Công nghệ chiếu xạ Việt Nam yếu và thiếu

Cả nước chỉ có 5 trung tâm chiếu xạ vừa thực hiện công tác nghiên cứu vừa thương mại. Lĩnh vực chiếu xạ Việt Nam có tiêu chuẩn chiếu xạ hạn chế, sản phẩm chiếu xạ chưa đáp ứng được yêu cầu khi xuất khẩu. Sự yếu kém về công nghệ đang khiến nhiều sản phẩm của Việt Nam thua thiệt so với nước ngoài, đặc biệt thua thiệt khi vào thị trường Mỹ. Công nghệ chiếu xạ là gì, ảnh hưởng thế nào đến việc xuất khẩu nhiều mặt hàng và vì sao phải đẩy mạnh công nghệ này ở nước ta?

Chiếu xạ, cần thiết thế nào?

Công nghệ chiếu xạ Việt Nam yếu và thiếu - ScreenShot2012 10 22at3.48.35PM1

Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quốc Hiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ (Vinagamma), chiếu xạ là công nghệ thân thiện với môi trường, có khả năng chế tạo những sản phẩm mới, được sử dụng phổ biến trong khử trùng dụng cụ y tế, dược phẩm và mỹ phẩm, chiếu xạ thực phẩm giảm vi sinh vật gây bệnh, tốt cho môi trường…

Tiến sĩ T.Kume chuyên gia công nghệ hạt nhân Nhật Bản chia sẻ, ứng dụng bức xạ (công nghệ chiếu xạ) là để giảm nhiệt vi sinh vật, bức xạ sẽ làm đứt gãy ADN. Sau khi đứt gãy vi sinh vật sẽ chết. Sau khi chiếu xạ, thực phẩm loại trừ hay giảm thiểu hẳn vi trùng gây bệnh hay vi sinh có hại khác đe dọa sức khoẻ con người khi sử dụng thực phẩm. Nhiều loại vi sinh có mặt trong thực phẩm và từng gây nhiều dịch bệnh cho con người như: Salmonella, Escherichia coli 0157:H7, Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, Camylobacter jejuni và Toxoplasma gondii… Hiệu ứng này sau đó sẽ được khử trùng và chiếu xạ. Ở Nhật có 3 phương pháp được sử dụng để khử trùng. Phương pháp khử trùng bằng máy gia tốc điện tử được Nhật thực hiện từ năm 2006. Máy gia tốc có khả năng vắcxin không cao nhưng năng suất khử trùng rất cao, vì vậy loại máy này sẽ là phương tiện rất có triển vọng trong khử trùng y tế. Một số dịch vụ y tế sử dụng bức xạ để khử trùng các dụng cụ như: chỉ tiêu, gang tay y tế, kim tiêm, dây truyền nước dịch… Tất cả các dụng cụ này khi chiếu xạ không được để xảy ra phóng xạ.

Nhật cũng đã thực hiện chiếu xạ thực phẩm để giảm tác nhân gây bệnh từ thực phẩm như: chứng run; giảm sự chậm chín của trái cây, kéo dài thời gian thương mại; giảm nhiệt trong côn trùng ở trái cây; hạn chế nảy mầm đối với hành tây, khoai tây; thay thế việc dùng hoá chất xông hơi; kéo dài (độ tươi) của thực phẩm; chiếu xạ thực phẩm…

 Từ năm 1961 một nhóm chuyên gia quốc tế đã thảo luận về an toàn thực phẩm chiếu xạ nhưng mãi đến năm 1980 nhóm chuyên gia về hỗn hợp giữa các tổ chức Y tế thế giới (Who), Nông Lâm thế thới (FAO), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã chấp nhận chuẩn y dưới 10 kGy là không gây bất cứ độc hại nào. Nhưng đến 1983 quy định này mới được khởi tạo và đến 2003 Hội đồng Codex về thực phẩm xác định không có rối loạn dưới 10 kGy, vì vậy chiếu xạ thực phẩm có thể trên 10 kGy. Mặc dù thực phẩm chiếu xạ có những lợi ích nhất định nhưng trên thế giới không phải nước nào cũng chấp nhận.  Hiện có 7 nước trên thế giới có khối lượng thực phẩm chiếu xạ lớn gồm: Nhiều nhất là Trung Quốc; tiếp đến là Mỹ; Ukraine; Brazil; South Africa; Việt Nam và Nhật Bản.

