Google dùng AI giúp smartphone có khả năng ngăn biến chứng tiểu đường, nghe được phổi và tim

Greg Corrado, Giám đốc mảng Health AI tại Google, trong bài viết mới nhất đã cho biết tiềm năng của camera điện thoại thông minh trong việc phát hiện nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch và cảm biến của chiếc điện thoại liệu có thể nghe hiểu được tiếng phổi và tim mạch.

Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt có thể là một thách thức phụ thuộc vào khu vực  mà người dân sinh sống, những nhân viên y tế tại địa phương có thiết bị chuyên môn hoặc được tập huấn lâm sàng cụ thể như khả năng  tầm soát bệnh. Google Health đã mở rộng nghiên cứu và ứng dụng của mình để giúp cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều này có thể cho phép các bác sĩ theo dõi sức khoẻ bệnh nhân từ xa  trong các trường hợp không thể  đến bệnh viện hoặc phòng khám.

Một trong những dự án Sức khoẻ AI đầu tiên của Google Health là ARDA. Dự án này nhằm hỗ trợ tầm soát và phát hiện bệnh võng mạc tiểu đường – một biến chứng của bệnh tiểu đường khi không được chẩn đoán hoặc chữa trị kịp thời sẽ gây mất thị lực. Google Health sàng lọc 350 bệnh nhân hằng ngày, và đến nay đã có gần 100.000 bệnh nhân được tầm soát. Gần đây, Google Health đã hoàn thành một nghiên cứu tiềm năng với chương trình tầm soát quy mô quốc gia tại Thái Lan. Nghiên cứu cho thấy rằng, dự án ARDA cho ra kết quả chính xác và có thể được triển khai một cách an toàn trên nhiều khu vực để hỗ trợ việc khám lâm sàng mắt dễ dàng hơn.

Ngoài bệnh võng mạc tiểu đường, trước đây Google Health cũng chỉ ra cách những tấm ảnh chụp đáy mắt có thể tiết lộ những nguy cơ về bệnh tim mạch như đường huyết và mức cholesterol cao với sự hỗ trợ của nghiên cứu chuyên sâu. Với những kết quả đầy hứa hẹn như trên, Google Health mong muốn hợp tác nghiên cứu cùng EyePACS và Bệnh viện Chang Gung Memorial (CGMH) để nghiên cứu xem liệu hình ảnh chụp bằng camera của điện thoại thông minh có thể phát hiện bệnh tiểu đường cũng như bệnh không phải tiểu đường từ hình ảnh chụp ngoài mắt hay không.

Google Health cũng chia sẻ một lĩnh vực nghiên cứu mới khám phá cách micro của điện thoại thông minh ghi âm lại được tiếng tim của một người khi được đặt tại lồng ngực. Sử dụng ống nghe để nghe tiếng tim và tiếng phổi (hay còn được gọi là thính chẩn) là một phần quan trọng trong việc kiểm tra lâm sàng. Việc này có thể giúp các bác sĩ phát hiện các rối loạn van tim chẳng hạn như hẹp động mạch chủ – loại bệnh cần được phát hiện sớm.

Việc tầm soát bệnh hẹp động mạch chủ thường yêu cầu những dụng cụ chuyên môn như ống nghe hoặc máy siêu âm, và một buổi khám tổng quát.

Nghiên cứu gần đây của Google Health tìm hiểu rằng liệu một chiếc điện thoại di động có thể phát hiện được nhịp đập hay tiếng thổi của tim hay không. Chúng tôi hiện đang ở giai đoạn đầu của quá trình thử nghiệm lâm sàng, nhưng hi vọng rằng công trình nghiên cứu này có thể cho phép mọi người sử dụng điện thoại như là một công cụ bổ sung trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ của mình.

