Đừng để vuột mất cơ hội chuyển đổi số

Trên thế giới, người ta xem tự động hóa là biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3), còn thông minh hóa là linh hồn của CMCN 4. Về cơ bản, chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa.

Việt Nam chưa hoàn thành CMCN 3 (tính theo cấp độ số hóa, đang ở nửa đầu của cuộc cách mạng này). Phương thức sản xuất của nước ta hiện nay là thủ công  – bán tự động (thủ công là chính). Vì vậy, khi chuyển đổi số chúng ta cần có phương pháp và công cụ riêng chứ không thể sao chép của quốc tế.

Chuyển đổi số là cơ hội tuyệt vời cho tất cả các quốc gia dù có trình độ tự động hóa khác nhau, vì trong thời CĐS xuất hiện những công cụ mới dành cho tất cả mọi người mà trước đó không có. Vì vậy, không chỉ các quốc gia công nghiệp hùng mạnh mới có thể CĐS mà các quốc gia đang phát triển, thậm chí là chậm phát triển cũng có thể (và cần phải) CĐS.

Để nhận diện và nắm bắt những cơ hội này, chúng ta cùng phân biệt giữa tự động hóa và thông minh hóa.

1.Tự động hóa

Tự động hóa (song hành  cùng các khái niệm tin học hóa, điện toán hóa, điện tử hóa trong CMCN 3) là việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của con người, hướng tới tự động hóa quy trình nghiệp vụ mà con người thực hiện. Trong doanh nghiệp, tự động hóa quản lý diễn ra trong bộ phận “Quản lý”, tự động hóa sản xuất diễn ra trong bộ phận “Sản xuất”.

Đừng để vuột mất cơ hội chuyển đổi số - thh1
Mô hình điều khiển học quản lý doanh nghiệp tự động hóa

Đặc trưng của tự động hóa quản lý là:

  • Con người thu thập dữ liệu và nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính (vào không gian số – cyber).

Việc con người thu thập dữ liệu là khiếm khuyết lớn nhất của quá trình tự động hóa vì con người không thu thập được đầy đủ dữ liệu, việc thu thập mang tính chủ quan nên dữ liệu thiếu chính xác và nhất là con người không thể thu thập được dữ liệu theo thời gian thực.

  • Máy tính xử lý, tính toán theo chương trình đã được lập (tự động hóa tính toán).

Do dữ liệu không đầy đủ và thiếu chính xác, kết quả xử lý cũng bị hạn chế. Đây là lý do vì sao ở Việt Nam, người quản lý chỉ tham khảo kết quả xử lý dữ liệu chứ không dựa hoàn toàn vào nó để ra quyết định. 

  • Ở Việt Nam, con người ra quyết định dựa trên tham vấn kết quả tính toán để quản lý quy trình sản xuất trong đại đa số trường hợp. Một số doanh nghiệp áp dụng kỹ thuật tự động hóa (automation) vào quy trình sản xuất của mình.

Khi con người vẫn phải tự làm mọi việc hay được trợ giúp một phần bởi ứng dụng CNTT hay cơ chế tự động hóa cơ học (lập trình thế nào làm thế đó) thì năng suất lao động vẫn thấp. Đây là hạn chế lớn nhất của phương thức sản xuất tự động hóa.

Chú ý: Tự động hóa quy trình nghiệp vụ chủ yếu diễn ra trong không gian số (cyber), con người thực hiện gần như mọi chuyện trong không gian vật lý (physical).

Theo cách hiểu này, tất cả các ứng dụng CNTT kiểu CRM, ERP, BPMS, cổng điện tử, làm việc trực tuyến (online), thương mại điện  tử,… đều là những sản phẩm của tự động hóa quy trình nghiệp vụ mà thế giới đã thực hiện từ 20 – 30 năm trước.

2.Thông minh hóa

Thông minh hóa là việc ứng dụng các công nghệ số vào các hoạt động của con người, hướng tới các quy trình nghiệp vụ được thực hiện tự động thay thế con người một cách thông minh.

Đặc trưng của thông  minh hóa là:

  • Các cảm biến (IoT) thu thập dữ liệu (trong không gian vật lý – physical) và nhập dữ liệu tự động vào hệ thống máy tính (vào không gian số – cyber) theo thời gian thực hoặc theo chế độ mà con người cài đặt.

