Drone Việt bay trên cánh đồng Việt

Một chiếc drone nông nghiệp chuẩn bị cất cánh tại cánh đồng lúa huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Với drone nông nghiệp – máy bay nông nghiệp không người lái, người ta bắt đầu nghĩ nhiều hơn về sự thay thế hoàn toàn sức của con người, như việc máy cày thay thế con trâu, tạo nên sự chuyển đổi giá trị cho nền nông nghiệp.

Xu hướng sử dụng thiết bị công nghệ cao, phục vụ cho nông nghiệp nói chung và nông nghiệp lúa nước nói riêng đã dần quen thuộc và gắn bó với bà con nông dân. Từ cách công tác truyền thống, thủ công như gieo sạ, phun thuốc và gặt bằng tay, bây giờ với các hợp tác xã và những hộ nông dân tiên tiến đã có những sự nâng cấp về khoa học công nghệ, máy móc sẽ thay thế sức người từ khâu gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Phát triển từ trên cao

Vào tháng 9/2022, một chiếc Drone cỡ lớn đang bay trên cánh đồng lúa huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, rải xuống cánh đồng lớn những giọt thuốc. Đó là thiết bị AgriDrone, thương hiệu mảng nông nghiệp của hãng DJI. Các kỹ sư bay thực nghiệm các hoạt động phun thuốc của chiếc máy bay nông nghiệp nhằm hỗ trợ nông dân tại đây.

Theo kỹ sư hãng này, chiếc máy bay dung tích 20 lít chỉ cần 7 phút để phun xong 1ha, tiết kiệm 10 lần thời gian khi sử dụng bình phun thuốc bằng tay. Chiếc máy bay còn có nhiệm vụ gieo sạ hạt giống, bón phân, quét vùng cây có nguy cơ bệnh hoặc bệnh hay mức độ tăng trưởng của cây trồng. Ngoài ra, tùy vào mức giá, hãng AgriDrone còn cung cấp các loại máy bay với dung tích cao hơn, đáp ứng cho nhu cầu nông nghiệp quy mô lớn, như hợp tác xã hay doanh nghiệp.

Một hãng Drone nông nghiệp Việt cũng vang danh gần đây, đó là MiSmart cũng bắt đầu triển khai rộng các trạm hỗ trợ nông dân. Ông Nguyễn Thái Việt Huy – Chủ tịch hội đồng quản trị MiSmart, chia sẻ: “Drone là công cụ không thể thiếu, không thể thay thế trong nông nghiệp tương lai. Drone Việt phù hợp với địa hình, từng loại cây trồng và tập quán canh tác của người Việt. Vừa qua, Mismart triển khai rộng các trạm Trúng Mùa để làm dịch vụ Drone, bảo hành Drone chăm sóc cho bà con mua Drone không bị gián đoạn khai thác, đầu tư. Trong năm 2022, 8 trạm của MiSmart được đặt ở 4 tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và kế hoạch sẽ phủ đầy Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời gian sớm”.

Với việc giám sát cây trồng, tình hình sâu bệnh qua app, thì mỗi hãng đều có công nghệ độc quyền để hỗ trợ bà con. Như AgriDrone, ứng dụng của thương hiệu này có công nghệ centimet RTK, tự động phân loại địa hình cánh đồng, ruộng bậc thang, vườn cây ăn quả để giúp cho các hoạt động bay tự động và chính xác. MiSmart có ứng dụng MiAgri, khoanh vùng cây trồng bị nhiễm sâu bệnh và phun thuốc trúng đích tại khu vực đó, giúp tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật và an toàn sản phẩm…

Thông minh giá không rẻ

Không riêng gì hai thương hiệu AgriDrone, MiSmart gắn bó với bà con nông dân, nhất là vùng trọng điểm ở miền Tây, một số thương hiệu khác cũng thâm nhập thị trường tiềm năng này theo quan sát của tác giả. Các thương hiệu GlobalCheck, XAG hay một số OEM đến từ Trung Quốc khiến sự lựa chọn của người nông dân mặc dù có sự chủ động, nhưng bối rối với thiết bị phù hợp và mức giá tương xứng.

