Xây dựng đại học số là đề tài đang được nhiều trường đại học trong cả nước quan tâm. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau cho mục đích này. Dưới đây là một cách, chúng tôi chia sẻ để bạn đọc tham khảo.
Mô hình quan niệm
Đại học số (digital university) được định nghĩa đơn giản là trường đại học ứng dụng công nghệ số vào hoạt động đào tạo và quản lý của mình. Vấn đề là ứng dụng công nghệ số như thế nào để mọi hoạt động của nhà trường trở nên hiệu quả hơn hẳn so với hiện tại, và cao hơn thế, làm được những việc mà trước đó, dù ao ước cũng không làm được.
Như thế, chúng ta cần hình dung một đại học số sẽ hoạt động như thế nào thông qua một mô hình quan niệm (concept model). Để dễ tiếp cận, chúng ta “đi ngược” từ những gì mong muốn nhưng chưa làm được để “giao” trách nhiệm đó cho công nghệ số.
Hoạt động trung tâm của một trường đại học là đào tạo. Mong ước của tất cả các trường đại học là:
Nếu ứng dụng công nghệ số mà giải quyết được tất cả những nội dung này thì mới khẳng định được rằng chuyển đổi số là quá trình tất yếu trong các trường đại học. Cao hơn thế, chuyển đổi số trong trường đại học phải đi trước xã hội một bước để đào tạo ra các công dân số phục vụ phát triển xã hội.
Từ các khía cạnh này, chúng ta “dựng” lên một mô hình quan niệm về trường đại học số như sau:
Phương pháp tiếp cận
Chìa khóa để xây dựng đại học số theo mô hình quan niệm trên là bộ công cụ phát triển đại học số. Bộ công cụ này gồm các thành phần như sau:
1.Hệ thống IoT làm nhiệm vụ thu thập tự động tất cả các dữ liệu về trạng thái vận động của các thực thể trong nhà trường
Sự khác biệt giữa thông minh hóa và tự động hóa (hay tin học hóa) khởi nguồn từ khả năng thu thập dữ liệu tự động theo thời gian thực của các thiết bị số (IoT) không phụ thuộc vào con người. Chính khả năng này dẫn tới phương pháp xử lý ngay khi dữ liệu phát sinh nên vụ việc được giải quyết ngay tại thời điểm xảy ra. Đây là nguồn gốc của việc hình thành các mô hình hoạt động số (digitalization). Việc trang bị hạ tầng IoT được triển khai dần, bắt đầu từ những IoT thu thập dữ liệu trạng thái của những thực thể quan trọng nhất (ở nhà trường là xoay quanh chức năng đào tạo) sau đó mở rộng dần, tạo lập đến đâu sử dụng đến đó.
2. Công cụ hỗ trợ mô tả quy trình tường minh đến nguyên công (elemental operation)
Chuyển đổi số hướng đến thay đổi quy trình hoạt động bằng cách thay thế một số hay toàn bộ công đoạn của quy trình mà trước đó do con người thực hiện bằng các cơ chế điều khiển tự động thông minh. Vì lý do này, cần phải mô tả một cách tường minh tất cả các quy trình muốn thông minh hóa. Việc mô tả này do các chuyên gia ngành (ở đây là các giảng viên và các nhà quản lý nhà trường) thực hiện. Công cụ hỗ trợ các chuyên gia thực hiện việc mô tả này là một bộ các bảng biểu và quy tắc mô tả nhằm giúp các chuyên gia xác định được các nguyên công (elemental operation) và điều kiện cụ thể để các nguyên công đó diễn ra. Chỉ riêng việc mô tả chi tiết bộ các quy trình đào tạo và quản lý trong trường đại học cũng đã là một tài sản quý vì qua đó có thể nhận biết được chính xác những gì đang diễn ra trong nhà trường ở thời điểm trước khi chuyển đổi số.