Đây là yếu tố dẫn tới sự khác biệt hoàn toàn giữa tự động hóa với thông minh hóa. Chỉ khi sử dụng các IoT để thu thập dữ liệu thì mới có thể thu thập được dữ liệu một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất và quan trọng hơn cả là có thể thu thập được dữ liệu theo thời gian thực (nghĩa là thu thập được dữ liệu ngay tại thời điểm diễn ra vụ việc).

  • Máy tính xử lý, tính toán theo tình huống mà dữ liệu phản ánh (tự động hóa thông minh trong không gian số – cyber).

Đây là yếu tố làm thay đổi hoàn toàn phương thức sản xuất của xã hội vì khả năng xử lý vụ việc ngay khi phát sinh dẫn tới một khái niệm hoàn toàn mới: kinh tế thời gian thực (nền kinh tế có thể giám sát mọi hoạt động theo thời gian thực).

  • Máy ra quyết định và điều khiển quy trình vật lý (trong thế giới thực – physical) dựa trên kết quả xử lý dữ liệu theo mệnh lệnh của con người.

Đây là yếu tố quyết định tăng năng suất lao động lên cao vượt trội so với quy trình hoạt động truyền thống vì có máy làm thay người và máy có thể điều khiển được các dòng vật lý theo thời gian thực.

Đừng để vuột mất cơ hội chuyển đổi số - thh2
Mô hình điều khiển học quản lý doanh nghiệp thông minh hóa

Chú ý: Phương thức sản xuất thông minh hóa luôn tuân thủ nguyên tắc “Xử lý, tính toán trong không gian số – quyết định, điều khiển trong không gian vật lý”. Hệ thống hoạt động theo nguyên tắc này gọi là hệ thống vật lý – số (cyber – physical system viết tắt là CPS) cũng còn gọi là hệ thống tự động thông minh. Thông minh hóa là linh hồn CMCN 4.

Đối với những quốc gia đã hoàn thành CMCN 3, chuyển  đổi số là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa. Đối với Việt Nam (mới hoàn thành một nửa CMCN 3), chuyển  đổi số là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất thủ công – bán tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa.

Nhận xét: Ở nước ta, chương trình đặt ra là chuyển đổi số (hướng tới phương thức sản xuất thông minh hóa) nhưng cả mục tiêu lẫn giải pháp thực hiện lại đang tập trung vào tự động hóa. Hàng ngàn cuộc hội thảo diễn ra xoay quanh những nội dung chính liên quan đến ERP, làm việc online, thương mại điện tử, LGSP,… tất cả đều là các sản phẩm tự động hóa. Việc thiếu vắng những công cụ và giải pháp thông minh hóa dẫn tới sự mờ nhạt của các mô hình sản xuất kinh doanh số (digitalization) – nội dung định hướng cho các doanh nghiệp CĐS.

Rút ra: Ở nước ta, muốn chuyển đổi số cần phải có phương pháp và công cụ cho phép thiết kế các CPS và áp dụng CPS vào tất cả các hoạt động KTXH của đất nước. CPS là công cụ để thiết kế các mô hình sản xuất mới hoạt động theo nguyên lý tự động thông minh. Để chế tạo các CSP cần có sự hợp sức của các chuyên gia CNTT và các chuyên gia Tự động hóa (Automation) bởi một bên (CNTT – rất đông đảo) có sức mạnh về xử lý dữ liệu trong không gian số, còn bên kia (TĐH – khá khiêm nhường) lại là bá chủ trong điều khiển các dòng vật lý. Phương tiện để thúc đầy liên kết hai lực lượng này với nhau là các chuẩn kiểu SCADA hay O.S for IoT, chúng đều có mặt ở Việt Nam, nhưng đáng tiếc là sự liên kết giữa hai nhóm này vẫn chưa hiện diện.

Thay lời kết

Tất cả các nỗ lực của Đảng và Chính phủ đều thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ về chuyển đổi số. Tuy nhiên, có chuyển đổi số sâu rộng được hay không lại phụ thuộc vào việc Việt Nam có tạo ra cho mình bộ công cụ CPS mang thương hiệu Việt Nam hay không. Chỉ khi nào chúng ta tự sáng tạo ra bộ công cụ CPS của mình thì CĐS mới thực sự bùng nổ, đến mức người nông dân cũng có thể sử dụng dễ dàng, còn nếu chọn công cụ CPS của quốc tế thì chúng chỉ có thể áp dụng ở một số tập đoàn lớn và luôn bị phụ thuộc vào công nghệ (dù vậy, CĐS vẫn thực sự diễn ra).

