Công nghệ dẫn dắt chiến lược – chìa khóa chuyển đổi số

Ngày trước, xây dựng chiến lược rồi chọn công nghệ phù hợp để thực hiện. Ngày nay, có hiện tượng lạ là đảo ngược lại, dựa vào công nghệ mà xây dựng chiến lược phát triển. Có không ít việc, nếu cứ tư duy như cũ thì vừa không giải quyết được vấn đề, vừa thêm rối mà tư duy theo cách mới lại mở ra cả chân trời.

Ví dụ 1: Công nghệ in 3D

Trước đây, những nhà thiết kế xây dựng không có ấn tượng gì nhiều với công nghệ in truyền thống. Tuy nhiên, khi công nghệ 3D xuất hiện thì họ đã nghĩ lại. Từ nguyên lý in 3D, các nhà thiết kế xây dựng thiết kế ra thiết bị “in” ra ngôi nhà theo đúng cách mà máy in 3D in ra sản phẩm 3 chiều. Vật liệu xây dựng được in 3 chiều cho từng chi tiết một, đến khi đông cứng thì hoàn thành ngôi nhà! Cách xây dựng này phá vỡ các nguyên lý xây dựng đã có từ hàng trăm năm nay và buộc các nhà hoạch định chính sách, các nhà thầu xây dựng phải thay đổi chiến lược phát triển của mình.

Công nghệ dẫn dắt chiến lược – chìa khóa chuyển đổi số - vd1
Nhà xây bằng công nghệ in 3D (Nguồn: Digitalfuture)

Ví dụ 2: Grab

Uber hay Grab đều là các mô hình vận chuyển hành khách hoàn toàn mới so với taxi truyền thống. Mô hình này dựa trên nguyên lý kinh tế chia sẻ để chia sẻ những tài nguyên nhàn rỗi trong xã hội nhằm tạo ra giá trị gia tăng phục vụ xã hội. Tài nguyên nhàn rỗi ở đây là người lái xe và xe khi đã hoàn thành công việc chính của mình, còn dư thời gian có thể tham gia vận chuyển người có nhu cầu di chuyển. Trên thế giới, có hàng trăm triệu người và xe ô tô tìm được khoảng trống thời gian như vậy và họ sẵn sàng tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển để có thêm thu nhập. Việc này chỉ có thể làm được nhờ ứng dụng các công nghệ số, trước tiên là công nghệ IoT, Big data, AI và Fintech. Sự xuất hiện của mô hình Uber hay Grab cũng khép lại một nghề truyền thống có từ xa xưa là taxi. Đó là sự thay đổi khách quan dưới tác động của những công nghệ mới.

Ví dụ 3: Logistics

Logistics luôn là mối quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư khi quyết định sẽ đầu tư ở đâu vì đối với họ, chi phí logistics là một gánh nặng. Như thế, nơi nào có chi phí logistics thấp nhất sẽ có sức thu hút đầu tư mạnh nhất. Ở nước ta, chi phí logistics thuộc loại rất cao, trung bình chiếm vào khoảng 25% doanh số, nơi cao thì vượt quá 30%. Lý do thì nhiều nhưng tóm lại ở vài yếu tố: thứ nhất là không có cảng trung chuyển quốc tế đúng nghĩa, thứ hai hệ thống giao thông thiếu liên kết và thứ ba là mạng lưới cung ứng dịch vụ logistics rời rạc, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau. Nhiều đề án đã được đề xuất, nhiều nỗ lực được triển khai nhưng thực tế cho thấy chưa có chuyển biến nào rõ rệt bởi chúng vẫn dựa trên lối tư duy truyền thống.

Trên thế giới, dưới tác động của công nghệ số, logistics đang dịch chuyển sang một dạng thức mới là logistics số (digital logistics) theo nguyên tắc “Tự động hóa thông minh tối đa những công đoạn mà máy có thể làm thay người”. Người ta chia chuỗi dịch vụ logistics ra thành các công đoạn, chi tiết đến từng nguyên công (elemental operation) rồi từ đó xem xét nguyên công nào có thể giao cho máy thực hiện để thiết kế các cơ chế tự động thông minh (các CPS) đảm nhiệm việc thực hiện nguyên công đó, sau đó ráp nối các công đoạn người – máy đó lại thành một quy trình mới. Quá trình vận hành, rà soát các quy trình này giúp hoàn thiện dần một phương thức cung cấp dịch vụ logistics mới có độ trưởng thành số ngày càng tăng. Theo xu thế này, logistics trở thành một trong những ngành thực hiện chuyển đổi số nhanh nhất. Trong tương lai gần, hàng loạt các dịch vụ logistics được tự động hóa ở mức cao như kho thông minh, bốc xếp thông minh, kiểm hoá thông minh,… Việc tối ưu trên từng công đoạn dựa vào cơ chế thông minh hóa giúp giảm chi phí logistics một cách chủ động và có thể đo lường được. Vì thế, trừ những gì là bất khả kháng (ví dụ chưa có cảng trung chuyển quốc tế), còn lại đều có thể giải quyết được dựa trên ứng dụng công nghệ số và những thành tựu của CMCN 4 bằng cách tăng năng suất lao động và giảm chi phí trên từng công đoạn cung cấp dịch vụ logistics.

