FPT đồng hành cùng Thừa Thiên Huế thúc đẩy thanh toán không tiền mặt và y tế thông minh

Ngày 18/8/2022, trong khuôn khổ Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022, Tập đoàn FPT và công ty thành viên FPT IS đã ký kết hai thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Cụ thể, Tập đoàn FPT ký kết hợp tác chuyển đổi số tổng thể toàn diện với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, còn công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) ký kết hợp tác đẩy mạnh chuyển đổi số ngành y tế với Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo nội dung của hai thỏa thuận hợp tác, tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn FPT, FPT IS sẽ tập trung đẩy mạnh hợp tác trong một số lĩnh vực trọng điểm như tư vấn và triển khai các ứng dụng chuyển đổi số, phát triển hệ thống giáo dục liên cấp chất lượng cao, triển khai y tế thông minh, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt…

Trong lĩnh vực y tế thông minh, hai bên sẽ xem xét tích hợp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh thông minh vào ứng dụng Hue-S phục vụ việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận, đồng thời thúc đẩy triển khai dịch vụ khám chữa bệnh thông minh bao gồm bệnh án điện tử, bệnh viện thông minh, bệnh viện không giấy tờ; tích hợp nền tảng AI Chatbot, AI Voicebot phục vụ người dân/người bệnh; triển khai hệ thống quản lý hình ảnh (PACS) dùng chung toàn mạng lưới y tế điều trị của tỉnh; xây dựng kiến trúc y tế điện tử hình thành trục tích hợp thông tin quản lý ngành y tế. Hiện FPT IS đồng hành chuyển đổi số cùng hơn 300 bệnh viện và 20 Sở Y tế trên toàn quốc.

Trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, FPT phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán dịch vụ công, dịch vụ tiện ích không dùng tiền mặt hoạt động an toàn, hiện đại, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác. Đồng thời, lên kế hoạch tổ chức các chương trình giúp doanh nghiệp và hộ gia đình bán sản phẩm tại Thừa Thiên Huế, đưa các sản phẩm của Thừa Thiên Huế ra toàn quốc thông qua nền tảng thương mại điện tử Sendo.

Hai bên cũng sẽ phối hợp triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn và chuyên sâu về nâng cao nhận thức chuyển đổi số, trang bị kỹ năng số, sử dụng các sản phẩm chuyển đổi số… cho các cấp lãnh đạo, cán bộ công chức, cán bộ viên chức, các doanh nghiệp/hộ kinh doanh/người dân trên địa bàn tỉnh. 

Là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong công tác chuyển đổi số, năm 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế đứng thứ 2/63 tỉnh thành về mức độ chuyển đổi số cấp tỉnh trên cả ba trụ cột kinh tế số – xã hội số – chính phủ số. Nền tảng Hue-S sau 3 năm triển khai đã có gần 900.000 tài khoản, 17 triệu lượt truy cập, gần như đã tiếp cận được với hầu hết công dân. Tỉnh đặt mục tiêu năm 2025 đạt 100% tiêu chí Chính quyền số, hơn 90% dịch vụ công đạt cấp 4, kinh tế số chiếu 15 – 20% GRDP, 100% cơ quan triển khai Cloud và có hơn 300 doanh nghiệp công nghệ số.

Cũng trong khuôn khổ của sự kiện, trong vai trò doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số quốc gia, FPT đã tham gia nhiều hoạt động quan trọng gồm Tọa đàm, Diễn đàn, Triển lãm tại Tuần lễ chuyển đổi số – Huế 2022 với chủ đề Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội. Chia sẻ tại Diễn đàn “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội” về chủ đề Dữ liệu nền tảng quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số Huế, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc FPT nhận định, nếu không có quy hoạch chia sẻ dữ liệu sẽ dẫn đến những khó khăn lớn cho quá trình chuyển đổi số, phát triển quốc gia số.

