Theo nghiên cứu của Visa, kinh tế Đà Nẵng đạt “mức độ không tiền mặt khả thi” – được định nghĩa là khi toàn bộ cư dân chuyển sang sử dụng thanh toán điện tử với mức độ tương đương top 10% người dùng hiện tại – có thể giúp số lượng việc làm tăng 3%, năng suất công việc tăng 3,4%, tiền lương tăng 3,1% và GDP của thành phố tăng 0,34%.
Kết quả nghiên cứu này đã được trình bày trong Smart City Summit 2019 (Hội nghị thượng đỉnh Thành phố thông minh 2019) tổ chức tại Đà Nẵng với sự tham gia phát biểu của đại diện Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Visa ước tính tổng lợi ích ròng từ việc tăng trưởng đó có giá trị 72 triệu USD mỗi năm cho kinh tế Đà Nẵng. Các kết quả được rút ra từ nghiên cứu độc lập mang tên “Cashless Cities: Realizing the Benefits of Digital Payments” (tạm dịch: Thành phố không tiền mặt: Nhìn nhận lợi ích của thanh toán điện tử) do công ty Roubini ThoughtLab thực hiện với sự ủy thác của Visa, nhằm định lượng lợi ích tiềm năng của việc gia tăng mức độ sử dụng phương thức thanh toán điện tử tại các thành phố lớn trên thế giới.
Tại Hội nghị, theo bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, chiến lược phát triển Đà Nẵng thành một thành phố không tiền mặt có thể được thúc đẩy bởi những sáng kiến về chính phủ điện tử (e-Government), chẳng hạn như giải ngân phúc lợi và hoàn thuế thu nhập trên nền tảng kỹ thuật số, thanh toán phí công tác của nhân viên nhà nước bằng hình thức điện tử, cũng như đóng thuế và các phí tiện ích trực tuyến.
Ở Việt Nam, hiện có nhiều người dân tham gia vào hệ sinh thái ngân hàng khi số lượng người sở hữu thẻ đang ngày càng tăng. Theo kết quả từ Báo cáo Thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa năm 2018, xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng vì gần hai phần ba người tiêu dùng Việt Nam tham gia khảo sát khẳng định họ mong muốn tăng cường sử dụng thanh toán số trong năm tới.
Phan Thành
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa lên tiếng cảnh báo rất nhiều thiết bị, dịch vụ tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Các nhà vệ sinh công cộng sẽ được trang bị cảm biến phát hiện cơ thể người và gửi cảnh báo cho nhân viên thành phố nếu ai đó ngồi quá 15 phút.
Cuộc thi AI for Accessibility Hackathon do Microsoft tổ chức đã tìm được 3 ý tưởng AI đại diện cho Việt Nam tiếp tục tham dự vòng loại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Tiếp nối năm 2019, Zalo AI Challenge 2019 là cuộc thi dành cho hoạt động nghiên cứu và thực hành trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam, có giải thưởng lớn hơn và nhiều đề bài thực tế hơn.
Trong tháng 10 này, Lào sẽ là thị trường nước ngoài thứ 3 của Viettel ra mắt dịch vụ 5G sau thị trường Campuchia, Myanmar.
Tối qua ngày 6/9, người dùng ở Việt Nam không thể tải được ứng dụng theo dõi chất lượng không khí khi ứng dụng AirVisual trên cả 2 kho ứng dụng Android và iOS. Ngoài việc vẫn có cách để sử dụng AirVisual thì còn khá nhiều các ứng dụng đo chất lượng không khí, ô nhiễm bụi mịn khác.
Theo một báo cáo của F-Secure, trong nửa đầu năm 2019 lưu lượng tấn công mạng từ các thiết bị IoT đã tăng 300% so với năm trước.
Các mẫu iPhone 11 mới của Apple đi kèm chip U11 với công nghệ siêu băng rộng (Ultra-Wideband, hay UWB). Đây không phải là công nghệ mới nhưng là lần đầu tiên xuất hiện trong một chiếc smartphone hiện đại.
Lỗ hổng bảo mật trên các thiết bị “cửa ngõ” và dùng chung mạng internet có thể khiến hàng loạt thiết bị IoT khác trong gia đình như máy pha cà phê, ổ khoá thông minh bị tấn công.
Ví điện tử MoMo và Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT Information System – FPT IS) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác cùng thúc đẩy việc đưa tiện ích thanh toán điện tử Ví MoMo vào các Hệ thống Quản lý Bệnh viện FPT.eHospital và Hệ thống Chính quyền Điện tử FPT.eGov mà FPT IS đang cung cấp.