dụng xăng dầu ở từng khu vực dân cư.