Visa và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức triển khai thanh toán thẻ không tiếp xúc Visa tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên toàn quốc.
Petrolimex bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán thẻ Visa vào năm 2021. Trong dự án này, Petrolimex đã sử dụng thiết bị POS tiên tiến và triển khai lắp đặt tại hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc, cho phép khách hàng chạm để thanh toán bằng các loại thẻ Visa. Thiết bị POS mới triển khai đáp ứng đầy đủ yêu cầu đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định, tích hợp với cột bơm, kết nối không dây (Wi-Fi) để phục vụ khách hàng thanh toán ngay tại cột bơm.
Trong thanh toán không tiếp xúc, người dùng có thể thực hiện giao dịch mà không cần đưa thẻ cho người khác. Việc này giúp ngăn chặn gian lận thẻ đồng thời đảm bảo an toàn hơn cho khách hàng và nhân viên cửa hàng xăng dầu trong thời kì đại dịch COVID-19.
Ông Lưu Văn Tuyển, Phó Tổng Giám đốc – Trưởng ban Dự án Thanh toán không dùng tiền mặt của Petrolimex chia sẻ: “Việc chính thức áp dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt vào hệ thống cửa hàng xăng dầu thuộc Petrolimex trên toàn quốc nằm trong chiến lược xây dựng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trở thành Doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, dựa trên các nền tảng công nghệ thông minh, an toàn… Tính đến thời điểm hiện tại, Petrolimex đã hoàn thành lắp đặt thiết bị POS tại tất cả cửa hàng xăng dầu có tự động hóa trên khắp cả nước”.
Theo Nghiên cứu của Visa về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2021, Việt Nam đang trên đà tăng cường thanh toán không tiếp xúc với gần một nửa (46%) người tiêu dùng sử dụng phương thức thanh toán này. Ngoài ra, 6/10 người dùng thanh toán thẻ không tiếp xúc đã giao dịch thường xuyên hơn kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và có đến 1/3 người dùng Việt dự đoán sẽ sử dụng thanh toán không tiền mặt cho các khoản thanh toán xăng dầu trong tương lai.
Nhu cầu điện toàn cầu đang tăng trưởng liên tục với 5% trong 2021 và 4% trong 2022. Với sự xuất hiện của hàng tỉ thiết bị điện mỗi ngày, năng lượng càng lúc càng trở nên cần thiết. 4 công nghệ không tưởng dưới đây sẽ làm thay đổi cách hình dung về điện.
Hơn 100 hợp tác xã nông nghiệp, nông sản khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được tập huấn phổ biến kiến thức chuyển đổi số và chiến lược bán hàng trực tuyến
Schneider Electric Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Tân Á Đại Thành, về việc sẽ cùng nghiên cứu và triển khai các giải pháp kỹ thuật số cho Khu đô thị Thông minh thuộc lĩnh vực bất động sản mà tập đoàn đang tập trung đầu tư phát triển.
Tháng 5/2022, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX), một thành viên thuộc Tập đoàn Viettel chính thức được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho hai công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu.
Tham dự sự kiện Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022 (Vietnam – ASIA DX Summit 2022), tập đoàn FPT đã trình diễn hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện Made by FPT đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số thành công tại nhiều tỉnh thành địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phần mềm SAALEM – Giải pháp số hóa Quy trình nghiệp vụ tín dụng do công ty CPDV Công nghệ Tin học HPT phát triển, đạt giải Sao Khuê năm 2022, đã được triển khai toàn hàng cho một ngân hàng lớn từ tháng 6/2020 đến nay.
Ngày 23/5/2022, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết chương trình phối hợp thực hiện chuyển đổi số công tác hậu cần quân đội giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030.
One-Stop Shop (Một điểm đến cho mọi nhu cầu) là mô hình cung cấp hàng loạt sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong cùng một điểm đến duy nhất, mô hình này đang là kim chỉ Nam cho phát triển bền vững ngành E – logistics.
Tại Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Châu Á – Thái Bình Dương 2022 (Huawei APAC Digital Innovation Congress 2022) phiên ngày thứ 2, Huawei đã chia sẻ những thách thức và thực tiễn ứng dụng công nghệ sáng tạo vào giải quyết các thách thức đó trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
OPPO tìm kiếm các đề xuất về Công nghệ có thể tiếp cận và ứng dụng Y tế số. Sau khi đánh giá và xem xét, tối đa 10 đề xuất sẽ được chọn và mỗi đề xuất sẽ nhận khoản tài trợ trị giá 46.000 USD.