Công nghệ và giải pháp đám mây đang làm thay đổi cuộc sống, xã hội, định hình tương lai nền kinh tế số.
Tại Hội thảo & Triển lãm Internet Day 2023 với chủ đề “Không gian mới, Cơ hội mới cho Internet Việt Nam”, ông Li Chufei – Giám đốc Kinh doanh mảng Huawei Cloud Đông Nam Á đã có bài phát biểu về công nghệ và giải pháp đám mây đang làm thay đổi cuộc sống, xã hội, định hình tương lai nền kinh tế số.
Hội thảo & Triển lãm Internet Day là sự kiện được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT). Trong bối cảnh Bộ TT&TT đã định hướng 5 không gian tăng trưởng chính của các doanh nghiệp công nghệ số và viễn thông trong 10 năm tới (bao gồm: Điện toán Đám mây, Nền tảng số, Thương mại điện tử, Công nghệ Make in Vietnam, An ninh mạng), sự kiện năm nay được tổ chức với chủ đề “Không gian mới, Cơ hội mới cho Internet Việt Nam” (Internet Vietnam: New Spaces, New Opportunities). Sự kiện có sự góp mặt của nhiều diễn giả là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tham gia trình bày các tham luận về những công nghệ mới đang định hình nền kinh tế số, đã thu hút hơn 1.000 lãnh đạo và các chuyên gia cấp cao tham dự.
Với kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển và đưa vào ứng dụng thực tế, ông Li Chufei – Giám đốc Kinh doanh Huawei Cloud Đông Nam Á đã có những chia sẻ về cách thức công nghệ điện toán đám mây có thể thúc đẩy các doanh nghiệp tăng trưởng và chia sẻ thịnh vượng, cũng như trao quyền cho nền kinh tế số Việt Nam.
Huawei Cloud hiện là nhà cung cấp công nghệ đám mây phát triển nhanh nhất, là Top 5 nhà cung cấp dịch vụ đám mây trên toàn cầu. Từ năm 2020, Huawei Cloud đã liên tục đổi mới và nâng cấp các khả năng kỹ thuật dựa trên giải pháp đám mây toàn diện của mình, triển khai hơn 220 dịch vụ đám mây và 210 giải pháp thông minh. Từ những nỗ lực đó, Huawei Cloud duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu đạt 3,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023, mở rộng 62% tệp khách hàng và 80% tệp đối tác trong vòng 4 năm qua tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Li Chufei nhấn mạnh, cơ sở hạ tầng đám mây chính là nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Để củng cố nền tảng ngày càng vững chắc, Huawei Cloud đã không ngừng chung tay với các đối tác để cung cấp giải pháp thúc đẩy kinh doanh trên toàn cầu. Mới đây nhất, Huawei Cloud đã hợp tác cùng Ubiquitous Cloud Native Service (UCS), tiếp tục bổ sung thêm những sản phẩm mới vào danh mục cơ sở đám mây gốc hiện có, bao gồm: Cloud Container Instance (CCI) và Cloud Container Engine (CCE Turbo). Thông qua việc hợp tác với các nhà mạng hàng đầu thế giới, Huawei cũng cam kết xây dựng mạng linh hoạt, chất lượng cao và đáng tin cậy nhằm nâng cấp trải nghiệm truy cập cho người dùng toàn cầu trong các lĩnh vực truyền thông, thương mại điện tử, công nghệ tài chính, giải trí và giáo dục trực tuyến,…
Ông Li Chufei nhấn mạnh, dịch chuyển lên đám mây là một trong những chìa khóa để các doanh nghiệp tạo ra sự tăng trưởng đột phá trên thị trường, đóng góp vào nền kinh tế số Việt Nam. Đồng thời, ông cũng tái khẳng định cam kết của Huawei Cloud trong việc mở khoá tiềm năng của các ngành công nghiệp thông minh bằng cách đổi mới sáng tạo cùng với khách hàng và đối tác, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp dữ liệu theo nguyên tắc cởi mở, hợp tác và chia sẻ thành công tại Việt Nam.
Ông Li Chufei cho biết: “Tại Việt Nam, Huawei Cloud đang giới thiệu các công nghệ tiên tiến về đám mây và trí tuệ nhân tạo. Những công nghệ này đóng vai trò là chất xúc tác nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển như: Giải pháp Truyền phát Video, Giải pháp Fintech, Quy trình Tự động hóa Robot, Khả năng OCR. Ngoài ra với vai trò cầu nối, Huawei Cloud sẽ đưa nhiều khách hàng và đối tác hơn đến Việt Nam, hỗ trợ hệ sinh thái bản địa và phát triển nền kinh tế số. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, việc hợp tác và chia sẻ lợi ích với đối tác và khách hàng Việt Nam sẽ giúp dịch vụ đám mây phát triển nhanh hơn, tiếp cận nhiều cơ hội, tạo ra nhiều việc làm, không ngừng đóng góp cho nền kinh tế số, vì một tương lai tốt đẹp hơn của Việt Nam”.