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh có sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh hoặc video thời gian thực của cơ quan nội tạng hoặc các mô tế bào như mạch máu hoặc thai nhi. Nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp siêu âm an toàn khi sử dụng trong chăm sóc tiền sản, và hiệu quả trong việc phát hiện vấn đề sớm trong thai kỳ. Tuy nhiên, hơn một nửa số cha mẹ sinh con ở các quốc gia có thu nhập trung bình đến thấp không thể thực hiện phương pháp siêu âm, một phần do thiếu kiến thức chuyên môn trong việc đọc kết quả. Chúng tôi tin rằng kiến thức chuyên môn của Google trong công nghệ máy học có thể giúp giải quyết bài toán này, cho phép sản phụ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Google Health  cho biết sẽ sớm xuất bản nghiên cứu cơ bản và miễn phí xác thực việc sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp chuyên gia tiến hành phương pháp siêu âm và thực hiện thăm khám tổng quát.

MobiFone đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chuyển đổi số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT (tại địa chỉ SMEdx.gov.vn) do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chủ trì triển khai từ năm 2021. Chương trình đã thu hút hơn 16.000 doanh nghiệp SMEs sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số.

Ứng dụng Zalo chatbot trong phòng ngừa tội phạm ở Quận 12-TPHCM

Sau hơn 6 tháng triển khai thử nghiệm, các trang Zalo Công an Quận 12 đã thu hút gần 24.500 lượt người quan tâm, đăng tải gần 200 bài viết và clip tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn chung tay phòng ngừa tội phạm.

FPT Cloud ra mắt dịch vụ GPU Server thế hệ mới, tăng tốc xử lý, đa mô hình

FPT GPU Server thế hệ mới do FPT Cloud vừa ra mắt là dịch vụ chiến lược nằm trong hệ sinh thái +50 dịch vụ điện toán đám mây chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp, mang đến doanh nghiệp giải pháp tối đa hiệu năng, tăng tốc xử lý các tác vụ phức tạp với chi phí tối ưu.

Ra mắt Cổng thông tin Chuyển đổi số TP.HCM

Ngày 18/3, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM ra mắt “Cổng thông tin Chuyển đổi số TP.HCM”. Đây là kênh chính thức tổng hợp thông tin liên quan đến kế hoạch, chương trình chuyển đổi số, các hoạt động và kết quả chuyển đổi số của thành phố.

Muốn tận dụng dịch vụ cloud quốc tế nhưng vẫn lưu trữ dữ liệu trong nước, đồng bộ và bảo mật

Đám mây lai
(Hybrid Cloud) là giải pháp đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp vừa muốn lưu trữ dữ liệu trong nước, vừa muốn tận dụng lợi thế sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ cloud quốc tế, trong khi vẫn đảm bảo đồng bộ dữ liệu trao đổi giữa các nền tảng.

FPT ký kết đào tạo nhân lực số và tư vấn chuyển đổi số quốc gia cho Sierra Leone

Ngày 15-16/3, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone Julius Maada Bio đã đến thăm và làm việc tại FPT, trao đổi về chủ trương xúc tiến hợp tác, đồng thời ký kết thỏa thuận thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đào tạo nhân lực số cho Sierra Leone.

Dùng Zalo xác nhận F0, gửi test nhanh F1

Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, để kịp thời tư vấn, hỗ trợ người bệnh hiệu quả nhiều nơi đã đã ứng dụng các nền tảng công nghệ như Zalo trong quản lý, theo dõi F0, F1.

Formula 1 và Lenovo hợp tác đưa công nghệ hiện đại vào đường đua

Formula 1 (Giải đua Công thức 1) và Lenovo vừa công bố hợp tác nhiều năm, đưa công nghệ tiên tiến của Lenovo vào sử dụng trong các hoạt động của Formula 1 bắt đầu từ mùa giải 2022 sắp tới.

Baemin Việt Nam cho nhân viên làm việc theo mô hình kết hợp

Để thích ứng với xu hướng làm việc trong tương lai, ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến Baemin Việt Nam chính thức triển khai mô hình làm việc hybrid working (làm việc kết hợp) cho tất cả các nhân viên trên khắp cả nước từ ngày 14/3

Ukraine triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt của kỹ sư gốc Việt

Dẫn nguồn tin giấu tên, Reuters cho biết Bộ Quốc phòng Ukraine đã bắt đầu sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt Clearview AI.