Tại Nhật Bản, Công ty FPT Software và nhà sản xuất ô tô Subaru đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược, chuyển đổi số, trao đổi nhân sự, thúc đẩy việc sử dụng xe điện (EV) tại Việt Nam và Nhật Bản.
Theo Biên bản ghi nhớ, FPT Software sẽ tận dụng năng lực công nghệ và kinh nghiệm trên thị trường toàn cầu để thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển nhà máy thông minh cho Subaru. Cụ thể, FPT Software sẽ giúp Subaru cải tiến các hệ thống thông tin nội bộ và tính năng tích hợp trên xe thông qua việc nâng cấp hệ thống cũ, tự động hóa vận hành hệ thống, cơ sở hạ tầng, an ninh, đồng thời thúc đẩy áp dụng các công nghệ tiên tiến như Trí tuệ Nhân tạo và Tự động hóa Quy trình bằng Robot. Ngoài ra, bằng việc khai thác nguồn nhân lực CNTT tiềm năng từ các cơ sở giáo dục đào tạo tại Việt Nam, FPT Software đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái cung ứng nhân sự vận hành chất lượng cao cho Subaru.
“Chúng tôi có kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ điều phối 200 nhân sự để đồng hành cùng Subaru và hướng tới một quan hệ đối tác toàn diện hơn” – ông Đỗ Văn Khắc, Phó Tổng Giám đốc của FPT Software kiêm Tổng Giám đốc của FPT Japan cho biết.
Quan hệ đối tác chiến lược với Subaru tái khẳng định vị thế của FPT Software như một đối tác uy tín về chuyển đổi số trong ngành công nghiệp ô tô và mức độ hiện diện rộng khắp của công ty tại thị trường Nhật Bản. Với lợi thế kinh nghiệm hơn 10 năm và nguồn lực sẵn có gồm hơn 4.000 kỹ sư và chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm ô tô, công ty đang hướng tới mục tiêu đạt quy mô doanh thu 1 tỷ đô la từ cung cấp dịch vụ và sản phẩm phần mềm cho ngành công nghiệp ô tô vào năm 2030. Đây cũng là mảng công nghệ được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào mục tiêu đạt 5 tỷ đô la doanh thu từ mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT vào năm 2030.
20 năm hoạt động tại thị trường Nhật Bản, FPT Software là một trong những công ty công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Nhật Bản xét về nguồn nhân lực. FPT Japan hiện có hơn 3.500 nhân viên làm việc tại 17 văn phòng, trung tâm phát triển ngay tại Nhật Bản cùng gần 15.000 chuyên gia toàn cầu chuyên trách thị trường Nhật Bản cung cấp các dịch vụ và giải pháp kỹ thuật số cho hơn 450 khách hàng trên thế giới. FPT Japan hiện là thành viên của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren). Mới đây, FPT Japan đã cùng với các doanh nghiệp CNTT Việt Nam khác tại Nhật Bản thành lập Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam – Nhật Bản (VADX Japan) thúc đẩy khả năng cạnh tranh và thiết lập vị thế toàn cầu riêng biệt cho cả Việt Nam và Nhật Bản trong một tương lai được định hình bởi công nghệ.
Công trình nghiên cứu giúp tăng độ chính xác của các mô hình nhận dạng tiếng nói trong thời gian thực (Streaming Automatic Speech Recognition) được thực hiện bởi kỹ sư Zalo AI, đã được chấp nhận công bố tại Hội nghị khoa học hàng đầu thế giới về Xử lý tiếng nói – Interspeech, dự kiến diễn ra tại Hy Lạp vào tháng 9/2024.
Ba công ty đoạt giải tại QVIC năm nay lần lượt là Vbee- Nền tảng AI hội thoại, HSPTek – Thiết bị đeo được giám sát thời gian thực chống tĩnh điện và Met EV- xe điện thông minh với giải pháp hoán đổi pin năng lượng AI với các giải thưởng lần lượt là 100.000 USD, 75.000 USD và 50.000 USD.
Ngày 23/8, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) phối hợp tổ chức Hội thảo “Hành trình chuyển đổi số – Đột phá từ doanh nghiệp nhỏ đến thành công lớn”, nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại số.
Hiện nay, nhiều địa phương cấp dưới huyện/quận đã áp dụng phương án này, đẩy mạnh chuyển đổi sâu sắc và trực diện đến người dân thông qua việc chủ động xây dựng và phát triển Mini App riêng của xã/phường/thị trấn trên nền tảng Zalo.
Buymed, nền tảng thương mại điện tử chăm sóc sức khỏe, y tế của Việt Nam và đang mở rộng ra Đông Nam Á đã công bố chính thức hợp tác với SHIELD, nền tảng phân tích rủi ro trên các thiết bị dựa vào AI nhằm hạn chế tối đa các rủi ro hay lừa đảo trực tuyến.
Zebra Technologies Corporation, nhà cung cấp giải pháp số vừa công bố kết quả của nghiên cứu Tầm nhìn trong ngành sản xuất (Manufacturing Vision Study) năm 2024.
Visa vừa tổ chức Diễn đàn Chính phủ số lần đầu tiên diễn ra tại Việt Namvới sự tham gia của các Bộ, Ngành, ngân hàng, công ty trung gian thanh toán và các công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.
Với tầm nhìn chiến lược và sự đầu tư mạnh mẽ, Tập đoàn Công nghệ CMC đang chuyển mình để đáp ứng xu hướng chuyển đổi trí tuệ nhận tạo (AI) không chỉ tại Việt Nam mà còn trên quy mô toàn cầu.
Klook đầu tư vào các workshop “Kreator Labs” và các quan hệ đối tác nhằm nâng tầm nội dung do người dùng sáng tạo, đồng thời mở rộng chương trình “Klook Kreator” (nhà sáng tạo nội dung Klook).
FPT Software vừa ký kết hợp tác chiến lược với Meerana Technologies – nhà cung cấp các giải pháp công nghệ thông minh tại UAE (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển công nghệ tại khu vực Trung Đông này.