Hiện Việt Nam sở hữu 10,6 nghìn tập dữ liệu mở, bằng 10% Úc, 0,75% châu Âu. Với tỉnh Thừa Thiên Huế, theo phân tích của VINASA, đây là một trong những địa phương đi đầu về chia sẻ dữ liệu của cả nước. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa có chiến lược quy hoạch, dữ liệu tản mát nên chưa thể khai thác hiệu quả. Do đó, theo ông Khoa, tỉnh cần xây dựng chiến lược quy hoạch, xây dựng, khai thác và chia sẻ dữ liệu, để từ đó, làm giàu, chuẩn hoá khai thác dữ liệu hiệu quả phục vụ hiệu quả cho các chương trình, hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tuần lễ chuyển đổi số – Huế 2022 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp tổ chức nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số trong các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng Chính quyền số, hình thành cộng đồng doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số.

Có thể bạn quan tâm
MobiFone khai trương mạng 5G tại Huế

Ngày 18/8/2022, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã khai trương mạng 5G MobiFone tại Thành phố Huế. Sự kiện nằm trong khuôn khổ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2022.

Các doanh nghiệp giá trị bản địa thắng chương trình tài trợ She’s Next tại Việt Nam

Được mở rộng từ Chương trình tài trợ She’s Next toàn cầu, với mục đích thúc đẩy và hỗ trợ kinh doanh cho các nữ doanh nhân, ba nữ chủ doanh nghiệp Việt Nam đã nhận khoản tài trợ 10.000 USD và khóa huấn luyện một năm của IFundWomen để được hỗ trợ, phát triển và mở rộng hoạt động doanh nghiệp.

Thăm khám sức khoẻ Start up

Đó là tên hội thảo do Viettel và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức, với mong muốn khai thác câu chuyện “thực thi” – “thực chiến” của Start up và các đội thi, hướng đến giải quyết những vấn đề nan giải

Nữ sinh viên thành kỹ sư Zalo sau 3 tháng, vượt 1.600 đối thủ

Là sinh viên năm 3 nhưng cô gái trẻ Thanh Trúc đã chính thức trở thành kỹ sư Zalo nhờ tham gia chương trình Zalo Tech Fresher 2022 với dự án phân loại hình ảnh – Bad Face Classification.

Vietcetera đưa 90% hạ tầng lên đám mây AWS, mở rộng cung cấp podcast, video và tin tức

Amazon Web Services (AWS) vừa công bố đơn vị truyền thông số Vietcetera đã chuyển toàn bộ nền tảng lên đám mây AWS để phục vụ 20 triệu người dùng toàn cầu hiệu quả hơn.

Xiaomi giới thiệu loạt sản phẩm và công nghệ mới, tham gia sâu vào mọi lĩnh vực

Bên cạnh các dòng smartphone thế hệ mới, Xiaomi còn thể hiện tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh khi ra mắt robot hình người CyberOne và dự án sản xuất ô tô điện với kế hoạch đầu tư 3,3 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng hơn 11.400 tỷ đồng) cho giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

“Design Thinking Camp”, cuộc thi thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở người trẻ

Cuộc thi “ Design Thinking Camp” – dành cho người trẻ, start up trên quy mô toàn quốc, được tổ chức bởi Innovative Design Thinking Village (IDTV), Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, NSSC, VSMA, và các đơn vị hỗ trợ Khởi nghiệp.

Thương mại điện tử xuyên biên giới cơ hội cho DN cchuyển phát nhanh chuyển đổi

Theo báo cáo của Công ty tư vấn và phân tích thị trường Mordor Intelligence, ước tính đến năm 2023, tổng giá trị thị trường TMĐT xuyên biên giới của Đông Nam Á sẽ đạt 12 tỷ USD, đóng góp tới hơn 40% tổng giá trị thị trường khu vực.

Dịch vụ Home Credit đưa người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ hơn với tín dụng

Home Credit đặt ra mục tiêu giúp người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng “mua trước trả sau” mà không cần thế chấp, hỗ trợ đối tác kinh doanh, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Người dân khu vực châu Á- Thái Bình Dương mong muốn sử dụng dịch vụ số chất lượng cao

Theo nghiên cứu “Số hóa thông minh: Thúc đẩy chính phủ điện tử cho người dân khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” của VMware vừa công bố, người dân sống trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sử dụng công nghệ số nhiều hơn bao giờ hết, nhưng các chính phủ trong khu vực vẫn chậm trễ trong việc cung cấp dịch vụ.