3. Bộ công cụ thiết kế và phát triển các quy trình thông minh hóa (các CPS)
Đây là bộ công cụ làm nhiệm vụ “biên dịch” các quy trình được mô tả tường minh thành quy trình điều khiển tự động thông minh. Bộ công cụ này tự động chuyển (lập trình – coding) các nguyên công đã được xác định trong bảng mô tả thành các cơ chế điều khiển tự động. Nói nôm na, đây là bộ dịch “mệnh lệnh” mà chuyên gia đã mô tả thành quy trình điều khiển tự động. Khi quy trình điều khiển tự động đã được thiết lập, chuyên gia là người kiểm nghiệm để đánh giá mức độ quy trình đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nếu điểm nào đó chưa đáp ứng, chuyên gia chỉ cần chỉnh sửa bản mô tả rồi cho thực hiện lại đến khi hài lòng. Lúc đó, quy trình điều khiển tự động này được gọi là quy trình thông minh hóa.
Về mặt bản chất, đây là quá trình xây dựng mô hình đào tạo số (digitilized training model) trong trường đại học. Quá trình này là trung tâm của nhiệm vụ xây dựng đại học số. Trong thực tiễn, quá trình này diễn ra theo 2 hướng như sau.
Thứ nhất là thông minh hóa các quy trình hiện hữu. Đây là hướng phổ biến diễn ra ở nhiều trường đại học. Lý do chính là vì người ta cần quy trì những quy trình đào tạo đã tồn tại ổn định nhiều năm. Hướng đi này có vẻ phù hợp. Tuy nhiên, nó lại đụng chạm với rất nhiều lực cản. Trước tiên là về giải pháp. Do quá trình điện tử hóa (hay tin học hóa) vẫn đang diễn ra ở các trường đại học ở Việt Nam, nên suy nghĩ tự nhiên của những người trong cuộc là tiếp tục tin học hóa ở mức cao hơn. Đây chính là nút thắt ghìm quá trình chuyển đổi số lại vì điện tử hóa (xương sống của CMCN 3) và thông minh hóa (xương sống của CMCN 4) là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Tiếp theo là về tổ chức. Chuyển đổi số làm thay đổi phương thức đào tạo và quản lý trong trường đại học kéo theo làm thay đổi cấu trúc tổ chức của nhà trường. Chúng ta biết rằng, thay đổi cấu trúc của một tổ chức luôn là vấn đề nhạy cảm và rất khó thực hiện. Tiếp nữa là thay đổi thói quen. Đây cũng là rào cản không nhỏ, đặc biệt là đối với các trường có mức độ độc lập thấp.
Thứ hai là xây dựng quy trình thông minh hoàn toàn mới. Đây là hướng đi mang lại nhiều yếu tố tích cực và mới lạ. Chuyển đổi số, trước tiên phải đáp ứng được yêu cầu là mang lại hiệu quả nhãn tiền, thấy rõ ngay khi triển khai. Một ví dụ đơn giản là thay thế phương pháp điểm danh truyền thống (do con người thực hiện) bằng hệ thống điểm danh thông minh (do hệ thống tự động thực hiện) sẽ ngay lập tức được chấp nhận vì điểm danh thông minh mang lại hiệu quả vượt trội cả về độ chính xác, thời gian thực hiện lẫn tính kinh tế. Một ví dụ khác là phát triển và sử dụng tiếp tân số, thư ký số, trợ giảng số,… sẽ nhanh chóng giảm tải cho công tác tuyển sinh, quản lý và hỗ trợ sinh viên trong học tập và sinh hoạt. Để làm việc này, nhà trường cần tập trung nhiều hơn vào việc trang bị kỹ năng sử dụng các công cụ số cho cán bộ nhà trường, trước tiên là các giảng viên. Khi đã làm chủ được các công cụ này, chính họ lại là những người hứng thú với việc sáng tạo các quy trình mới nhất và như thế, chuyển đổi số diễn ra thuận tiện nhất.
Từ đây, chúng ta thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa điện tử hóa và thông minh hóa. Điện tử hóa luôn trông cậy vào chuyên gia CNTT và phụ thuộc vào họ. Thông minh hóa là việc của chính những người trong cuộc, chuyên gia công nghệ chỉ là người cung cấp phương pháp và công cụ.