Huawei Cloud KooVerse – Cơ sở hạ tầng đám mây gói gọn trong một dịch vụ đem lại khả năng truy cập trên toàn cầu – cho phép độ trễ ở mức thấp, chỉ 50ms trên toàn thế giới, thậm chí nhiều nơi giảm xuống dưới 5ms. Huawei Cloud KooVerse đã có 2.800 nút mạng phân phối nội dung (CDN node), bao phủ 84 vùng khả dụng thuộc 30 khu vực trên thế giới.
Để khai thác và tối ưu hóa tiềm năng của đám mây, Huawei Cloud đã thiết kế mô hình kết nối toàn diện với nhiều đối tác và cung cấp mọi thứ như một dịch vụ: IaaS (Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ), PaaS (Nền tảng như một dịch vụ) và SaaS (Phần mềm như một dịch vụ); AI (Trí tuệ nhân tạo) và Big Data (Dữ liệu lớn); Hybrid Cloud (Đám mây lai) và IoT (Internet Vạn vật), Bảo mật và Tuân thủ các quy tắc. Từ đó, Huawei Cloud hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực dễ dàng tiếp cận để chuyển đổi số và tăng trưởng thông qua các giải pháp đám mây ổn định, tin cậy, an toàn và bền vững trong mọi kịch bản.
Giải pháp Huawei Cloud còn khai thác sức mạnh của điện toán đa dạng để phù hợp với mọi kịch bản, bao gồm “X86 + ARM + GPU” để tạo ra các cơ sở hạ tầng điện toán đám mây tích hợp đầy đủ tính năng (Full Capability Cloud Pool), công nghệ đám mây cục bộ theo nhu cầu người dùng (Local Cloud On Demand), cho đến công nghệ đám mây ứng dụng tại nhà (Bring Huawei Cloud to Home).
Trong danh sách “Thương hiệu toàn cầu tốt nhất” (Best Global Brands) Interbrand công bố năm nay, 5 vị trí đầu tiên đã có 4 là các thương hiệu công nghệ, đặc biệt là Samsung khi có giá trị đạt 91,4 tỷ USD và tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự bùng nổ về dữ liệu, khả năng tiếp cận với các hệ thống điện toán mạnh mẽ và tiến bộ trong công nghệ máy học (ML) đã thúc đẩy sự quan tâm đến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh. Trên thực tế, báo cáo IDC cho thấy 2/3 các tổ chức trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tìm hiểu hoặc đầu tư vào các công nghệ AI tạo sinh ngay trong năm nay.
Đại diện Viettel Telecom và Công ty Fuji Seal Group (Nhật Bản) đã ký thỏa thuận hợp tác cung cấp giải pháp QRCode vMark trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm và Hội thảo Quốc tế về Công nghệ xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì Propak VietNam 2023 diễn ra vào trung tuần tháng 11 tại TP.HCM.
Theo Chỉ số Sẵn sàng AI (AI Readiness Index) đầu tiên của Cisco công bố hôm nay 21/11, chỉ có 27% các tổ chức tại Việt Nam hoàn toàn sẵn sàng triển khai và khai thác các công nghệ được hỗ trợ bởi Trí tuệ Nhân tạo AI. Trong khi đó, 84% các tổ chức thừa nhận họ đang thực sự quan ngại về tác động của vấn đề này tới việc kinh doanh nếu họ tiếp tục ở thế bị động trong 12 tháng tới.
Visa và Quỹ Visa Foundation đưa ra các thông báo liên quan đến cam kết tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (SMBs) trong các nền kinh tế thuộc APEC và trên toàn cầu.
Mới đây, Phần mềm Quản lý Kinh doanh tập trung Callio chính thức ra mắt tính năng chat bán hàng đa kênh, giúp người bán giám sát kinh doanh 24/7, khi có thể chat – gọi điện – tạo đơn trên một giao diện duy nhất.
Từ năm 1996, nhà máy sản xuất đầu tiên của AQUA đã có mặt tại Việt Nam. Với sự lớn mạnh của thương hiệu và thay đổi nhanh chóng của thị trường điện tử gia dụng, AQUA Việt Nam sẽ đưa Smart Line – hệ thống dây chuyền sản xuất thông minh vào hoạt động.
Chỉ trong ngày 11.11, Shopee ghi nhận doanh thu toàn cầu đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Riêng tại Việt Nam, doanh nghiệp ghi nhận số sản phẩm bán ra qua kênh Shopee Live tăng gấp 44 lần trong ngày 11.11, thu hút 603 triệu lượt xem xuyên suốt sự kiện siêu sale, và giúp người dùng tiết kiệm hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Zalo mini app của các cơ quan Nhà nước (CQNN) đang giúp hơn 3,5 triệu người dùng Zalo của 8 tỉnh/thành trên cả nước tiếp cận dịch vụ công và thủ tục hành chính (TTHC) dễ dàng, nhanh chóng. Các tính năng “được lòng” người dân ấy là gì?
ZaloPay và Gojek chính thức công bố hợp tác. Theo đó, hiện nay, người dùng có thể thanh toán bằng ZaloPay cho dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến (GoFood), các dịch vụ khác trên ứng dụng Gojek như dịch vụ vận chuyển (gọi xe hai bánh GoRide, xe bốn bánh GoCar) và giao hàng (GoSend) triển khai từ đầu năm 2024.