Ericsson vừa phát hành Báo cáo di động số tháng 11 năm 2021 - phiên bản đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản báo cáo đầu tiên. Báo cáo nhìn lại một số xu hướng và sự kiện chính đã hình thành nên một thập kỷ qua, đồng thời tiết lộ những dự báo mới nhất.
Báo cáo cho biết 5G sẽ trở thành thế hệ công nghệ di động được triển khai nhanh nhất từ trước tới nay, số lượng thuê bao 5G ước tính được cập nhật đạt gần 660 triệu vào cuối năm nay. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do nhu cầu tại Trung Quốc và Bắc Mỹ cao hơn dự kiến, một phần do giá thiết bị 5G giảm. Quý 3 năm 2021 trên thế giới đã có thêm 98 triệu thuê bao 5G, so với 48 triệu thuê bao 4G mới. Vào cuối năm 2021, ước tính mạng 5G sẽ phủ sóng hơn 2 tỷ người.
Theo dự báo mới nhất của báo cáo, 5G đang trên đường trở thành công nghệ truy cập di động hàng đầu thế giới về số lượng thuê bao vào năm 2027. Khi đó, dự kiến 5G sẽ có lượng thuê bao chiếm khoảng 50% tổng số thuê bao di động thế giới – bao phủ 75% dân số và chuyển mang 62% lưu lượng điện thoại thông minh toàn thế giới.
Kể từ năm 2011, việc triển khai mạng 4G LTE đã đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra 5,5 tỷ kết nối điện thoại thông minh mới trên toàn thế giới, góp phần vào việc tạo ra thị trường với hơn 20.000 loại thiết bị 4G khác nhau. Báo cáo chỉ ra rằng vòng đời công nghệ của thiết bị 5G sẽ ngắn hơn nhiều, khi các thiết bị cầm tay 5G ngày nay chiếm 23% số thiết bị cầm tay trên toàn cầu, so với tỷ lệ 8% của thiết bị 4G tại thời điểm tương ứng trong vòng đời của công nghệ này.
Nhờ đó lưu lượng dữ liệu di động đang được tăng trưởng theo cấp số nhân. Trong quý 3 năm 2021, lưu lượng dữ liệu mạng di động đã tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, ở mức xấp xỉ 78EB, bao gồm lưu lượng do các dịch vụ Truy cập vô tuyến cố định (FWA) tạo ra. Cũng trong quý 3, lưu lượng dữ liệu di động được tạo ra đã nhiều hơn tất cả lưu lượng truy cập di động từng được tạo ra cho đến cuối năm 2016. Các dự báo mới cho thấy tổng lưu lượng dữ liệu mạng di động có khả năng đạt 370EB vào cuối năm 2027.
Số thuê bao di động tại khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương đã đạt hơn 1,1 tỷ. Dự kiến cuối năm 2021 số lượng thuê bao 5G sẽ đạt gần 15 triệu và sẽ tăng mạnh trong vài năm tới, với tổng số thuê bao dự báo vào năm 2027 là khoảng 560 triệu. Đông Nam Á và Châu Đại Dương sẽ là khu vực có tốc độ tăng lưu lượng dữ liệu trên mỗi điện thoại thông minh tăng nhanh nhất trên toàn cầu, đạt 46 GB mỗi tháng vào năm 2027 – CAGR đạt 34%. Tổng lưu lượng dữ liệu di động cũng sẽ tăng tương ứng, với tốc độ CAGR là 39%, đạt 46EB mỗi tháng, nguyên nhân là do sự tăng trưởng liên tục thuê bao 4G và 5G ở các thị trường đã triển khai 5G.
Ông Denis Brunetti, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho biết, trong giai đoạn đầu, 5G sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam cải thiện trải nghiệm băng rộng di động cho người tiêu dùng và nâng cao năng lực mạng lưới để quản lý lưu lượng dữ liệu ngày càng tăng. Theo thời gian, dự kiến sẽ có thêm các phương án sử dụng 5G mới, sáng tạo trong để ứng dụng 5G cho IoT và kinh doanh.
Báo cáo cũng cho thấy sự thay đổi nhanh chóng về bản chất của kết nối di động, góp phần vào sự gia tăng không ngừng trong lưu lượng dữ liệu di động. Kết nối IoT băng rộng hiện đã vượt qua 2G/3G để trở thành loại hình kết nối ứng dụng IoT phổ biến nhất. Dự kiến, loại kết nối này sẽ chiếm 47% tổng số kết nối IoT di động vào cuối năm 2021, so với tỷ lệ 37% của 2G/3G và 16% của các công nghệ IoT quy mô lớn Massive IoT (NB-IoT và Cat-M).
Các dự báo mới tái khẳng định việc triển khai IoT quy mô lớn sẽ tăng nhanh trong những năm tới, bao gồm các phương án sử dụng như thiết bị đeo y tế điện tử, theo dõi tài sản logistics, giám sát môi trường và thiết bị đo thông minh, cũng như các thiết bị theo dõi và giám sát sản xuất thông minh. Theo dự báo, vào năm 2027 việc kết nối IoT quy mô lớn sẽ chiếm 51% tổng số kết nối IoT di động.
2022 sẽ là năm bản lề cho sự đổi mới không dây khi việc triển khai Wi-Fi 6, 6E và băng thông siêu rộng (UWB) tăng tốc ở nhiều thị trường còn lại.
Đó là nhận định của đại diện Huawei tại Triển lãm quốc tế “Ngày an toàn thông tin Việt Nam”, ông khẳng định việc bảo đảm an ninh, an toàn mạng, đầu tư vào ICT là giải pháp duy nhất và quan trọng nhất để nắm bắt giá trị nền kinh tế dữ liệu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ngày 25/11/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức công bố cung cấp dịch vụ Mobile Money trên cả nước.
Chế tạo máy và sản xuất thực phẩm – đồ uống là hai ngành cần tập trung mạnh vào việc thúc đẩy về mặt số hóa, vì tính cạnh tranh rất cao trên thị trường toàn cầu.
iSitePower-M với công suất 500Wh và 1000Wh là trạm sạc dự phòng di động thông minh mà Huawei Digital Power Việt Nam vửa bán ra, trạm sạc đảm bảo năng lượng cho mọi chuyến đi.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký quyết định số 1818/QĐ-NHNN ngày 18/11/2021 chấp thuận cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.
Khi sử dụng tính năng, các nội dung trao đổi trên Zalo tự động biến mất trong vòng 1 ngày, 7 ngày hoặc 30 ngày tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bình Định chính thức khai trương Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC). Dự án do do Tập đoàn FPT phối hợp đầu tư và triển khai.
Giải pháp UV-C khử trùng không khí trên cao của Signify hiện đã cung cấp cho chuỗi quán The Moza’s Coffee, Công ty Tư vấn Thiết kế Hòa Bình và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống từng bước tái mở cửa trong an toàn sau thời gian giãn cách kéo dài do dịch bệnh Covid-19.
“5K Compliance” là một trong 3 thử thách lớn của cuộc thi Zalo AI Challenge năm nay, đây là chủ đề nóng trong đời sống bình thường mới.