Hiến kế cách chuyển đổi số mang lại giá trị cao cho ngành Du lịch và Sản xuất nước ta

Một câu hỏi lớn được đặt ra là kinh tế nước ta sẽ phục hồi và phát triển như thế nào sau Covid? Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm câu trả lời, trong đó, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số là cách chủ động và mang lại kết quả nhanh nhất. Bài viết này sẽ giúp "hiến kế" những công nghệ tiên tiến mà hai ngành Du lịch và Sản xuất có thể ứng dụng triển khai sớm.

Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng một công nghệ mới mà là quá trình thay đổi phương thức sản xuất, từ cách thức mà chúng ta vẫn quen làm nhiều chục năm nay sang một cách thức hoàn toàn mới, dựa trên ứng dụng những tiến bộ công nghệ tiên tiến nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nghe có vẻ vô lý vì rời bỏ những gì quá quen thuộc để làm cái hoàn toàn mới lạ thường thì vừa rất khó, vừa bỡ ngỡ, nhưng đó lại là con đường ngắn nhất, là cơ hội “ngàn năm có một” vì điều kỳ lạ này chỉ có thể diễn ra trong một giai đoạn ngắn (2022 – 2025), sau đó, cơ hội sẽ không còn nữa. Vậy chúng ta nên làm gì?

Chúng ta nên làm những việc mang lại uy tín quốc tế nhanh nhất, nếu có thể. Đó là những việc mà thế giới không nghĩ là Việt Nam có thể làm được. Từ trước tới nay, thế giới luôn cho rằng Việt Nam là nước đi sau về công nghệ, phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, đặc biệt là các công nghệ cao tiên tiến nhất mà ngày nay thường gọi là các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh đó, chúng ta nên đi thẳng vào những hoạt động kinh tế xã hội ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất này, trong đó, nổi lên hàng đầu là công nghệ Web 3 được token hóa và công nghệ phát triển các cơ chế tự động thông minh CPS (cyber physical system). Về vai trò của Web 3 và CPS trong chuyển đổi số chúng tôi đã có bài phân tích khó rõ, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây.

Dưới đây là hai mô hình ứng dụng công nghệ Web 3 token hóa và CPS mà chúng ta có thể triển khai sớm.

Mô hình Du lịch dựa trên Web 3 token hóa

Nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. Tỉnh nào cũng có thể chọn một tour du lịch cụ thể để làm thí điểm. Theo đó, chọn các bên tham gia (đơn vị tổ chức, khách sạn, nhà hàng, nhà sản xuất đặc sản địa phương, đơn vị vận chuyển, điểm tham quan,…) và thống nhất cùng phối hợp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch với cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả và quy chế hoạt động chung. Khách du lịch mua gói du lịch (hay đăng ký một tour du lịch tự chọn) được cấp một thẻ thanh toán (token) có giá trị ngang bằng giá gói du lịch. Khách sử dụng thẻ này để thanh toán mọi khoản chi phí lưu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm,… tại các đơn vị cung cấp sản phẩm và dịch vụ tham gia chương trình. Một hệ thống công nghệ số được phát triển để vận hành và giám sát mọi hoạt động của chương trình này, không giới hạn số lượng khách.

Web 3.0 là gì? Tiềm năng thay đổi nhân loại của Web3
Hình minh họa Web 3 (Nguồn: Coin98.NET)

Tổ chức hoạt động du lịch theo cách này tất cả các bên đều có lợi và hài lòng:

  • Khách du lịch hài lòng vì không phải trả giá, không bị lừa gạt, kiểm soát được mọi chi tiêu, có địa chỉ để khiếu nại nếu gặp trục trặc hay sự cố (khi vận chuyển, khi mua hàng, dã ngoại,…). Ngoài ra, tùy mức độ đóng góp của từng người, khách hàng còn được chia sẻ lợi nhuận từ hệ thống dịch vụ du lịch mà khách tham gia (nguyên lý Web 3). Khách du lịch quốc tế sẽ có ấn tượng rất mạnh khi tham gia tour du lịch kiểu này vì họ kiểm soát được mọi việc liên quan.
  • Cơ quan chức năng biết rõ khách du lịch là ai (chi tiết đến họ tên, giới tính, tuổi, quốc tịch,…), đến địa phương khi nào, lưu trú ở đâu, mua sắm những gì, có những phản ánh, phàn nàn, góp ý hay khen ngợi gì,…
  • Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ nắm được thông tin về khách hàng, về thị hiếu tiêu dùng của khách để phục vụ.
  • Nhà sản xuất bán được sản phẩm trực tiếp cho khách du lịch mà không phải qua các khâu trung gian,…
  • Tất cả đều minh bạch, rõ ràng (bao gồm cả thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế, chất lượng dịch vụ, thái độ của người tham gia,…)

Đây là mô hình du lịch tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Ở nước ta hiện đã hội đủ giải pháp công nghệ để triển khai. Thời gian triển khai ước tính khoảng 6 tháng theo phương thức xã hội hóa.