Nhìn thẳng vào vấn đề, giá các thiết bị Drone nông nghiệp vẫn còn quá cao. Một thiết bị drone nông nghiệp có mức giá khoảng 200 – 600 triệu đồng cho một sản phẩm, tùy dung tích và thương hiệu. Đây không phải là vấn đề nhỏ với những hộ nông dân.

Có hai vấn đề chính để drone nông nghiệp đáng để đầu tư: một là khả năng đạt năng suất cao (kiểm soát lượng thuốc, phân, mầm bệnh bằng công nghệ) và hai là tiết kiệm nhân công, thời gian. Các nhà sản xuất drone hầu hết đều có những trạm thực nghiệm, nhằm hỗ trợ bà con trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng, đặc biệt là cây lúa hay cây ăn quả.

Tuy vậy, các giá trị chuyển đối về lượng thặng dư của thuốc trừ bảo vệ thực vật, phân bón hay bệnh tật thường được các hãng công bố và ứng dụng đại trà trên hợp tác xã, doanh nghiệp – quy mô lớn. Các hộ nông nghiệp với quỹ đất sở hữu có hạn, “tính đồng bộ mô hình canh tác” ở địa phương vẫn chưa được đảm bảo, khiến nhiều người lo ngại.

Thừa nhận mức giá cao là trở ngại lớn nhất trong việc bà con nông dân đầu tư Drone nông nghiệp, tuy nhiên ông Việt Huy vẫn có một niềm tin vào tương lai này. “Sản phẩm drone MiSmart hướng tới tệp khách hàng không chỉ bao gồm hợp tác xã mà còn cả hộ cá nhân. Thực tế là các nông dân sử dụng MiSmart ở thị trường miền Tây, mua drone làm dịch vụ không hiếm. Các chi phí về bảo hành, bảo trì, vận hành đều được hỗ trợ. Dưới 2 năm, bà con đã có thể thu hồi lại vốn”, ông Huy nhận định.

Vai trò nội địa hóa, bảo mật thông tin

Bắt đầu phổ biến nhiều hơn, drone nông nghiệp đối diện với mối lo ngại khoa học kỹ thuật theo đó. Yếu tố nội địa hóa bởi các công ty khởi nghiệp trong nước hay tính bảo mật thông tin, phát triển phần mềm là thách thức không hề nhỏ đối, bên cạnh tìm bắt kịp cách vận động của thế giới về các sản phẩm drone công nghệ cao.

Theo ông Huy, thương hiệu MiSmart là sản phẩm trí tuệ Việt, mọi thứ công nghệ phần mềm đều của người Việt nghiên cứu và phát triển, đảm bảo an toàn thông tin. Ngoài ra, các đối tác về chip, gia công nhựa, cơ khí là những công ty uy tín đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Drone MiSmart được bán tự do và nông dân hoàn toàn có thể mua sử dụng, hoặc làm dịch vụ đúng luật định.

“Việc sử dụng drone trong mảng nông nghiệp với dữ liệu đồng ruộng, sản lượng, sâu bệnh… đều là những dữ liệu quý và có thể tích hợp để phân tích phục vụ cho quản lý, sản xuất hiệu quả và dự đoán tốt cho tương lai, giúp nông dân thực hiện chính xác cách chăm bón và khám chữa đúng bệnh cho từng loại cây trồng.

Drone Việt bay trên cánh đồng Việt - drone nong nghiep 1 of 1 4
Chiếc drone đang bay trên cánh đồng – Ảnh: Trần Phương.

Với drone thương hiệu Việt thì người Việt sẽ làm chủ được dữ liệu, bảo vệ được dữ liệu, tránh bị ăn cắp chất xám ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận nông sản và bảo mật được an ninh quốc phòng”, ông nói.

