Đón cơ hội phát triển cho doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng

Sự hồi phục sau gián đoạn của chuỗi cung ứng chính là động lực, là cơ hội vàng để các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt những lợi thế cạnh tranh, từ đó khởi động vận hành và phát triển mạnh mẽ trở lại.

Tại thời điểm này, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng nhận định rõ việc ứng dụng giải pháp công nghệ để tối ưu hóa chuỗi cung ứng là một trong những ưu tiên hàng đầu khi nền kinh tế vẫn còn nhiều khả năng biến động.

Ngày 07/07/2022 vừa qua, hội thảo “Vượt qua thách thức bằng Giải pháp Hoạch Định Chuỗi Cung Ứng Thông Minh – SAP IBP” được đồng tổ chức bởi Hitachi Vantara Vietnam và SAP Vietnam đã thảo luận kỹ về thách thức của các chuỗi cung ứng và giải pháp toàn diện cho chuỗi “thông minh, bền vững”. Buổi hội thảo có gần50 nhà quản lý cấp cao đến từ các doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, dược phẩm, thép, nhựa và hóa chất…tham gia.

Ông Đinh Trung Tín, Trưởng tư vấn chuyển đổi số chuỗi cung ứng của Hitachi Vantara Việt Nam nói “Trong giai đoạn chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 vừa qua đã đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng bài toán lớn, đó là làm thế nào để có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với những khủng hoảng trong tương lai. Theo đó, có 10 thách thức quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần đối mặt và tập trung giải quyết. Có thể kể đến bao gồm: Tận dụng tối ưu vốn lưu động, Nâng cao năng lực dự báo, Quản lý hàng tồn kho hiệu quả, Cải thiện dịch vụ khách hàng, Tăng tầm nhìn kiểm soát chuỗi xuyên suốt, Xây dựng nền tảng thống nhất và thân thiện với người dùng, Cải thiện năng lực cung ứng và xử lý biến động, Quản lý dữ liệu chặt chẽ theo thời gian thực, Tích hợp quy trình trong lập kế hoạch, và Giải quyết biến động trong cung cầu.

Có thể hiểu, vấn đề vận hành sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và chi phí, mà còn là mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng trước những biến động của thị trường”.

Ông Tín chia sẻ thêm rằng thực trạng ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có khả năng đáp ứng và phản ứng tốt trước những biến động thị trường. Nhiều doanh nghiệp không nhận biết hoặc nhận biết trễ khi biến động đã qua đi. Phản ứng tạm thời ở cục bộ và lãnh đạo thiếu sự quan sát tổng thể xuyên suốt toàn chuỗi cung ứng. Mà nguyên nhân cốt lõi đến từ quy trình vận hành đứt gãy và nhiều lỗ hổng. Khi doanh nghiệp sử dụng những công cụ quản lý thủ công, hoặc nhiều công cụ khác nhau dẫn đến thiếu tính tự động và đồng nhất. Điều này không chỉ khiến bộ máy vận hành ì ạch, kém hiệu quả, mà còn mang đến rủi ro dài hạn và khó lường, đó là không có đầy đủ dữ liệu cho việc dự báo và ra quyết định quản trị kịp thời.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đang tạo nên nhiều lợi ích khác biệt cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, chuỗi cung ứng nói riêng. Một nền tảng vận hành đồng nhất, liên kết chặt chẽ giữa các quy trình sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các lỗ hổng trong vận hành. Giúp dữ liệu truyền đạt chính xác, nhanh chóng theo thời gian thực. Từ đó bộ máy vận hành hiệu quả và trơn tru hơn. Đó là lợi ích dễ nhận thấy nhất khi ứng dụng công nghệ.

Bên cạnh đó, để giúp doanh nghiệp có thể nâng cao mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng, thì nền tảng ấy phải có khả năng tổng hợp, phân tích để dự báo, lên kế hoạch một cách tối ưu và tự động hóa.

Với các tiêu chí ấy, ông Huỳnh Châu Đăng Khoa, Giám đốc tư vấn giải pháp SAP của Hitachi Vantara Việt Nam tin rằng Giải pháp Hoạch định chuỗi cung ứng thông minh SAP IBP là giải pháp được SAP xây dựng đặc thù cho doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng. Giải pháp được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho các doanh nghiệp quản lý quy trình từ đầu đến cuối theo thời gian thực.

