Doanh nghiệp cần có sự kết nối giữa các ứng dụng và chiến lược đám mây của mình

Một nghiên cứu mới của Vanson Bourne do VMware tài trợ thực hiện đã chỉ ra rằng, trong khi nhiều tổ chức thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ngày nay đang vận hành hoàn toàn trên môi trường đa đám mây, một phần lớn trong số họ vẫn chưa có cách tiếp cận chiến lược về đa đám mây một cách phù hợp.

Khảo sát này cho thấy, 70% các tổ chức trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được khảo sát sử dụng nhiều đám mây công cộng, với chỉ 38% cho biết họ có chiến lược đa đám mây đầy đủ. Một thách thức khác lớn hơn là các tổ chức được khảo sát không có sự kết nối giữa các ứng dụng của họ với chiến lược đám mây. 90% người tham gia khảo sát đến từ các tổ chức ứng dụng đa đám mây cho biết họ có các ứng dụng chạy trên nhiều đám mây, cho phép các tổ chức này nâng cao năng suất phát triển ứng dụng, DevOps và CNTT cũng như rút ngắn thời gian đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường. 

Paul Simos, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc của VMware nhận định thêm, thay vì áp dụng cách tiếp cận Cloud Smart (các tổ chức có môi trường kinh doanh thông minh để sáng tạo), nhiều tổ chức tại châu Á đang gặp rủi ro đối mặt với tình trạng hỗn loạn về công nghệ đám mây (Cloud Chaos), đánh mất khả năng hiển thị giám sát và kiểm soát khi ngày càng nhiều các ứng dụng và dữ liệu của họ được đưa lên nhiều đám mây. Các tổ chức cần đầu tư có chiều sâu hơn vào đa đám mây. Giờ chính là lúc thay đổi và chuyển sang chiến lược Cloud Smart, không chỉ để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai sắp đến, mà còn tiếp tục duy trì và nâng cao năng suất lao động và khả năng sinh lời từ đám mây hiện tại và trong tương lai.

Theo VMware, có 6 lĩnh vực quan trọng mà các tổ chức trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần quan tâm trong giai đoạn tiếp theo của hành trình hướng tới tổ chức Cloud Smart:

  • Khai phá tiềm năng doanh thu và lợi nhuận: Các tổ chức thuộc Châu Á – Thái Bình Dương tham gia khảo sát cho biết, môi trường đa đám mây là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng doanh thu, các lợi ích này rõ rệt và mạnh mẽ hơn nhiều đối với các tổ chức Cloud Smart. 97% các tổ chức Cloud Smart tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết cách tiếp cận đa đám mây của họ đã có tác động tích cực tới doanh thu và lợi nhuận. 
  • Biến dữ liệu thành tiền: Biến dữ liệu thành tiền đang nổi lên như một nguồn doanh thu quan trọng. Đối với các tổ chức trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tham gia khảo sát, 30% coi biến dữ liệu thành tiền là một nguồn doanh thu quan trọng so với 22% nhận định như vậy trong hai năm trước. Đối với các tổ chức Cloud Smart, 41% cho biết biến dữ liệu thành tiền hiện đang là một nguồn doanh thu quan trọng, 75% trong số họ dự báo điều đó sẽ thành hiện thực vào năm 2027.
  • Triển khai khả năng hiển thị giám sát để kiểm soát chi phí đám mây: Thiếu khả năng hiển thị giám sát và kiểm soát trong các hoạt động đa đám mây đang trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tỷ lệ các tổ chức ngoài nhóm Cloud Smart gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí đám mây cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của các tổ chức trong nhóm khảo sát (32% và 70%)
  • Giải bài toán chủ quyền và quản lý dữ liệu: Các tổ chức đang tăng cường thu thập dữ liệu từ khách hàng trên khắp thế giới. Đồng thời, chính phủ các nước đang yêu cầu các doanh nghiệp lưu dữ liệu họ thu thập được bên trong các đường biên giới chủ quyền. Đa đám mây có thể giúp được các tổ chức tháo gỡ các mối lo ngại về chủ quyền dữ liệu, khi 72% doanh nghiệp thuộc nhóm Cloud Smart cho biết họ có thể quản lý dữ liệu dễ dàng, bất kể dữ liệu nằm ở nước nào, so với 63% các tổ chức thuộc nhóm Trailing. Hơn nữa, 89% doanh nghiệp nhóm Cloud Smart cho biết họ có thể dễ dàng bảo đảm an ninh dữ liệu, bất kể ở nước nào, so với 60% các tổ chức thuộc nhóm Trailing.
  • Tăng cường an ninh bảo mật và kiểm soát: Khi số lượng đám mây tăng thêm, các điểm xâm nhập tiềm tàng của các đối tượng xấu cũng tăng lên, vì thế 42% các tổ chức chia sẻ, ‘gia tăng rủi ro an ninh mạng’ là thách thức gắn liền với đa đám mây. 
  • Lấp đầy khoảng trống nhân lực: Một cản trở khác trên đường tới thành công với đa đám mây là khoảng trống về nhân lực. 46% đối tượng tham gia khảo sát đồng ý rằng tổ chức của họ không có đủ kỹ năng để xây dựng cách tiếp cận đa đám mây, thậm chí các tổ chức Cloud Smart cũng đang vấp phải cản trở này, với 42% trong số họ nhất trí với ý kiến nói trên. Có chiến lược đa đám mây rõ ràng là một yếu tố tối quan trọng, với 91% đối tượng tham gia khảo sát ghi nhận vai trò quan trọng của chiến lược này đối với tuyển dụng và giữ chân nhân tài giỏi nhất của mình. 