Liên quan về vấn đề nội địa hóa, ông Lương Việt Quốc, CEO Realtime Robotics chia sẻ: “Vào tháng 04/2022, Realtime Robotics (RtR) đã công bố với thế giới sản phẩm Drone mang tên Hera. Hera do đội ngũ kỹ sư Việt Nam phát minh, tiếp theo là thiết kế và chế tạo tất cả hoàn toàn bởi người Việt.

Tỉ lệ nội địa hoá của Hera là 80%. Nhưng đối với RtR, tỉ lệ nội địa hoá 80%, và thậm chí trong tương lại nếu đạt 100% cũng không phải là thành công chính, vì khâu sản xuất ra sản phẩm chỉ chiếm tỉ trọng tối đa là 40% giá trị sau cùng của sản phẩm. Phần giá trị lớn hơn (khoảng 60%) là do phát minh và thiết kế mang lại. Phần giá trị lớn nhất của Hera, mà khách hàng trên thế giới sẵn sàng trả giá cao hơn, đến từ các tính năng vượt trội mà phát minh và thiết kế mới mang lại”.

Nâng cao giá trị chuyển đổi

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713,546 tấn (341,064 triệu USD), tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo của Việt Nam hiện đứng đầu thế giới. Theo VFA, trong tháng 10/2022, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt bình quân 425 – 430 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 374–382 USD/tấn và Thái Lan khoảng 407 USD/tấn.

Rõ ràng, Việt Nam luôn thuộc nhóm dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo và nông nghiệp lúa nước vẫn là nền móng phát triển lâu dài. Tuy nhiên, trước tình hình hạn hán, diễn biến phức tạp về khí hậu, nguồn nước ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta cần có một cách nhìn đúng về sự chuyển đổi giá trị.

Không riêng gì nông dân, sử dụng drone để thay thế sức người, nâng cao tính khoa học kỹ thuật trong canh tác chăm sóc cây trồng, nhằm đạt sự chuyển đổi tốt: quy hoạch đồng bộ khu canh tác, nông sản an toàn lượng thặng dư thuốc bảo vệ thực vật, tối ưu lợi nhuận và giá bán, mà chính các nhà sản xuất Việt Nam cần thể hiện vai trò nhiều hơn, qua các thiết bị drone nông nghiệp. Các doanh nghiệp Việt cần nâng cao vai trò xuất khẩu thiết bị máy bay, tiếp cận các thị trường ngoài nước tiềm năng, tạo thế cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ, đặc biệt là giá bán.

Là một người Việt, ông Huy tin tưởng hướng phát triển drone Việt sẽ được bà con lựa chọn nhiều hơn trong tương lai. Theo ông, MiSmart song song triển khai các trạm Trúng Mùa để làm dịch vụ drone: bảo hành, chăm sóc nhằm giúp bà con khai thác tối đa, có lời và chính công ty cũng phát triển để cạnh tranh, lấy thị phần từ các đối thủ nước ngoài.

“2023 sẽ là một năm bận rộn của tập thể MiSmart. Chúng tôi có kế hoạch xuất khẩu đại trà drone và dịch vụ drone đến thị trường Hàn Quốc, Úc và Mỹ”, ông nói.

Đối với ông Quốc, quan trọng nhất vẫn là giá trị sau cùng. Phần giá trị lớn hơn là do phát minh và thiết kế tạo ra, do vậy phát minh và thiết kế – những công đoạn tạo ra giá trị lớn nhất là mục tiêu kế tiếp doanh nghiệp Việt cần phải chinh phục.

“Việt Nam có đủ tài năng chất xám và hoàn toàn có thể trở thành các trung tâm R&D của thế giới, nơi tạo ra các giá trị mới qua phát minh, sáng chế, và thiết kế. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong tương lai, Việt Nam có thể tự hào là nơi phát minh, thiết kế, chế tạo và sản xuất các sản phẩm hàng đầu trên thế giới thay vì được biết đến là nơi có nguồn lao động lắp ráp giá rẻ”, ông Quốc chia sẻ.