Chỉ cần 1 bài báo của khách du lịch đăng trên Youtube hay CNN về mô hình du lịch ứng dụng nguyên lý Web3 token hóa là nước ta lập tức có vị trí đặc biệt trên bản đồ du lịch quốc tế vì thế giới không nghĩ Việt Nam có thể làm được việc này khi mà khái niệm “Web3 token hóa” mới chỉ công bố vào cuối năm 2021.

Sau khi thử nghiệm mô hình này, chúng ta có thể áp dụng nguyên lý Web 3 token hóa cho những ứng dụng khác như “Quản lý chi tiêu của học sinh trong trường học”, “Quản lý chuỗi liên kết theo giá trị”, “Cung cấp dịch vụ công theo yêu cầu”,… Và, trên tất cả, chúng ta hiểu rõ chuyển đổi số thực sự là gì. Rõ ràng là nó không quá phức tạp, không đòi hỏi đầu tư tốn kém, dễ dàng khuyến khích xã hội hóa và hiệu quả thấy ngay bởi số lượng khách du lịch sẽ tăng vọt. 

Mô hình thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ

Vậy chuyển đổi số như thế nào để thúc đẩy phát triển sản xuất mạnh mẽ? Câu trả lời nằm ở đầu ra của quá trình sản xuất: làm thế nào tạo ra đầu ra ổn định cho quá trình sản xuất. Trong thời chuyển đổi số, phương pháp thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ nhất là xây dựng mạng lưới bán lẻ giúp cho nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu thụ mà thế giới gọi là D2C (direct to customer) hay người Nhật gọi là phương pháp bán hàng “Từ vườn trồng đến bàn ăn”. 

Các địa phương nên triển khai thí điểm mô hình D2C cho một số sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng phổ biến nhất hiện nay như gạo, rau, quả, thủy sản, thịt,… theo cách sau:

  • Phổ biến tiêu chuẩn tham gia mạng lưới phân phối bán lẻ nông sản đến tất cả các nhà sản xuất của tỉnh. Chọn một số nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn (đảm bảo chất lượng sản phẩm, có truy xuất nguồn gốc hàng hóa, giá cả niêm yết công khai trên mạng, chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn đối với sản phẩm của mình). Mỗi mặt hàng được gán một mã QR.
  • Tổ chức một số kho thông minh để luân chuyển hàng. 
  • Đặt các tủ bán hàng tự động tại các đơn vị đăng ký mua hàng (căn-tin ở cơ quan, trường học, công sở, chung cư,…).
  • Xây dựng hệ thống công nghệ số phục vụ các giao dịch, giám sát và điều khiển toàn bộ mạng lưới phân phối. 
  • Người mua hàng mua từ các tủ bán hàng tự động thanh toán trực tuyến
  • Người mua hàng tại gia truy cập vào trang thông tin của mạng lưới bán hàng để chọn hàng và thanh toán trực tuyến, nhân viên giao hàng sẽ chuyển hàng tới tận nhà người mua sau 10 – 15 phút.
Mô hình D2C tương lai của ngành bán lẻ hiện đại
Minh họa D2C (Nguồn: Marketing AI)

Phương pháp bán lẻ theo mô hình D2C này có những ưu điểm như sau:

  • Người tiêu dùng yên tâm vì biết rõ xuất xứ hàng hóa, mua được giá rẻ vì không có khâu trung gian mua đi bán lại, chất lượng hàng hóa được bảo đảm và có đầu mối để truy trách nhiệm nếu hàng hóa không đảm bảo về chất lượng, an toàn hay thiếu hụt trọng lượng, sai quy cách. Họ cũng sẽ được chia sẻ lợi nhuận từ hệ thống bán lẻ này tùy mức độ đóng góp của từng cá nhân (nguyên lý Web 3). Đó là điều mới mẻ chưa từng có.
  • Người sản xuất yên tâm vì có thị trường ổn định, biết rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu thụ. Đây là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ.
  • Cơ quan chức năng (thuế, quản lý thị trường,…) yên tâm vì quy trình khai báo và nộp thuế điện tử được thực hiện tự động không có sự can thiệp của con người. Mọi dữ liệu được lưu giữ và tường minh.
  • Hệ thống có quy chế hoạt động rõ ràng, được người dân trực tiếp đánh giá, những người vi phạm bị xử lý một cách nghiêm minh và công bằng. Niềm tin của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất được nâng cao.