Mới đây, VMware cũng đã công bố các giải pháp giúp khách hàng vận hành, mở rộng và bảo đảm bảo mật tốt hơn cho công việc kinh doanh trên các đám mây riêng và đám mây công cộng cũng như tại vùng biên mạng để áp dụng cách tiếp cận Cloud Smart cho các đám mây của họ.

Có thể bạn quan tâm
Giải pháp chuyển đám mây từ tình trạng hỗn loạn sang thông minh

Tại sự kiện VMware Explore 2022 Singapore, VMware đã công bố các sản phẩm đổi mới sáng tạo, các giải pháp, dịch vụ mới và những quan hệ hợp tác mở rộng nhằm tăng cường hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa hành trình lên đám mây.

SEENSIO hướng đến trở thành nền tảng kết nối Metaverse

Thông qua bản cập nhật mới, SEENSIO được nhà phát triển cập nhật thêm nhiều công cụ và tính năng mới, giúp người dùng cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có thể tạo ra Metaverse của chính mình.

Viettel tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Bình Phước phát triển hạ tầng nền tảng số

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc về việc tiếp tục phát triển hạ tầng nền tảng số, tư vấn phát triển chính quyền số, kinh tế số và đảm bảo an toàn thông tin tại địa phương này.

Đừng để vuột mất cơ hội chuyển đổi số

Trên thế giới, người ta xem tự động hóa là biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3), còn thông minh hóa là linh hồn của CMCN 4. Về cơ bản, chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa.

Google Wallet đã sử dụng được tại Việt Nam, thanh toán qua thẻ Visa 7 ngân hàng

Bắt đầu từ hôm nay, chủ thẻ thanh toán Visa của ACB, Sacombank, Shinhan Bank, TP Bank, Techcombank (áp dụng cho thẻ tín dụng), Vietcombank và VPBank và sẽ có thể thêm thẻ của mình vào Google Wallet.

Tech Awards 2022 mừng 10 tuổi với nhiều đổi mới

Tech Awards là chương trình bình chọn thường niên từ năm 2012 của VnExpress dành cho các sản phẩm và thương hiệu công nghệ nổi bật trong năm tại thị trường Việt Nam.

Chi phí đầu tư rẻ, triển khai nhanh, thanh toán bằng mã QR đang phổ biến trong tiêu dùng

Với lợi thế chi phí đầu tư rẻ và triển khai nhanh chóng cho doanh nghiệp phía người dùng thì dễ dàng chuyển khoản trong hầu hết các giao dịch, phương thức thanh toán bằng mã QR tại Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

VMware công bố danh mục giải pháp kết nối mạng và bảo mật tối ưu vận hành đám mây

VMware vừa công bố các sản phẩm mới trong danh mục giải pháp kết nối mạng và an ninh bảo mật không ngừng mở rộng nhằm trợ giúp khách hàng tối ưu mô hình vận hành đám mây.

FPT đồng hành “chuyển mình đổi số” cùng 12.000 hội viên VYEA

TW Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA), Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Tập đoàn FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hội viên của VYEA, hướng tới phát triển bền vững và số hóa thành công. Hiện VYEA có khoảng 12.000 hội viên trải đều khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Huawei thương mại hóa hệ điều hành MineHarmony, tác động đến ngành khai khoáng

Huawei đã chính thức công bố hệ điều hành MineHarmony bước vào giai đoạn ứng dụng thương mại trên diện rộng sau một năm kể từ khi được thương mại hóa.