Hầu hết các nước này đều là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta. Tiến sĩ T.Kume cho biết, tổng sản lượng trái cây, gia vị, ngũ cốc… nhập khẩu vào Mỹ tăng từ 92 đến 93 ngàn tấn/năm. Trong đó, năm 2010 trái thanh long của Việt Nam (loại trái duy nhất của Việt Nam đạt tiêu chuẩn phóng xạ được Mỹ chấp nhận) mới chiếm được khoảng 850 tấn. Nhưng chấp nhận mới đây của Mỹ cho phép thanh long của Thái Lan và một số trái cây khác của nước này. TS. T.Kume bày tỏ e ngại cho sự cạnh tranh giữa thanh long của Việt Nam với Thái Lan khi cùng đưa vào Mỹ để chiếu xạ. “Việc đem thanh long vào Mỹ để chiếu xạ được dự báo có rất nhiều rủi ro cho các DN Việt Nam: địa điểm đặt các nhà máy chiếu xạ tại Mỹ và giá chiếu xạ các DN rất mù mờ. Nếu vị trí đặt các nhà máy chiếu xạ quá xa với các siêu thị, có thể sẽ đội phí vận chuyển của các DN; Quá trình vận chuyển từ Việt Nam qua Mỹ với hành trình thời gian rất dài sẽ dẫn đến hao hụt sản phẩm. Nếu sản phẩm đưa qua Mỹ chiếu xạ không đạt tiêu chuẩn bị trả về sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho các DN…” ông Trần Đức Đạt cùng nỗi lo lắng.
Công nghệ chiếu xạ Việt Nam yếu và thiếu - ScreenShot2012 10 22at3.52.17PM

 

Một lĩnh vực khác cũng đang được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, nhấn mạnh đến đó là khử trùng dụng cụ y tế của Việt Nam hiện nay. Hiện, Việt Nam chưa có nguồn chuẩn nào để khử trùng. Nguồn của các Trung tâm đều là nguồn đa năng, trong khi đó y tế rất cần nguồn chuyên biệt, cần những thiếu bị đã được chuẩn y các tiêu chuẩn của thế giới, để khi sử dụng các thiết bị này sản phẩm y tế, dược phẩm… của Việt Nam có thể đi vào bất cứ nước nào. Hay lĩnh vực biến tính vật liệu do không có công nghệ chiếu xạ hiện đại nên Việt Nam không tạo ra được những sản phẩm vật liệu tốt phục vụ cho nhu cầu trong nước mà phải đi nhập khẩu bên ngoài, với giá thành rất cao.

Chỉ mới đáp ứng 20% nhu cầu

Ở Việt Nam cả nước hiện nay có 5 Trung tâm chiếu xạ gồm: HIC, API, Sơn Sơn, Vinagamma, Thái Sơn. Nhưng theo ông Trần Đức Đạt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ (RTTC), sở KHCN TPHCM, 5 trung tâm này mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu dịch vụ chiếu xạ. Trong khi đó, Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quốc Hiến cho biết nhu cầu chiếu xạ hiện nay rất nhiều. Trong 5 trung tâm chiếu xạ có 3 trung tâm vừa hoạt động nghiên cứu và thương mại. Đối với công tác nghiên cứu gặp khó khăn khi muốn sản xuất thử, do không có kinh phí nên Việt Nam vẫn chưa sản xuất được công nghệ chiếu xạ nào mà hầu hết phải nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, với giá thành rất cao. Còn chiếu xạ dịch vụ (thương mại) không có máy chuyên biệt, mà mới chỉ đầu tư được máy chiếu xạ đa năng nên sản phẩm chiếu xạ rất khó đạt tiêu chuẩn chung của thế giới. 2 trung tâm còn lại chỉ tập trung vào thương mại, mặc dù về tổ chức họ cũng có phòng thí nghiệm nhưng thiếu nhân lực đủ tầm để thực hiện điều này!

Chiếu xạ có thể dùng 3 loại nguồn: Nguồn phát bức xạ tia Gamar (Coba 60), Gia tốc điện tử và máy gia tốc điện tử TX. Việt Nam có nghiên cứu nhưng mới chỉ tập trung vào tính năng tác dụng, khả năng áp dụng chứ chưa hướng đến nghiên cứu. Hiện Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Pháp, Bỉ, Canada… đã sản xuất được các loại nguồn này. Trong đó, máy gia tốc điện tử liên doanh IBA của Bỉ và Pháp hiện có giá thành cao nhất, loại giá rẻ nhất là của Trung Quốc.

Năm 2002, Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn đã đầu tư mua thiết bị chiếu xạ theo tiêu chuẩn Pasteur và dùng kỹ thuật chiếu xạ của Mỹ với giá 20 triệu USD, thuê 5 chuyên gia i Mỹ với chi phí 150.000 USD mỗi tháng (thực hiện trong vài tháng) để lập chương trình vận hành, huấn luyện công nhân. Loại máy Sơn Sơn đang dùng là máy gia tốc Linac 5MeV/620mA/150kW theo công nghệ tiên tiến của Mỹ dùng để xử lý thực phẩm, vật dụng y tế, xử lý đá quý…Đây là công nghệ diệt khuẩn bằng tia X, hoạt động theo nguyên tắc dùng điện năng tạo dòng lớn (620mA) các điện tử nhanh (5MeV) và được gia tốc đến gần tốc độ ánh sáng nhờ hệ thiết bị (súng điện tử, máy Klystron RF và máy gia tốc thẳng cộng hưởng LINAC) tạo ra, được hệ nam châm điện làm quét đều lên bề mặt tấm chuyển đổi làm phát ra tia X bức xạ hãm năng lượng dưới 5MeV (mức cực đại cho phép chiếu xạ thực phẩm). Hàng hoá xếp khít trên khoang tải được vận chuyển liên tục tới buồng chiếu xạ (được điều khiển bằng phần mềm kiểm soát logic chạy theo chương trình khớp với liều cần thiết cho mỗi lô hàng), bảo đảm toàn bộ hàng hoá được xử lý tia X đúng liều lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
 
Chiếu xạ bằng tia X theo công nghệ của Mỹ

Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ (Vinagamma) sử dụng máy chiếu xạ nguồn Cobalt-60, SVST-Co60/B (của Hungary); Máy gia tốc chùm tia điện tử, UELR-10-15S2 (Nga) cho mục đích nghiên cứu phát triển và thương mại (chiếu xạ dịch vụ).