Mỗi địa phương có thể thí điểm mô hình D2C cho một nhóm sản phẩm, sau đó mở rộng ra dần bao gồm cả việc cung cấp đặc sản của tỉnh ra cả nước và xuất khẩu. Mô hình này cũng nhanh chóng mang lại uy tín tầm cỡ quốc tế cho Việt Nam vì D2C cũng là mô hình mới trên thế giới.

Kết luận

Mở nút thắt đầu ra nhờ ứng dụng công nghệ số chính là bí quyết thúc đẩy sản xuất phát triển ở nước ta theo hướng đột phá. Thực tế cho thấy chuyển đổi số mang lại những giá trị rất tích cực bởi nó tạo ra cái mới, đôi khi là trái ngược với những cái cũ nhưng lại không bị vướng bận bởi rất nhiều ràng buộc mà cách làm cũ không vượt qua được xuất phát từ phương thức sản xuất thủ công.

Có thể bạn quan tâm
Ứng dụng tiền điện tử tăng trưởng dựng đứng 902% trong quý 4 năm 2021

Báo cáo mới về Tiền số 2022 cũng cho thấy ứng dụng tiền điện tử được ưa chuộng nhiều hơn ứng dụng giao dịch chứng khoán

QD.Tek liên doanh cùng Công ty NTT Nhật Bản xây dựng trung tâm dữ liệu tại TPHCM

Công ty cổ phần phân phối công nghệ Quang Dũng (QD.TEK), thuộc tập đoàn GREENFEED Việt Nam, và công ty NTT Global Data Centers (NTT GDC), thuộc tập đoàn NNT Nhật Bản chính thức liên doanh xây dựng trung tâm dữ liệu tại TPHCM.

Ngày chuyển đổi số tỉnh Hải Dương và kế hoạch thúc đẩy thương mại điện tử hàng nông sản

Tại sự kiện “Ngày chuyển đổi số tỉnh Hải Dương” do UBND Tỉnh tổ chức ngày 26/3, FPT đã vinh dự nhận kỷ niệm chương về việc hỗ trợ tỉnh phần mềm quản lý F0 tại nhà. Sở Công thương Hải Dương và Sàn thương mại điện tử Sendo cũng tiến hành ký kết hợp tác thương mại trong dịp này.

Cần đào tạo kỹ năng số cho hàng trăm triệu người lao động trong năm tới

Nhu cầu lực lượng lao động có kỹ năng số đang tăng lên đáng kể, đặc biệt trong thời kỳ xảy ra đại dịch Covid-19, bởi các tương tác được thực hiện trực tuyến ngày càng nhiều và điện toán đám mây đã trở thành công cụ thiết yếu để các tổ chức chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu của tình trạng bình thường mới.

Chuyển dịch bán hàng trên smartphone, Mondelez Kinh Đô thu quả ngọt

Phối hợp cùng FPT Software, Mondelez Kinh Đô Việt Nam (Mondelez) xây dựng hệ thống nền tảng bán hàng trên điện thoại cá nhân, giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm, đồng thời linh hoạt hơn để tăng doanh thu.

Google dùng AI giúp smartphone có khả năng ngăn biến chứng tiểu đường, nghe được phổi và tim

Greg Corrado, Giám đốc mảng Health AI tại Google, trong bài viết mới nhất đã cho biết tiềm năng của camera điện thoại thông minh trong việc phát hiện nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch và cảm biến của chiếc điện thoại liệu có thể nghe hiểu được tiếng phổi và tim mạch.

MobiFone đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chuyển đổi số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT (tại địa chỉ SMEdx.gov.vn) do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chủ trì triển khai từ năm 2021. Chương trình đã thu hút hơn 16.000 doanh nghiệp SMEs sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số.

Ứng dụng Zalo chatbot trong phòng ngừa tội phạm ở Quận 12-TPHCM

Sau hơn 6 tháng triển khai thử nghiệm, các trang Zalo Công an Quận 12 đã thu hút gần 24.500 lượt người quan tâm, đăng tải gần 200 bài viết và clip tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn chung tay phòng ngừa tội phạm.

FPT Cloud ra mắt dịch vụ GPU Server thế hệ mới, tăng tốc xử lý, đa mô hình

FPT GPU Server thế hệ mới do FPT Cloud vừa ra mắt là dịch vụ chiến lược nằm trong hệ sinh thái +50 dịch vụ điện toán đám mây chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp, mang đến doanh nghiệp giải pháp tối đa hiệu năng, tăng tốc xử lý các tác vụ phức tạp với chi phí tối ưu.

Ra mắt Cổng thông tin Chuyển đổi số TP.HCM

Ngày 18/3, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM ra mắt “Cổng thông tin Chuyển đổi số TP.HCM”. Đây là kênh chính thức tổng hợp thông tin liên quan đến kế hoạch, chương trình chuyển đổi số, các hoạt động và kết quả chuyển đổi số của thành phố.