Hội nghị Kỹ thuật số và Thông minh Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) do Huawei và Quỹ ASEAN Foundation đồng tổ chức đã diễn ra ngày 29/4/2024 tại Bangkok với sự tham gia của hơn 2.000 quan chức chính phủ, chuyên gia và các đối tác từ 15 quốc gia nhằm thảo luận về việc triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh trong khu vực.
Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Mạnh Vãn Chu – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei nhấn mạnh, APAC không chỉ là một trong những khu vực sôi động nhất thế giới, mà còn là hình mẫu về nỗ lực chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số cho các khu vực khác. Suốt thập kỷ qua, Huawei rất chú trọng vào việc nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo thông qua việc đầu tư hơn 138 tỷ USD vào R&D. Trong tương lai, Huawei sẽ tiếp tục tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng thời hợp tác cởi mở với các đối tác nhằm cung cấp các dịch vụ 5.5G, Cloud, Digital Power và nhiều công nghệ khác thúc đẩy sự phát triển tích hợp giữa nền kinh tế số và nền kinh tế thực trong khu vực APAC.
Nền kinh tế số APAC đang phát triển thịnh vượng, các quốc gia và khu vực đang tích cực khám phá trí thông minh để thúc đẩy phát triển kỹ thuật số. Hiện Huawei đã hỗ trợ chuyển đổi số thành công cho hơn 100.000 đối tác, xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng mạng và trung tâm dữ liệu hàng đầu cho khu vực thông qua dự án xây dựng OpenLabs – Phòng thí nghiệm đổi mới 5G và các nền tảng khác nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp tại địa phương.
Ông Nararya S. Soeprapto – Phó Tổng thư ký ASEAN về các vấn đề Cộng đồng và Doanh nghiệp thông báo, với Hiệp định Khung Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (Digital Economy Agreement – DEFA) dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội sẽ được trao quyền để khai phóng tối đa tiềm năng của các dịch vụ kỹ thuật số và công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo AI và Điện toán đám mây Cloud, nhằm đảm bảo một tương lai kỹ thuật số thành công trên toàn khu vực. Các chính phủ, khu vực tư nhân và các đối tác liên quan phải tiếp cận có chiến lược nhằm tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển năng lực và thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực”.
Ông Nararya S. Soeprapto – Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách các vấn đề Cộng đồng và Doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị.
“Mục đích ưu tiên của chúng tôi là tăng tốc chuyển đổi số thông minh theo chính sách ‘Động lực tăng trưởng của Thái Lan’, lấy sự phát triển của nền kinh tế số làm động lực chính, nâng cao mức độ cạnh tranh và vị thế của quốc gia. Điều này cũng sẽ làm tăng cường độ an toàn và bảo mật cho các giao dịch điện tử và nâng cao nguồn nhân lực kỹ thuật số của đất nước. Các dự án hàng đầu trong sáng kiến này là Chính sách ưu tiên đám mây (Cloud First Policy), Phát triển AI cho Hệ thống định danh Kỹ thuật số (Digital ID), Phát triển nhân lực số, Phòng chống lừa đảo trực tuyến (Combating Online Scams), duy trì các mối quan hệ với đối tác trong khu vực tư nhân để phát triển và ứng dụng các công nghệ số phù hợp với xu hướng số ở APAC” – ông Prasert Jantararuangtong – Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Xã hội số Thái Lan cho hay.
Cơ sở hạ tầng số thông minh với mạng lưới, lưu trữ, điện toán và đám mây chính là chìa khóa để khai phóng tối đa tiềm năng. “Khi nhìn về bối cảnh phát triển của chuyển đổi số, chúng ta không chỉ đơn thuần áp dụng công nghệ vào các giải pháp, mà còn cần tích hợp sâu rộng vào nền kinh tế và xã hội. Khi APAC bước vào thời kỳ phát triển kinh tế số thịnh vượng, Huawei cam kết trở thành nhà tiên phong về đổi mới sáng tạo công nghệ trong ngành và đóng góp giá trị cho các quốc gia. Cùng với gần 10.000 đối tác doanh nghiệp và đối tác Cloud, chúng tôi đã sẵn sàng vượt qua các thách thức và tăng tốc thúc đẩy quá trình số hoá thông minh tại khu vực APAC” – ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei APAC khẳng định thêm.
Tiếp sau hội nghị này, Huawei sẽ tiếp tục tổ chức 04 hội nghị: Hội nghị Thượng đỉnh Mạng Huawei (Huawei Network Summit), Diễn đàn Đổi mới Cơ sở hạ tầng dữ liệu (Innovative Data Infrastructure Forum), Hội nghị Thượng đỉnh Quang học toàn cầu (Global Optical Summit), và Hội nghị Thượng đỉnh Huawei Cloud Stack (Huawei Cloud Stack Summit).
Phát hiện và phòng chống các cuộc tấn công trên không gian mạng, đảm bảo cho hệ thống CNTT đứng vững trước những nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin luôn là một vấn đề tối quan trọng nhằm đảm bảo tính liên tục cho hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp (TC & DN).
Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa. Tự động hóa là hình thái sản xuất đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3) còn thông minh hóa là hình thái sản xuất đặc trưng của CMCN 4. Như thế, cũng có thể nói CĐS là quá trình chuyển từ CMCN 3 sang CMCN 4.
Ninja Van đã chính thức cho ra mắt dịch vụ tiếp hàng chuyên nghiệp, dành riêng cho doanh nghiệp – Ninja B2B, với khả năng phủ rộng khắp 600 tuyến huyện xã toàn Việt Nam. Dịch vụ này sẽ triển khai ở cả 6 nước Đông Nam Á.
Từ dịch vụ công trực tuyến như nộp hồ sơ, tra cứu hồ sơ, thanh toán trực tuyến và giải đáp thắc mắc cho đến các tiện ích như hiến kế phát triển tỉnh, lịch tiếp công dân, thông tin quy hoạch, thông tin đất đai, lịch cúp điện và thông tin việc làm đều được tích hợp trong mini app “BR-VT Smart” trên Zalo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thương hiệu Start-up CADDi – Kỳ lân công nghệ thế hệ mới đến từ Nhật Bản đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng giải phóng tiềm năng ngành sản xuất, cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu, đồng hành cùng doanh nghiệp chế – tạo sản xuất Việt Nam giải các bài toán tồn đọng trong quản trị – vận hành.
Sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đây là thời cơ để mỹ phẩm Made-in-Vietnam khẳng định vị thế của mình trên thị trường đầy tiềm năng này trên bình diện toàn cầu.
Thấu hiểu nhu cầu của nhân viên và xác định các hoạt động quan trọng bằng AI sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp AI vào hệ thống một cách mạch lạc và hiệu quả.
Ngày 19/04/2024, Mstar Corp và Shuttle bắt tay hợp tác chiến lược phân phối máy tính Mini PC tại Việt Nam.
Giải pháp Hypershield vừa được Cisco ra mắt cho phép khách hàng triển khai bảo mật ở bất kỳ nơi nào họ cần – trên đám mây, trong trung tâm dữ liệu, trên sàn nhà máy, hoặc phòng chụp chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện…
Các công ty Big Tech Mỹ có thể thống trị ngành trí tuệ nhân tạo (AI), nhưng họ sẽ không có được mọi thứ theo cách riêng của mình.