Những nỗ lực thúc đẩy ứng dụng CPM, ERP, BPMS, làm việc online, thương mại điện tử, LGSP,… giống như cuộc chạy marathon trong chặng cuối của CMCN 3. Mục đích của chúng ta không phải là hoàn tất CMCN 3 mà là nhanh chóng bắt kịp CMCN 4 bằng cách CĐS. Cơ hội để bắt kịp chuyến tàu lịch sử này trong thời gian ngắn đang thu hẹp dần, nhưng chưa mất hoàn toàn. Nếu quyết tâm, chúng ta vẫn chủ động nắm được nó trong vài năm tới, còn không, sẽ vuột mất.

Google Wallet đã sử dụng được tại Việt Nam, thanh toán qua thẻ Visa 7 ngân hàng

Bắt đầu từ hôm nay, chủ thẻ thanh toán Visa của ACB, Sacombank, Shinhan Bank, TP Bank, Techcombank (áp dụng cho thẻ tín dụng), Vietcombank và VPBank và sẽ có thể thêm thẻ của mình vào Google Wallet.

Tech Awards 2022 mừng 10 tuổi với nhiều đổi mới

Tech Awards là chương trình bình chọn thường niên từ năm 2012 của VnExpress dành cho các sản phẩm và thương hiệu công nghệ nổi bật trong năm tại thị trường Việt Nam.

Chi phí đầu tư rẻ, triển khai nhanh, thanh toán bằng mã QR đang phổ biến trong tiêu dùng

Với lợi thế chi phí đầu tư rẻ và triển khai nhanh chóng cho doanh nghiệp phía người dùng thì dễ dàng chuyển khoản trong hầu hết các giao dịch, phương thức thanh toán bằng mã QR tại Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

VMware công bố danh mục giải pháp kết nối mạng và bảo mật tối ưu vận hành đám mây

VMware vừa công bố các sản phẩm mới trong danh mục giải pháp kết nối mạng và an ninh bảo mật không ngừng mở rộng nhằm trợ giúp khách hàng tối ưu mô hình vận hành đám mây.

FPT đồng hành “chuyển mình đổi số” cùng 12.000 hội viên VYEA

TW Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA), Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Tập đoàn FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hội viên của VYEA, hướng tới phát triển bền vững và số hóa thành công. Hiện VYEA có khoảng 12.000 hội viên trải đều khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Huawei thương mại hóa hệ điều hành MineHarmony, tác động đến ngành khai khoáng

Huawei đã chính thức công bố hệ điều hành MineHarmony bước vào giai đoạn ứng dụng thương mại trên diện rộng sau một năm kể từ khi được thương mại hóa.

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam xem con người là tài sản giá trị nhất khi chuyển đổi số

Theo khảo sát của Dell, tại Việt Nam, 94% (APJ – Khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản: 90%) các lãnh đạo doanh nghiệp xem con người là tài sản quan trọng nhất

FUNiX đào tạo CNTT cho cư dân “vùng trũng”

Cho tới gần cuối 2022, FUNiX hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp IT ở đa dạng lĩnh vực như phần mềm, hệ thống thông tin, blockchain, automotive, trí tuệ nhân tạo,… giúp học viên được rút ngắn thời gian đào tạo, tập trung phát triển các kỹ năng cần thiết và gia tăng cơ hội việc làm.

MoMo và Coffeerary đồng hành mang 50.000 quyển sách cho trẻ em Tây Nguyên

MoMo chính thức đồng hành cùng Coffeerary trong dự án “One Book One Coffee – Đổi sách lấy tách cà phê”. Bên cạnh sách cũ, mọi người có thể quyên góp thông qua hình thức quét mã QR nhận tiền của dự án bằng MoMo.

1.000 người làm việc trong 4 tháng để xây dựng đề thi cho Zalo AI Challenge

Sau hơn 4 tháng làm việc, cuối cùng 7 thành viên ban cố vấn và hơn 20 kỹ sư thuộc ban tổ chức chương trình cũng đã hoàn thành 3 đề bài và bộ dữ liệu huấn luyện với sự tham gia đóng góp của hơn 1.000 người.