Công nghệ tương lai của Intel

IDF (Intel Developer Forum) là sự kiện được tổ chức thường niên dành cho các nhà phát triển, do nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới Intel chủ trì. Trong suốt quãng thời gian diễn ra sự kiện từ ngày 11 đến 13/9 vừa qua, Intel đã cho trình diễn rất nhiều các công nghệ mới, đặc biệt là những kỹ thuật truyền dẫn không dây, nền tảng xử lý mới có tên mã Haswell cùng những ứng dụng dựa trên ngôn ngữ HTML5 theo mô hình điện toán vô hình (transparent computing).

Công nghệ tương lai của Intel - image0036
 

1.    Điều khiển thông qua giọng nói trên ultrabook

Theo Intel cho biết, đây sẽ là xu hướng nhập liệu trong tương lai khi con người chuyển dần từ việc sử dụng bàn phím với giao diện đồ họa máy đến điều khiển cảm ứng và tiếp theo sẽ là giao tiếp thông qua giọng nói. Phương thức mà Intel giới thiệu là một ứng dụng nhận dạng giọng nói của Nuance có tên gọi Dragon Assistant với phiên bản thử nghiệm được hứa hẹn sẽ tung ra vào Quý 4 năm nay. Theo đó, người dùng có thể sử dụng giọng nói để tương tác với một nhân vật ảo của chương trình, tương tự như ở Siri, để tự động tìm kiếm, hiển thị nội dung cũng như khởi chạy các chương trình có sẵn trong hệ thống hay trang web một cách chính xác.

Sự tiện lợi ở tính năng này là khá rõ rệt khi người dùng không cần phải thao tác nhiều với máy tính mà chỉ cần nói và những việc còn lại sẽ được xử lý một cách tự động. Tuy nhiên, tính năng điều khiển bằng giọng nói chắc chắn đòi hỏi phải cần thêm thời gian để chứng minh liệu nó có được người dùng hưởng ứng hay không khi đa phần hiện nay các công nghệ điều khiển thông qua giọng nói vẫn còn chưa hỗ trợ đa dạng về ngôn ngữ và còn bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường xung quanh.

Công nghệ tương lai của Intel - image0018


2.    Thanh toán trực tuyến tại gia bằng NFC

Tại IDF 2012, Intel cũng rất chú trọng đến thương mại điện tử thông qua hình thức thanh toán với công nghệ NFC. Tại IDF, Intel đã cho trình diễn tính năng này bằng cách tích hợp NFC vào trong một ultrabook. Người dùng sẽ chỉ cần một thẻ thanh toán điện tử như MasterCard có hỗ trợ NFC để có thể mua hàng trực tuyến ở bất kỳ nơi nào. Quá trình xử lý diễn ra rất nhanh chóng và tiện lợi khi người sử dụng chỉ cần một thao tác rất dễ dàng là đặt chiếc thẻ lên máy tính, các thông tin cần thiết bao gồm tên người mua và địa chỉ sẽ được tự động điền vào phiếu mua hàng mà không cần phải sử dụng đến bàn phím nhập liệu.

Đây cũng là một trong các tính năng hỗ trợ người dùng rất thiết thực mà Intel dự kiến sẽ tích hợp vào trong các ultrabook trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc ứng dụng vào thực tế mà cụ thể là thanh toán thông qua công nghệ NFC thực sự phải cần nhiều thời gian hơn để người dùng thích nghi và có thể tiếp cận được với xu hướng thanh toán mới tiện lợi này.

Công nghệ tương lai của Intel - image0056


3.    Nền tảng xử lý Haswell

Là nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới, Intel cũng không quên giới thiệu về thế hệ sản phẩm mới sắp đến có tên mã Haswell, dự kiến sẽ được tung ra vào năm 2013. Haswell là nền tảng xử lý Core thế hệ 4 của Intel, được sản xuất dựa trên tiến trình 22 nm. Mặc dù sử dụng chung công nghệ đóng gói với Ivy Bridge nhưng nhờ vào khả năng tối ưu xử lý thông qua việc tích hợp những thuật toán mới nên Haswell có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng của CPU lúc rảnh rỗi lên tới 20% so với thế hệ trước đây.

Không chỉ vậy, đồ họa tích hợp ở Haswell cũng đã được cải tiến mạnh hơn nên khả năng xử lý đồ họa có thể đạt gấp đôi sức mạnh cũng như chỉ tiêu tốn một nửa lượng tiêu thụ điện năng so với IvyBridge. Đây là những kết quả khả quan trong việc tích hợp nền tảng xử lý Haswell trong dòng sản phẩm laptop hay ultrabook tương lai, có khả năng mang lại thời lượng pin tốt hơn và xử lý mạnh hơn so với dòng Ivy Bridge hiện nay.

