Dễ dàng với ngôn ngữ lập trình Vlogic, lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu chuyển đổi số

Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình tự thân, tự tổ chức hay doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp – DN) phải thực hiện. Như thế, cần có một ngôn ngữ lập trình gần ngôn ngữ tự nhiên, đơn giản, dễ học để người không chuyên CNTT trong DN cũng có thể lập trình cho các ứng dụng của mình hay nôm na là “nói chuyện” được với máy. Đó là lý do ra đời của Vlogic. 

Mục tiêu của CĐS là thiết lập phương thức sản xuất số. Trung tâm của phương thức sản xuất số là quy trình sản xuất số (digitalized process): quy trình sản xuất tự động có khả năng tối ưu hóa. Quy trình sản xuất số được thiết kế dựa trên các bộ điều khiển nhúng (embedded controler) để điểu khiển các thiết bị chấp hành (actuators) theo một chương trình cụ thể. Trong thực tế, chương trình đó từ trước tới nay được viết bằng ngôn ngữ lập trình chuyên nghiệp, chỉ các chuyên gia CNTT hay tự động hóa (TĐH) mới có thể can thiệp.

Giống như tất cả các ngôn ngữ tự nhiên, Vlogic cũng có ngữ pháp và từ vựng

Ngữ pháp của Vlogic là các quy tắc cần áp dụng để kết nối các từ trong các câu có nghĩa. Trong Vlogic, tính logic rõ ràng là ngữ pháp (mỗi câu chỉ có một nghĩa và các thành phần trong câu gắn kết một cách logic rõ ràng). Đây là lý do hình thành tên gọi Vlogic.

Từ vựng trong Vlogic là từ điển của các loại từ sau:

Danh từ: Là từ được sử dụng để xác định các thiết bị. Trong Vlogic, danh từ được dùng để chỉ tất cả các thiết bị được kết nối và điều khiển trong hệ thống. Người dùng phải cung cấp tên và ID cho mỗi thiết bị (không trùng lặp). Có 2 loại đối tượng: Cảm biến đầu vào (input IoT) để theo dõi trạng thái và ghi lại các sự kiện kích hoạt vừa xảy ra và thiết bị chấp hành (actuator) để thực hiện các hành động.

Tính từ: Là thuộc tính cho một danh từ. Trong Vlogic, tính từ là thuộc tính cho thiết bị trong hệ thống, các thuộc tính này phải được mô tả định lượng. Ví dụ, không thể nói “Bây giờ trời quá nóng” mà phải nói “Nhiệt độ là 40 độ C”.

Động từ: Là từ được sử dụng để mô tả một hành động. Trong Vlogic, động từ là hành động đối với thiết bị trong hệ thống. Vlogic chỉ chấp nhận các hành động cơ bản (primitive actions). Hành động cơ bản là hành động không thể chia nhỏ thành chuỗi hành động. Trong thực tế chỉ có khoảng 50 hành động cơ bản, trong đó, các hành động cơ bản phổ biến nhất là “bật” và “tắt”.

Trạng từ: Là thuộc tính của động từ. Trong Vlogic, trạng từ là thuộc tính cho hành động. Giống như tính từ, thuộc tính của trạng từ cần được mô tả bằng số lượng.

Liên từ: Là từ dùng để nối các mệnh đề. Trong Vlogic có 3 liên từ: “IF” để kiểm tra điều kiện, AND và OR.

Giới từ: Để nắm bắt sự kiện vừa xảy ra. Trong Vlogic có 2 loại sự kiện. Loại thứ nhất là nắm bắt thời gian. Giới từ “vào lúc” (hay “lúc”) là “AT”. Ví dụ: Lúc 07:00. Loại thứ hai là sự kiện, nắm bắt khoảnh khắc thay đổi thuộc tính của cảm biến đầu vào. Ví dụ, nắm bắt sự kiện có thuộc tính nhiệt độ của cảm biến lên đến 25 độ C.