Nền tảng sẽ kết hợp và liên kết tối ưu các kế hoạch vận hành của doanh nghiệp, bao gồm từ kế hoạch bán hàng và vận hành, kế hoạch dự báo nhu cầu, kế hoạch cung ứng tối ưu hóa chi phí, kế hoạch hàng tồn kho, cho đến kế hoạch mua hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được lỗ hổng đứt gãy trong vận hành, đảm bảo được tính đồng nhất của dữ liệu và tự động hóa quy trình.

Bên cạnh đó, SAP IBP cung cấp nền tảng mạnh mẽ trong cảnh báo rủi ro và dự báo tương lai, dựa trên dữ liệu một cách tự động. Để doanh nghiệp có được tầm nhìn toàn diện, phát hiện sớm các bất thường và ra quyết định quản trị chính xác đúng thời điểm hơn.

Các doanh nghiệp sản xuất và chuỗi cung ứng tại Việt Nam, ứng dụng giải pháp SAP IBP. Có lợi nhuận hàng năm tăng trên 10%, chi phí tồn kho giảm đến 46%, hay cải thiện tỷ lệ giao hàng đúng hạn, tăng doanh thu hàng năm…, ông Khoa nói.

Có thể bạn quan tâm
Đông Nam Á, thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh

Châu Á nói chung hay Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng đang đứng trước cơ hội trở thành khu vực trọng yếu cho các hoạt động logistics và thương mại toàn cầu trong tương lai.

Tỉnh Hậu Giang và FPT ký kết hợp tác trong chuyển đổi số và giáo dục

Ngày 16/7, trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang 2022, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Hậu Giang và Tập đoàn FPT đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm các cơ hội đầu tư và các dự án phù hợp trong lĩnh vực chuyển đổi số và giáo dục.

Google và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phát triển nhân tài số

20.000 học bổng từ Google Career Certificates (phát triển nhân tài số) kỳ vọng giúp mở khóa cơ hội việc làm mới cho học viên chưa có kinh nghiệm hoặc bằng cấp

Panasonic tăng tốc “phát triển sản phẩm-sản xuất-bán hàng” với đối tác địa phương tại Việt Nam

Công ty Electric Works, thuộc Tập đoàn Panasonic cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vật tư – thiết bị điện xây dựng tại Việt Nam với mức doanh thu kì vọng lên đến 10 nghìn tỷ đồng vào năm tài chính 2030, tăng khoảng 3.5 lần so với năm tài chính 2021.

VNPT Money có dịch vụ nhận kiều hối

VNPT Money và Công ty kiều hối Sacombank-SBR đã hợp tác để cung cấp dịch vụ nhận kiều hối qua VNPT Money.

MoMo hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số bằng Mini App

Công nghệ Mini App hoạt động theo cơ chế app-in-app, tương tự như mô hình store-in-store (tức các cửa hàng bên trong một cửa hàng lớn) nhằm tận dụng được lượng khách hàng lớn hơn.

Tuần lễ Thúc đẩy Chuyển đổi số Phát triển Kinh tế vùng – Hậu Giang 2022

Tuần lễ Thúc đẩy Chuyển đổi số Phát triển Kinh tế vùng – Hậu Giang 2022 đã diễn ra từ ngày 7/7 đến ngày 9/7/2022 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, góp phần thúc đẩy, xúc tiến, hợp tác, đầu tư các lĩnh vực trong tâm, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hậu Giang nói riêng và nền kinh tế khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.

Visa dành 9 tỷ USD cho việc chống gian lận và rửa tiền

“Chúng tôi tin rằng nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tạo ra sự phồn thịnh trên toàn thế giới khi có sự tham gia của tất cả mọi người từ mọi nơi, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân dù đến từ bất cứ nơi đâu”

Tân Long và FPT ký kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh ngành nông sản

Ngày 7/7/2022, Tập đoàn Tân Long và FPT đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, hiện thực hóa mục tiêu đưa Tân Long trở thành Tập đoàn dẫn đầu về nông nghiệp Xanh – Sạch – Phát triển bền vững.

Nền tảng TopenLand ra mắt, kỳ vọng giao dịch bất động sản an toàn và thông minh

TopenLand đã xây dựng nền tảng toàn diện, triển khai ứng dụng công nghệ từ: Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI); Chuỗi khối (Blockchain)… giúp trao quyền, mở rộng kiến thức, chia sẻ và tạo lợi ích cho tất cả người dùng.