4. Hệ thống quản trị thông minh
Chuyển đổi số trong hoạt động quản lý của nhà trường hướng tới một mục tiêu rất rõ ràng là “Thu thập dữ liệu theo thời gian thực, xử lý dữ liệu tại thời điểm phát sinh và giải quyết vụ việc ngay khi xảy ra một cách tự động”. Khi làm được điều đó, mọi quy trình quản lý sẽ thay đổi theo hướng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn vì nhiều hoạt động trước do con người thực hiện thì nay do máy đảm nhiệm. Máy làm nhanh hơn, chính xác hơn con người lại luôn trong trạng thái máy học (machine learning) và học sâu (deep learning) nên hiệu quả ngày càng cao.
Tóm lại, tùy cấp độ trưởng thành số của nhà trường, tỷ trọng khối lượng công việc trong hoạt động quản lý của nhà trường do máy đảm nhiệm tăng dần. Vì thế, bộ máy quản lý tinh giảm dần nhưng hiệu quả quản lý lại tăng lên gấp bội.
Tạm kết
Xây dựng đại học số nói riêng, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục – Đào tạo nói chung cần được ưu tiên hàng đầu vì lý do đơn giản là chương trình xây dựng và phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số kéo dài nhiều năm cần có lực lượng nhân lực được đào tạo trong môi trường giáo dục đào tạo số gánh vác. Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất, không có hay không đủ lực lượng nhân lực số này, chương trình chuyển đổi số quốc gia khó thành công như mong đợi.
Sau chưa đầy 3 tháng (kể từ cuối Tháng 12/2022), trợ lý giọng nói tiếng Việt Kiki đã có thêm 100.000 lượt cài đặt sử dụng trên xe ô tô, mức tăng trưởng 50% và chính thức cán mốc 300.000 lượt cài đặt sử dụng.
MoMo là Fintech duy nhất góp mặt trong top 10 ứng dụng di động phổ biến nhất Việt Nam. Trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và thanh toán di động, ứng dụng này đứng vị trí top 1 ứng dụng phổ biến nhất cả về số lượng người dùng và thời gian sử dụng.
Schneider Electric vừa thông báo phát hành miễn phí tài liệu kỹ thuật “Cách DCIM hiện đại giúp Giám đốc Công nghệ thông tin giải quyết thách thức trong việc quản lý” và “Công cụ tính toán” (Trade Off Tools).
Hôm nay, Western Union và MoMo công bố hợp tác chiến lược, theo đó, từ nay người Việt có thể nhận tiền quốc tế Western Union từ người thân tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ qua dịch vụ của MoMo.
Ngày 17/3, tại hội thảo “AI Conference 2023: Định hình tương lai trải nghiệm khách hàng” do FPT Smart Cloud tổ chức, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, tư vấn chiến lược và tài chính – ngân hàng đã chia sẻ, thảo luận về chiến lược đổi mới trải nghiệm khách hàng dựa trên ứng dụng công nghệ, đặc biệt trí tuệ nhân tạo (AI).
Try Galaxy 2.0 là phiên bản nâng cấp mới nhất từ ứng dụng giúp người dùng trải nghiệm thế giới Galaxy mà không cần sở hữu thiết bị Samsung.
Các nhà phát triển và doanh nghiệp đã có thể dùng thử các API và sản phẩm mới giúp bắt đầu xây dựng dễ dàng, an toàn và có thể mở rộng quy mô bằng các mô hình AI tốt nhất của Google thông qua Google Cloud và môi trường tạo mẫu mới có tên MakerSuite.
BenKon, một startup Việt Nam về công nghệ tiết kiệm năng lượng, công bố hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống với tống số tiền 500 nghìn USD, dẫn dắt bởi Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo ITI (ITI Fund) – một trong những quỹ đầu tư khởi nghiệp nội địa.
Amazon Web Services (AWS) vừa công bố kế hoạch triển khai hạ tầng AWS Region tại Malaysia, mang đến cho các nhà phát triển, công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức có nhiều lựa chọn hơn để chạy ứng dụng của mình từ các trung tâm dữ liệu đặt tại Malaysia.
Keysight Technologies vừa giới thiệu ra thị trường giải pháp hiển thị giám sát mạng 5G nâng cao thông qua thiết bị giám sát lưu lượng mạng Keysight Vision X Packet Broker (NPB), giúp các nhà cung cấp dịch vụ di động cải thiện khả năng giám sát chất lượng, giảm chi phí đảm bảo dịch vụ.