Đánh giá của Grok

Sau khi được huấn luyện về Vlogic, Grok nêu nhận xét về những điểm thú vị của Vlogic như sau: Lấy tính logic làm ngữ pháp – Mọi câu lệnh đều phải tuân theo logic rõ ràng, tránh mơ hồ, phù hợp với hệ thống máy tính; Định lượng hóa – Tính từ và trạng từ phải dùng số, đảm bảo tính tường minh (unambiguous); Hạn chế lượng từ vựng – Chỉ dùng Primitive Actions (~50 hành động), giúp đơn giản hóa nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để điều khiển hệ thống; Tích hợp sự kiện – Giới từ (AT, Trigger Events) kết nối thời gian và thay đổi môi trường, tạo ra khả năng phản hồi thời gian thực.

      Và Grok cũng đồng thời đưa ra nhận xét cách tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên của Vlogic, giải thích tại sao AI có thể hiểu và dịch các câu lệnh Vlogic thành URL API chính xác. Grok cho rằng việc liên kết Vlogic với ngôn ngữ học làm cho hệ thống trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn!

      Grok so sánh, gần tương tự như Vlogic có các ngôn ngữ lập trình Logo (Wally Feurzeig, Seymour Papert, 1967), Scratch (https://scratch.mit.edu/about), Node-RED (https://nodered.org/), IFTTT (If This Then That) (https://ifttt.com/explore/ifttt-the-beginning), Alice (Pandorabots – AIML) (https://www.alice.org/resources/textbooks/alice-the-programming-language/). Từng ngôn ngữ đó có những điểm tương đồng (ví dụ về cách viết câu lệnh, định nghĩa đối tượng, điều kiện,…) và khác biệt (như dùng giao diện kéo – thả không dùng cú pháp văn bản, không có trạng từ phức tạp, không hỗ trợ điều kiện lồng nhau phức tạp như trong Vlogic,…).

      Tóm lại, Grok cho rằng không ngôn ngữ nào kết hợp đầy đủ các phẩm chất như Vlogic: Ngôn ngữ tự nhiên (qua AI); Điều khiển IoT thời gian thực (qua Digital Rep); Tính định lượng rõ ràng (tính từ, trạng từ); Logic mạnh mẽ (IF, AND, OR, Trigger Events). Vì vậy Vlogic là lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu lập trình điều khiển các IoT nhằm thiết lập các quy trình sản xuất số.

      Cơ hội mở ra từ Vlogic

      Vlogic là ngôn ngữ lập trình dành cho mọi người (for everyone) không chuyên code ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, với sự tham gia của các công cụ AI (như ChatGPT, Grok,…) trong việc lập trình (bằng Vlogic) và “tham mưu” phương án tối ưu trong thiết kế các quy trình tự động thích ứng thời gian thực (AI-driven Adaptive Realtime Automation – ADARA) thì chắc chắn một kỷ nguyên mới sẽ mở ra: kỷ nguyên dân chủ hóa công nghệ – nơi bất cứ ai cũng có thể sở hữu và làm chủ công nghệ phục vụ cho mình.

      Thử tưởng tượng, người nông dân chỉ cần nói (với AI) – “Nếu độ ẩm nhỏ hơn 60% thì bật hệ thống tưới, khi độ ẩm lớn hơn 80% thì tắt”, hoặc bà nội trợ nói với AI “Quá 7giờ tối thì tắt đèn trong bếp”,… hệ thống tự động chấp hành! Đây không phải chuyện viễn tưởng mà có thật trong thực tế. Hướng phát triển này thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng thông minh phát triển bùng nổ. Xa hơn nữa, nhờ ADARA, tất cả các hệ thống kỹ thuật có thể “nói chuyện” được với nhau, cùng phối hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

      Dễ dàng với ngôn ngữ lập trình Vlogic, lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu chuyển đổi số - htt

      Dân chủ hóa công nghệ – Chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới (Nguồn: Likedln)

      Chúng ta đang thực hiện đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số theo Nghị quyết 57. Có cách nào thực hiện những nhiệm vụ đó cùng một lúc theo nghĩa cùng tương tác, thúc đẩy lẫn nhau như mô hình “Đổi mới – Sáng tạo – CĐS: 3 trong 1” không? Có thể có một vài câu trả lời khác nhau nhưng khả thi và hiệu quả nhất là dựa trên công nghệ số với ngôn ngữ đối thoại là Vlogic.

