Châu Á nói chung hay Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng đang đứng trước cơ hội trở thành khu vực trọng yếu cho các hoạt động logistics và thương mại toàn cầu trong tương lai.
Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics, cụ thể hơn là doanh nghiệp chuyển phát nhanh đón đầu xu hướng, xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu dài và củng cố vị thế thị trường. Những “người chơi” trong ngành sẽ cần phải đầu tư nghiêm túc cho công nghệ và hệ thống kho bãi, mở rộng số lượng bưu cục đồng thời kết nối các doanh nghiệp nhiều bên, tạo dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh, lợi ích cho nhà kinh doanh và người tiêu dùng cuối.
Theo báo cáo của McKinsey, các chuyên gia ước tính tăng trưởng GDP ở châu Á sẽ đạt 4,5% – cao gấp đôi so với mức trung bình của thế giới, và khu vực này sẽ chiếm giữ tới 20% lượng tiêu thụ toàn cầu đến năm 2025. Bên cạnh những “ông lớn” quen thuộc trong ngành logistics như Nhật Bản và Ấn Độ, những cái tên như Indonesia, Việt Nam và Thái Lan sẽ là những quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao nhất.
Dù đang gia tăng mạnh mẽ, cơ hội vẫn đang mở rộng và dư địa thị trường vẫn còn cho những người chơi chuyển mình nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hưởng lợi. Bốn chiến thuật phổ biến được các công ty dùng để củng cố thế mạnh của mình ở thị trường châu Á là M&A, IPO, thoái vốn nhằm tái thiết bộ phận chức năng và đầu tư chiến lược. Trong đó, ở mảng chuyển phát nhanh, một mảnh ghép thiết yếu trong bức tranh logistic lớn, chiến thuật được sử dụng rõ nét nhất là đầu tư chiến lược, cụ thể là chủ động đầu tư cho lĩnh vực mũi nhọn là công nghệ, tăng cường tự động hóa cho quy trình và dây chuyền, từ đó rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng cũng như mức độ sai sót. Tiêu biểu, trung tâm trung chuyển vừa khánh thành tại Củ Chi của J&T Express được trang bị hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống chuyển hướng băng tải cắt ngang (cross-belt). Nhờ áp dụng các công nghệ tân tiến mà cơ sở này có khả năng xử lý lên tới 2 triệu kiện hàng mỗi ngày, với độ chính xác lên tới 99%.
Ngoài ra, để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, J&T Express cũng xây dựng phần mềm Track & Trace giúp theo dõi đơn hàng, đổi điểm giao, nhận hàng hóa một cách thuận tiện và dễ dàng. Bên cạnh công nghệ, thì quy mô mạng lưới bưu cục, hệ thống kho bãi cũng là yếu tố chung mà các đơn vị chuyển phát nhanh cần chú trọng.
Việc mở rộng đối tác cũng giúp doanh nghiệp chuyển phát nhanh mang tới những gói giải pháp tích hợp, hỗ trợ tối ưu cho người kinh doanh trực tuyến, cũng như mở ra cơ hội khai thác chéo tệp khách hàng của đối tác.
Ngày 16/7, trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang 2022, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Hậu Giang và Tập đoàn FPT đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm các cơ hội đầu tư và các dự án phù hợp trong lĩnh vực chuyển đổi số và giáo dục.
20.000 học bổng từ Google Career Certificates (phát triển nhân tài số) kỳ vọng giúp mở khóa cơ hội việc làm mới cho học viên chưa có kinh nghiệm hoặc bằng cấp
Công ty Electric Works, thuộc Tập đoàn Panasonic cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vật tư – thiết bị điện xây dựng tại Việt Nam với mức doanh thu kì vọng lên đến 10 nghìn tỷ đồng vào năm tài chính 2030, tăng khoảng 3.5 lần so với năm tài chính 2021.
VNPT Money và Công ty kiều hối Sacombank-SBR đã hợp tác để cung cấp dịch vụ nhận kiều hối qua VNPT Money.
Công nghệ Mini App hoạt động theo cơ chế app-in-app, tương tự như mô hình store-in-store (tức các cửa hàng bên trong một cửa hàng lớn) nhằm tận dụng được lượng khách hàng lớn hơn.
Tuần lễ Thúc đẩy Chuyển đổi số Phát triển Kinh tế vùng – Hậu Giang 2022 đã diễn ra từ ngày 7/7 đến ngày 9/7/2022 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, góp phần thúc đẩy, xúc tiến, hợp tác, đầu tư các lĩnh vực trong tâm, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hậu Giang nói riêng và nền kinh tế khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
“Chúng tôi tin rằng nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tạo ra sự phồn thịnh trên toàn thế giới khi có sự tham gia của tất cả mọi người từ mọi nơi, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân dù đến từ bất cứ nơi đâu”
Ngày 7/7/2022, Tập đoàn Tân Long và FPT đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, hiện thực hóa mục tiêu đưa Tân Long trở thành Tập đoàn dẫn đầu về nông nghiệp Xanh – Sạch – Phát triển bền vững.
TopenLand đã xây dựng nền tảng toàn diện, triển khai ứng dụng công nghệ từ: Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI); Chuỗi khối (Blockchain)… giúp trao quyền, mở rộng kiến thức, chia sẻ và tạo lợi ích cho tất cả người dùng.
Việc chuyển đổi kỹ thuật số cần áp dụng mô hình CSKH kết hợp giữa yếu tố con người và máy móc được xem là chìa khóa để phục vụ, giữ lòng trung thành khách hàng tốt hơn – theo nghiên cứu của Infobip vừa công bố.