Công nghệ tương lai của Intel - image0074


4.    Điện toán vô hình (Transparent Computing) với HTML5

Điện toán vô hình (Transparent Computbbcing) là giải pháp mà Intel mang lại cho các nhà phát triển, các lập trình viên nhằm cung cấp một phương thức để giải quyết bài toán về lợi nhuận và hao phí bỏ ra để đầu tư cho quá trình phát triển ứng dụng.

Thông thường, một ứng dụng được phát triển chỉ phù hợp với một môi trường lập trình và chạy trên một nền tảng bên cạnh số tiền bỏ ra ban đầu theo thống kê là khá lớn, chiếm một tỷ lệ không nhỏ nhưng lợi nhuận thu được lại ít. Điện toán vô hình sẽ sử dụng phương cách lập trình một lần và chạy trên đa nền tảng bằng cách tận dụng ưu thế của HTML5 nhằm giảm tối đa hao phí trong quá trình phát triển và tiếp thị ứng dụng cũng như nâng cao lợi nhuận thu lại.

Điện toán vô hình được Intel định nghĩa bởi 3 yếu tố chính bao gồm một ngôn ngữ đa nền tảng, một mô hình điện toán đám mây linh hoạt cùng khả năng bảo mật vững chắc. Trong đó, HTML5 đóng vai trò chủ chốt để thiết lập nên các ứng dụng web có thể được khởi chạy trên hầu hết các thiết bị bao gồm PC, máy tính bảng hay smartphone.

Intel cũng sẽ hoàn toàn hỗ trợ cho các nhà phát triển để xây dựng các ứng dụng web trên HTML5 thông qua “Intel Developer Zone”, một nơi mà tại đó các lập trình viên có thể gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học tập và tiếp cận những công nghệ mới mà Intel đã giới thiệu.

Công nghệ tương lai của Intel - image0094


5.    Truyền tải không dây tốc độ cao WiGig

WiGig là một chuẩn truyền tải không dây tốc độ cao mà Intel kỳ vọng có thể sẽ được ứng dụng vào thực tế trong thời gian tới. Với WiGig,  người dùng có quyền hoàn toàn tin tưởng vào việc thay thế các kết nối bằng dây thông thường như kết nối từ máy tính đến các thiết bị ngoại vi (màn hình máy tính, ổ cứng gắn ngoài) hoặc đồng bộ không dây giữa hai thiết bị… nhờ vào khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến 7 Gbps,  nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ Wi-Fi chuẩn n hiện nay.

Công nghệ tương lai của Intel - image0131


6.    Bản cập nhật Spring Meadow dựa trên công nghệ Smart Connect

Tại IDF 2012, Intel đã giới thiệu về một phiên bản nâng cấp mới dựa trên công nghệ Smart Connect hiện nay có tên mã Spring Meadow, dự kiến sẽ được tung ra dành cho thế hệ ultrabook sắp tới, cùng khoảng thời gian mà hãng đưa Haswell ra thị trường.

Về phương thức hoạt động, cứ đến mỗi thời điểm nhất định, tính năng Smart Connect sẽ tự động được “đánh thức” hệ thống theo chu kỳ và cập nhật các trạng thái cần thiết như tin nhắn, các bản nâng cấp chương trình… sau đó lại tiếp tục đi vào lại chế độ “ngủ”. Spring Meadow hứa hẹn sẽ giúp cho hệ thống có khả năng tiết kiệm năng lượng tốt hơn nhờ vào khả năng tối ưu khu vực hoạt động của CPU và giao tiếp mạng. Điều này sẽ giúp cho hệ thống luôn ở trạng thái được cập nhật mới nhất trong khi người dùng làm những công việc khác ở một chế độ tiết kiệm năng lượng tối đa.

7.    Bảo mật bằng sinh trắc học

Client-Based Authentication Technology (CBAT) là công nghệ chứng thực người dùng mà Intel giới thiệu ở IDF năm nay. Mục đích của kỹ thuật này là để nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bị ăn cắp tài khoản cá nhân bởi những lý do có liên quan đến khả năng bảo mật ở cấp thấp điển hình như sử dụng mật khẩu với chuỗi ký tự toàn số dễ nhớ như 123456… bên cạnh việc cho phép người dùng có thể sử dụng để đăng nhập ở nhiều trang web, tài khoản hệ thống mà không cần phải thao tác nhiều lần.