Công nghệ dẫn dắt chiến lược – chìa khóa chuyển đổi số - vd3
Logistics số – hướng phát triển chung của logistics toàn cầu (Nguồn: ICT Vietnam)

Ví dụ 4: Chống xâm mặn

Khi khí hậu biến đổi, nước biển dâng thì hiện tượng xâm mặn diễn ra ở vùng duyên hải là một hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, do quen với tập quán sản xuất và sinh hoạt với nước ngọt, người ta tìm mọi cách để ngăn xâm mặn. Theo lối tư duy tuyến tính, nhiều sáng kiến đã được đề ra và thực hiện như đào hồ chứa nước ngọt, xây kè, cống ngăn mặn,… Nhưng vẫn không chặn được đà xâm mặn, ngược lại, vùng bị xâm mặn ngày càng rộng, ở ĐBSCL là một ví dụ.

Vậy, có cách nào giải quyết được vấn đề này không? Chắc chắn là có nhưng phải thay đổi phương pháp tư duy, phải dựa vào những công nghệ tiên tiến để định hướng cho chiến lược chống xâm mặn. Phương pháp đó là “Mượn tự nhiên để giải quyết những vấn đề của tự nhiên”. Sự xâm mặn diễn ra ở dưới đất, nơi nước mặn lấn sâu vào đất liền vì thế cách “đẩy” nước mặn ra phía biển chỉ có thể dựa vào nước ngầm dưới đất (underground water). Chúng ta biết rằng nước ngọt chỉ chiếm 3% trong tổng lượng nước trên địa cầu, 97% là nước mặn. Trong 3% đó thì nước mặt (sông, suối, hồ, đầm,…) chỉ chiếm 0,3% còn nước dưới đất chiếm tới 30,1%. Muốn đẩy nước mặn ra biển thì phải nâng mực nước ngọt ngầm dưới đất (underground water table) lên mức cao hơn mực nước biển. Để làm chuyện đó, người ta tạo ra các cơ chế đưa nước mặt xuống đất. Rõ ràng chúng ta đang lãng phí một lượng lớn nước ngọt sinh ra từ những cơn mưa gây ngập lụt nhiều nơi, nhất là vào mùa mưa. Khối lượng nước đó không là gì so với thể tích có thể chứa nước dưới đất. Khi đưa xuống, chúng sẽ làm mực nước ngầm dâng cao, khi lên sát mặt đất, nó tự đẩy nước mặn ra biển. Đó là cách chống xâm mặn tự nhiên và bền vững nhất.

Công nghệ dẫn dắt chiến lược – chìa khóa chuyển đổi số - vd5
Sẽ không có xâm mặn khi mực nước ngầm cao hơn mực nước biển (Nguồn: USGS)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kinh tế mặn mang lại nhiều giá trị cao hơn kinh tế ngọt. Vì vậy, sự xâm mặn cũng có những khía cạnh tích cực của nó. Ở các tỉnh duyên hải ở ĐBSCL người dân sáng tạo phương pháp trồng lúa xen nuôi tôm nước mặn cho thu nhập cao hơn cả chục lần so với chỉ trồng lúa. Như thế, chủ động tái cơ cấu kinh tế để thích ứng với biến đổi khí hậu mới là cách chủ động và thực tế hơn cả.

Rõ ràng, các công nghệ địa chất thủy văn, vật lý địa cầu với sự hỗ trợ của các công nghệ số là nền tảng cho việc tư duy hoạch định chiến lược phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ví dụ 5: Du lịch

Tất cả các địa phương đều mong muốn phát triển du lịch, mong khách du lịch tới nhiều hơn, thời gian lưu trú lâu hơn, mua sắm nhiều hơn,…  nhưng làm thế nào thì không phải ai cũng biết. Khách du lịch tới đâu cũng muốn mua hàng đặc sản địa phương (nhất là khách nội địa), muốn có đủ thông tin, muốn chọn tour theo ý mình và không muốn phải mặc cả, bị chèo kéo hay tệ hơn là bị chặt chém khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Các cơ quan chức năng và công ty du lịch đã tìm nhiều cách để cải thiện tình hình nhưng thực tế cho thấy bức tranh chung không mấy thay đổi. Nguyên nhân chính có lẽ là những nỗ lực đó vẫn dựa trên lối tư duy truyền thống.