      Có thể bạn quan tâm
      AI PC mới của Dell ra mắt tại Việt Nam

      Dell vừa chính thức giới thiệu dòng AI PC thế hệ mới được thiết kế cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam.

      Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và Grab Việt Nam ký kết hợp tác quảng bá, thúc đẩy du lịch

      Thỏa thuận hợp tác trong năm năm nhằm hỗ trợ mục tiêu quảng bá, thúc đẩy du lịch Việt Nam, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch.

      Tăng cường Hợp tác Anh – Việt Nam trong Y tế số và Công nghệ Y tế

      Ngày 17/3, Diễn đàn Doanh nghiệp về Đổi mới Sáng tạo Y tế, được tổ chức bởi Chính phủ Anh, phối hợp với HealthcareUK, KPMG và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford (OUCRU) tại Việt Nam, đã quy tụ hơn 165 nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp y tế của Việt Nam và Anh.

      10 công ty Việt vào Chung kết Thử thách đổi mới sáng tạo, tranh giải 225.000 USD

      10 công ty đổi mới sáng tạo Việt Nam sẽ bước vào chương trình ươm tạo 6 tháng và có cơ hội nhận tổng giải thưởng tiền mặt trị giá 225.000 USD trong chương trình “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2025 (QVIC) 2025”.

      Dassault Systèmes thỏa thuận tích hợp hệ thống với NTT e-MOI nhằm triển khai các giải pháp số

      NTT e-MOI sẽ triển khai trên nền tảng 3DEXPERIENCE của Dassault Systèmes nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù của các ngành Công nghệ cao, Hàng không & Quốc phòng và Giao thông & Phương tiện vận tải.

      Shopee tiếp tục tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến “giá trị Việt”

      Đi từ ý tưởng “số hóa” các sản vật địa phương và lan tỏa câu chuyện văn hóa vùng miền, Shopee đã giới thiệu nhiều sáng kiến trách nhiệm xã hội nổi bật trong năm 2024, hỗ trợ nhà bán hàng địa phương mở rộng cơ hội kinh doanh trong nước và vươn mình ra thị trường ASEAN.

      Visa cho hành khách trải nghiệm “một chạm-đi mọi trạm” trên Tuyến Metro Số 1 TPHCM

      Visa ra mắt giải pháp “chạm để đi” (tap-to-ride), thanh toán không tiếp xúc ngay tại các cổng soát vé, bằng thẻ Visa phát hành trên toàn cầu, qua các thiết bị di động và thiết bị đeo thông minh trên Tuyến Metro Số 1 TPHCM.

      Bảng tương tác Android WAF series của Samsung giúp giáo dục trực quan và tăng tương tác hơn

      Samsung Vina chính thức ra mắt Bảng tương tác Android WAF series – thiết bị hướng đến xây dựng môi trường học tập thông minh, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Thiết bị này được nâng cấp từ Bảng tương tác Android WAD của năm 2024.

      Synology ra mắt ActiveProtect: Giải pháp lưu trữ và bảo vệ dữ liệu an toàn, thích hợp nhiều nhu cầu

      Chi phí hợp lý, dễ dàng triển khai và bảo vệ dữ liệu hiệu quả là những ưu điểm của giải pháp ActvieProtect vừa được Synology giới thiệu đến với người dùng Việt.

      Hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn, giáo dục, chuyển đổi số ở Bắc Giang

      Ngày 11/3/2025, UBND tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn FPT ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.