Cục An toàn Thông tin sẽ ban hành văn bản hướng dẫn an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia

Ảnh minh họa.

Trong Quý II/ 2022, Cục An toàn Thông tin trực thuộc Bộ TT&TT sẽ xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn an toàn thông tin cho 35 nền tảng số quốc gia.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, nhiều ứng dụng và nền tảng số được phát triển nhưng chưa chú trọng an toàn thông tin.

Nghiên cứu của Gartner chỉ ra rằng, khoảng 60% dự án phần mềm áp dụng quy trình DevSecOps (Phát triển – An toàn thông tin – Vận hành). Tuy nhiên tại Việt Nam, khoảng 90% dự án phần mềm được phát triển chưa áp dụng quy trình DevSecOps. Những lỗi sơ đẳng trong phát triển phần mềm có thể gây ra mất an toàn thông tin nghiêm trọng. Có những nền tảng được sử dụng nhiều, nếu mất an toàn thông tin sẽ gây hậu quả khó lường.

Để giải quyết vấn đề trên, trong năm 2022, Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp ICT thực hiện quy trình phát triển phần mềm an toàn, thay đổi từ quy trình “Phát triển – Vận hành” sang “Phát triển – An toàn thông tin – Vận hành”. Sử dụng công cụ đánh giá an toàn mã nguồn phần mềm và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng an toàn thông tin cho nhân lực phát triển phần mềm.

Song song đó, Bộ TT&TT cũng sẽ triển khai Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia, các nền tảng số lớn, quan trọng, với sự tham gia của nhiều chuyên gia an toàn thông tin trong và ngoài nước.

Tháng 2 năm nay, Bộ TT&TT đã phê duyệt chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra là hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn.

Trong lần công bố thứ nhất, Bộ TT&TT đã xác định rõ 35 nền tảng số quốc gia ưu tiên tập trung phát triển. Trong đó, 20 nền tảng do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội. 15 nền tảng do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội.

Yếu tố then chốt là đảm bảo an toàn, an ninh mạng để chuyển đổi số thành công và bền vững. Chính vì thế, Bộ TT&TT đã giao Cục An toàn thông tin chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá an toàn thông tin mạng, kịp thời phát hiện, cảnh báo, hỗ trợ khắc phục lỗ hổng, điểm yếu của các nền tảng số quốc gia. Đồng thời, có hướng dẫn, hỗ trợ giám sát, bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia; cũng như tổ chức các cuộc diễn tập về an toàn thông tin mạng để tập huấn, nâng cao năng lực bảo vệ an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia.

Theo Vân Anh/ ICTNews

Có thể bạn quan tâm
Du lịch thông minh bằng MobiFone Smart Travel tại Thanh Hóa

Ngày 2/4/2022 tại Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ chính thức ra mắt sản phẩm du lịch thông minh MobiFone Smart Travel.

Huawei cam kết đầu tư mạnh vào châu Á – Thái Bình Dương dù môi trường đầy thách thức

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi đang có nhiều quốc gia đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số nhất. Trong mạch xu hướng đó, ông Jun Zhang, Giám đốc đối ngoại của Huawei đã có những chia sẻ về tầm nhìn và đầu tư của hãng thời gian tới.

4 phát minh mới giúp xây dựng tương lai xanh – sạch – đẹp

Những phát minh mới như cánh quạt tubin gió có thể tái chế hoàn toàn, công nghệ giúp chuyển đổi CO2 thành chất có giá trị, công nghệ tái chế nhựa mới,… sẽ hỗ trợ xây dựng tương lai xanh – sạch – đẹp mà con người đang hướng tới.

Hiến kế cách chuyển đổi số mang lại giá trị cao cho ngành Du lịch và Sản xuất nước ta

Một câu hỏi lớn được đặt ra là kinh tế nước ta sẽ phục hồi và phát triển như thế nào sau Covid? Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm câu trả lời, trong đó, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số là cách chủ động và mang lại kết quả nhanh nhất. Bài viết này sẽ giúp “hiến kế” những công nghệ tiên tiến mà hai ngành Du lịch và Sản xuất có thể ứng dụng triển khai sớm.

Ứng dụng tiền điện tử tăng trưởng dựng đứng 902% trong quý 4 năm 2021

Báo cáo mới về Tiền số 2022 cũng cho thấy ứng dụng tiền điện tử được ưa chuộng nhiều hơn ứng dụng giao dịch chứng khoán

QD.Tek liên doanh cùng Công ty NTT Nhật Bản xây dựng trung tâm dữ liệu tại TPHCM

Công ty cổ phần phân phối công nghệ Quang Dũng (QD.TEK), thuộc tập đoàn GREENFEED Việt Nam, và công ty NTT Global Data Centers (NTT GDC), thuộc tập đoàn NNT Nhật Bản chính thức liên doanh xây dựng trung tâm dữ liệu tại TPHCM.

Ngày chuyển đổi số tỉnh Hải Dương và kế hoạch thúc đẩy thương mại điện tử hàng nông sản

Tại sự kiện “Ngày chuyển đổi số tỉnh Hải Dương” do UBND Tỉnh tổ chức ngày 26/3, FPT đã vinh dự nhận kỷ niệm chương về việc hỗ trợ tỉnh phần mềm quản lý F0 tại nhà. Sở Công thương Hải Dương và Sàn thương mại điện tử Sendo cũng tiến hành ký kết hợp tác thương mại trong dịp này.

Cần đào tạo kỹ năng số cho hàng trăm triệu người lao động trong năm tới

Nhu cầu lực lượng lao động có kỹ năng số đang tăng lên đáng kể, đặc biệt trong thời kỳ xảy ra đại dịch Covid-19, bởi các tương tác được thực hiện trực tuyến ngày càng nhiều và điện toán đám mây đã trở thành công cụ thiết yếu để các tổ chức chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu của tình trạng bình thường mới.

Chuyển dịch bán hàng trên smartphone, Mondelez Kinh Đô thu quả ngọt

Phối hợp cùng FPT Software, Mondelez Kinh Đô Việt Nam (Mondelez) xây dựng hệ thống nền tảng bán hàng trên điện thoại cá nhân, giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm, đồng thời linh hoạt hơn để tăng doanh thu.

Google dùng AI giúp smartphone có khả năng ngăn biến chứng tiểu đường, nghe được phổi và tim

Greg Corrado, Giám đốc mảng Health AI tại Google, trong bài viết mới nhất đã cho biết tiềm năng của camera điện thoại thông minh trong việc phát hiện nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch và cảm biến của chiếc điện thoại liệu có thể nghe hiểu được tiếng phổi và tim mạch.