Công nghệ chứng thực CBAT sẽ sử dụng một cảm biến để ghi nhận những đường chỉ tay sinh học thông qua một camera. Bằng cách này, chứng thực đó không chỉ giúp tự động đăng nhập vào hệ thống máy tính mà còn có thể được tự động gửi lên những dịch vụ khác  như ngân hàng trực tuyến để đăng nhập vào đó mà không cần phải thực hiện những thao tác khác. Dự kiến, công nghệ này sẽ sớm xuất hiện trên các thế hệ thiết bị điện tử mới trong thời gian sắp tới, đặc biệt là ở các sản phẩm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

8.    Công nghệ sạc không dây thông qua Ultrabook

Tại IDF 2012, Intel đã giới thiệu một giải pháp có tên gọi Wireless Charging Technology, cho phép sạc pin của các smartphone thông qua một Ultrabook. Về góc độ kỹ thuật, công nghệ của Intel cũng sẽ sử dụng hai thiết bị đầu cuối là nguồn cung cấp và thiết bị nhận. Cụ thể tại IDF 2012, Intel sử dụng ultrabook Aspire của Acer được tích hợp một bộ sạc cộng hưởng từ và được xác định vị trí thông qua tem dán cảnh báo. Phía đầu nhận là một chiếc smartphone gắn vỏ pin hỗ trợ khả năng sạc không dây. Intel hứa hẹn trong tương lai, các bộ phận sạc cộng hưởng này sẽ được tích hợp thẳng vào laptop, ultrabook và cả smartphone thay vì sử dụng vỏ hỗ trợ như hiện nay.

Công nghệ tương lai của Intel - image0112


Lê Hiển
Tin học & Đời sống 166 – Tháng 10.2012

Microsoft tung Internet Explorer 10 Release Preview cho Windows 7

Sau thông tin về việc Microsoft đang trong quá trình phát triển Internet Explorer 10 (IE 10) dành cho Windows 7, ngày hôm nay hãng đã chính thức cho tung ra phiên bản Release Preview (RP) của trình duyệt này đến người dùng.

Nokia tiết lộ dịch vụ bản đồ trực tuyến HERE cạnh tranh với Google Maps

Nokia vừa chính thức giới thiệu về một dịch vụ bản đồ mới có tên gọi HERE nhằm cạnh tranh với các “đại diện” khác đến từ Google và Microsoft là Google Maps và Bing Map

BlackBerry Messenger 7.0 hỗ trợ thoại qua Wi-Fi

RIM đã phát hành phiên bản beta của BlackBerry Messenger (BBM), ứng dụng trò chuyện độc quyền, BBM 7.0, được trang bị tính năng gọi thoại qua Wi-Fi có tên BBM Voice.

Hiện trạng trung tâm dữ liệu năm 2012

Kết quả Khảo sát hiện trạng trung tâm dữ liệu năm 2012 của Symantec cho thấy, 79% các tổ chức trên toàn cầu khi được khảo sát đều cho rằng các trung tâm dữ liệu của họ ngày càng trở nên phức tạp.

“Mây hội tụ” chống cục bộ và phụ thuộc

Trong một nghiên cứu mới đây của IDG cho thấy, xu hướng lớn nhất của việc áp dụng điện toán đám mây (ĐTĐM) là nhanh chóng triển khai ứng dụng (chiếm 53%), đẩy nhanh sự linh hoạt để đáp ứng sự thay đổi của thị trường (chiếm 29%) và giảm các chi phí hoạt động (chiếm 18%). Tuy nhiên, các xu hướng này nếu không được thực hiện đúng, có thể tạo ra “đám mây” cục bộ, gia tăng sự phức tạp, rủi ro và bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Windows không còn nằm trong danh sách 10 sản phẩm dễ bị tấn công

Theo báo cáo quý 3, năm 2012, các chuyên gia của Kaspersky Lab cho biết gián điệp mạng đã có sự thay đổi về vị trí hoạt động của mình và dẫn đến thay đổi của 10 sản phẩm hàng đầu dễ bị tấn công thông qua các lỗ hỗng bảo mật.

Windows 8 – bình minh cho một thế hệ phần cứng

Ngay từ những ngày đầu và cho cả đến bây giờ, những ý kiến và bình luận vẫn thể hiện sự lo lắng rằng Windows 8 sẽ là một “Vista thứ hai”, một “ME thứ hai” theo quy luật chẵn lẻ giữa các lần phát hành của Microsoft.

Quan điểm bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam rất khác so với các nước

Đó là nhận xét của ông Patrick Sharbaugh, giảng viên môn Truyền thông Chuyên nghiệp trường ĐH Quốc tế RMIT tại Việt Nam trong một nghiên cứu gần đây do chính ông thực hiện.

Sẽ có IE10 cho Windows 7 vào hôm nay

Internet Explorer 10 (IE10) đã có mặt trên Windows 8 từ lâu, tuy nhiên trên Windows 7, người dùng vẫn phải sử dụng IE9. Điều này khiến Microsoft chưa thể giành lại thị phần trình duyệt từ Chrome hay Firefox.

Firefox OS, mở vào thị trường di động

Cho dù thị trường hệ điều hành di động đang được nắm giữ bởi iOS, Android và Windows Phone thì Mozilla vẫn dự định bổ sung một nhân tố mới: Firefox OS. Liệu một công ty mã nguồn mở có thể mang gì đến cuộc chơi vốn đã đông đúc và có đủ để xoay chuyển tình thế?