MoMo thúc đẩy lì xì online thành thói quen

Ngoài tính năng đòi lì xì, giật lì xì,… MoMo cũng “khoác áo mới” cho tính năng chuyển tiền lì xì với bộ thiệp kèm QR nhận tiền lì xì theo nhiều chủ đề sinh động, giúp người dùng trải nghiệm Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh bên người thân, bạn bè.

Nhìn lại 2022: Những sóng gió và biến động của ngành công nghệ

Nếu được hỏi năm 2022 sẽ được nhớ đến như thế nào, thì gần như ngay lập tức sẽ nhận được câu trả lời là sự biến động nhân sự lớn trên quy mô toàn cầu khi các tập đoàn công nghệ lớn quyết định sa thải hàng loạt nhân viên ở mọi vị trí sau thời gian trì trệ do đại dịch COVID-19.

CloudVerse, nền tảng quản lý multicloud toàn cầu, dịch vụ đầy tham vọng của VNG

VNG vừa ra mắt nền tảng CloudVerse, giải pháp thông minh dành cho những doanh nghiệp đang sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ điện toán đám mây, giúp tối ưu hóa các dịch vụ multicloud, tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

Tính ứng dụng cao của công nghệ 6G, lượng tử và xe điện đang mở ra những cánh cửa mới

Trong dự báo công nghệ 2023 và những năm sau đó, Keysight đã đưa ra những nghiên cứu khẳng định sự phát triển của những công nghệ dẫn đầu của điện toán đám mây, bản sao số và trí tuệ nhân tạo, 5G và 6G, điện toán lượng tử và xe điện và tự lái.

Vi xử lý Xeon Scalable thế hệ 4, các mẫu CPU và GPU thuộc dòng Max của Intel xuất hiện

Các vi xử lý Intel Xeon Scalable thế hệ 4 là những vi xử lý bền vững nhất của Intel dành cho hệ thống trung tâm dữ liệu. Dòng vi xử lý mới của Intel cung cấp nhiều tính năng để tối ưu hóa sức mạnh và hiệu năng nhằm sử dụng các nguồn lực của CPU một cách hiệu quả.

Thanh toán Grab bằng ZaloPay

Từ nay, người dùng Grab sẽ có thể lựa chọn Ví điện tử ZaloPay để thanh toán các dịch vụ: đặt xe, đặt đồ ăn, đi chợ online và giao hàng, bên cạnh hình thức thanh toán qua Ví Moca trên ứng dụng Grab, bằng các thẻ ngân hàng đã liên kết hoặc tiền mặt như trước đây.

5 công nghệ đột phá của ngành y tế mới nhất

Một số công nghệ nổi bật được dự đoán sẽ định hình tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe vừa được công bố những ngày đầu 2023

Sốt dịch vụ thuê người ảo AI tại Trung Quốc

Người ảo hỗ trợ AI đã và đang trở thành cơn sốt ở Trung Quốc.

Khởi động #VaccineSo, an toàn trên TikTok và cả không gian số

Tiếp nối chiến dịch #VaccineSo được triển khai lần đầu tiên vào năm 2021, chiến dịch năm nay sẽ cung cấp những tài liệu bổ ích và chuỗi video hướng dẫn an toàn được thực hiện bởi TikTok và các nhà sáng tạo nội dung nhằm nâng cao kiến thức về an toàn trên không gian mạng cho cộng đồng.

Schneider Electric ra Tủ Đóng Cắt Trung thế AirSeT sử dụng không khí tinh khiết và chân không

Tủ Đóng Cắt Trung thế AirSeT thế hệ mới bỏ sử dụng khí nhà kính SF6 sang tận dụng không khí tinh khiết và công nghệ đóng cắt chân không, cho phép người dùng khai thác tối đa tính năng kỹ thuật số để mở khóa dữ liệu.