Trong thời đại số, các công nghệ số mở ra những khả năng mới. Những gì khách du lịch phàn nàn thì giao cho máy thực hiện. Khách không thanh toán bằng tiền mặt mà bằng thẻ token cho mọi khoản chi theo giá niêm yết. Ví dụ, khách du lịch có thể mua các đặc sản của địa phương với thông tin đầy đủ về sản phẩm dựa vào hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, mua trực tiếp từ tủ bán hàng thông minh hay đặt mang tới tận phòng một cách dễ dàng và tin cậy với chi phí thấp hơn giá chợ.

Công nghệ dẫn dắt chiến lược – chìa khóa chuyển đổi số - vd6
Mô hình bán hàng thông minh tại Đà Nẵng (ảnh của tác giả)

Lợi ích và sự hài lòng mà khách du lịch có được là đảm bảo chắc chắn cho ngành Du lịch địa phương phát triển vì trải nghiệm khách hàng luôn là thước đo quan trọng hơn cả.

Kết luận

Trong kỷ nguyên CMCN 4, công nghệ luôn dẫn dắt chiến lược phát triển. Đó là những công nghệ tiên tiến nhất của thời đại, chúng xuất hiện như những đợt sóng không ngừng, cái trước bắt đầu chững lại thì cái mới đã sẵn sàng thay thế. Cứ như vậy, chiến lược thay đổi không ngừng và con người luôn trong trạng thái khám phá, làm chủ và chinh phục. Đó là điểm đặc sắc trong quá trình tiến hóa của nhân loại trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ ngày nay./

Có thể bạn quan tâm
Điện thoại Xiaomi sản xuất tại Việt Nam, bán cho thị trường Đông Nam Á

Lô smartphone Xiaomi đầu tiên do công ty DBG Technology (Việt Nam) sản xuất đã được chuyển đến kho vận của Digiworld, nhà phân phối chính thức của Xiaomi tại thị trường Việt Nam.

Vingroup và Intel ký biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược công nghệ

Vingroup công bố việc ký Biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác chiến lược với Intel trong 5 lĩnh vực: các giải pháp Thành phố thông minh hỗ trợ 5G; Quy trình sản xuất thông minh; Chiến lược đa đám mây; Trí tuệ nhân tạo và Hệ thống trợ lái nâng cao ADAS dựa trên công nghệ Mobileye.

Đổ xăng Petrolimex thanh toán quẹt thẻ Visa

Visa và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức triển khai thanh toán thẻ không tiếp xúc Visa tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên toàn quốc.

4 công nghệ sản xuất và truyền tải năng lượng sẽ thay đổi thế giới

Nhu cầu điện toàn cầu đang tăng trưởng liên tục với 5% trong 2021 và 4% trong 2022. Với sự xuất hiện của hàng tỉ thiết bị điện mỗi ngày, năng lượng càng lúc càng trở nên cần thiết. 4 công nghệ không tưởng dưới đây sẽ làm thay đổi cách hình dung về điện.

Hợp tác xã và nông dân ĐBSCL được tập huấn chuyển đổi số

Hơn 100 hợp tác xã nông nghiệp, nông sản khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được tập huấn phổ biến kiến thức chuyển đổi số và chiến lược bán hàng trực tuyến

Schneider Electric Việt Nam và Tân Á Đại Thành hợp tác xây dựng giải pháp cho Khu đô thị thông minh

Schneider Electric Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Tân Á Đại Thành, về việc sẽ cùng nghiên cứu và triển khai các giải pháp kỹ thuật số cho Khu đô thị Thông minh thuộc lĩnh vực bất động sản mà tập đoàn đang tập trung đầu tư phát triển.

Viện Hàng không Vũ trụ Viettel có sáng chế được bảo hộ độc quyền ở Mỹ

Tháng 5/2022, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX), một thành viên thuộc Tập đoàn Viettel chính thức được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho hai công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu.

DX Summit 2022: Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số

Tham dự sự kiện Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022 (Vietnam – ASIA DX Summit 2022), tập đoàn FPT đã trình diễn hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện Made by FPT đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số thành công tại nhiều tỉnh thành địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phần mềm số hóa quy trình tín dụng của công ty Việt được ngân hàng ứng dụng

Phần mềm SAALEM – Giải pháp số hóa Quy trình nghiệp vụ tín dụng do công ty CPDV Công nghệ Tin học HPT phát triển, đạt giải Sao Khuê năm 2022, đã được triển khai toàn hàng cho một ngân hàng lớn từ tháng 6/2020 đến nay.

Viettel thực hiện chuyển đổi số công tác hậu cần quân đội

Ngày 23/5/2022, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết chương trình phối hợp thực hiện chuyển đổi số công tác hậu cần quân đội giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030.