Thiết bị chiếu xạ UERL-10-15S2 thuộc loại LINAC, gia tốc electron bằng sóng cao tần (Hight Frequencies) qua cấu trúc gia tốc cộng hưởng (resonators of accelerating structure); thiết bị có 2 đầu phát đối xứng; sản phẩm chiếu xạ được vận chuyển bằng hệ thống băng chuyền (conveyer). Electron sau quá trình gia tốc đạt năng lượng 10 MeV, cường độ dòng cực đại là 1,5 mA, năng suất xử lý cực đại tương ứng 15kW; tương đương năng xuất xử lý của của một máy Co60 có hoạt độ 1,2 MCi.

Thiết bị chiếu xạ gamma Cobalt-60 là loại SVST-Co60/B công nghiệp đa chức năng do Viện Đồng vị (Hungary) thiết kế và chế tạo. Thiết bị được đưa vào vận hành từ ngày 15.3.1999 với hai mục đích chính là chiếu xạ khử trùng dụng cụ y tế và thanh trùng thực phẩm.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hiến, Giám đốc Vinagamma cho biết, hai nguồn chiếu xạ này của trung tâm hiện không đủ để đáp ứng nhu cầu chiếu xạ dịch vụ, hàng hóa đưa đến chiếu xạ quá tải. Trung tâm cũng không thể mở rộng phát triển đầu tư thêm cơ sở, máy móc do quỹ đất có hạn.
Các tổ chức ủng hộ sử dụng công nghệ chiếu xạ

Các cơ quan an toàn y tế ở 39 quốc gia đều đã chấp thuận cho chiếu xạ khoảng 40 thứ thực phẩm, từ gia vị, hương liệu tới hạt ngũ cốc, thịt gia cầm rút bỏ xương, đến rau quả tươi. Thực phẩm được đi qua nguồn tia Ion hoá hoặc tia gamma, tia X hay tia điện tử. Thời gian phơi thực phẩm trước nguồn chiếu có năng lượng nhất định nào đó sẽ quy ra liều chiếu. Các liều thường dùng chiếu xạ thực phẩm không làm cho nó thành phóng xạ.

Tất cả các thực phẩm chiếu xạ đều được dán nhãn. Ngoài những điều phải viết rõ thực phẩm “đã chiếu xạ” còn có 1 “logo” “Radura” đặc trưng được dán lên bao bì thực phẩm đã chiếu xạ.

WHO ( World Health Organization- tổ chức y tế thế giới) cho rằng: Chiếu xạ thực phẩm là quá trình đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng. Nó bảo đảm cung cấp thực phẩm an toàn và bổ dưỡng hơn “vì có khả năng tiêu diệt mầm bệnh trong thực phẩm rắn”. Kể từ khi Pasteur áp dụng thanh trùng sữa tươi đến nay thì chiếu xạ có thể được coi là đóng góp to lớn nhất cho y tế cộng đồng mà nền KHCN thực phẩm đã đem lại.

FAO (Food and Agriculture Organization): Việc chiếu xạ thực phẩm hiển nhiên là không độc hại và không gây biến đổi chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

 FAO/IAEA/WHO (uỷ ban thanh sát liên hợp):  Việc chiếu xạ cũng giống như xử lý thực phẩm bằng nhiệt hay đông lạnh được dùng trong việc bảo quản thực phẩm kể từ 1976.
USDA (cơ quan nghiên cứu nông nghiệp): Là một biện pháp thay thế hiệu quả và an toàn cho methyl oxide, chiếu xạ không gây ra thêm hiệu ứng có hại nào.

ICGFI (International Consultative Group on Food Irradiation-Nhóm tư vấn quốc tế về chiếu xạ thực phẩm): Không có nguy cơ nào về an toàn thực phẩm kèm theo với công nghệ chiếu xạ.

Hiêp hội Y tế Hoa Kỳ: Sử dụng kỹ thuật này vì lợi ích an toàn thực phẩm. Trên 90.000 tấn hương liệu và gia vị, rau khô đã được chiếu xạ để cung ứng thị trường ở 20 quốc gia, tính riêng trong năm 2000.

 Hải Thanh
Tin học và Đời sống T9/2012 

 

Oracle giới thiệu giải pháp quản trị và quản lý rủi ro mới

Ngày 15/10/2012, Bộ phận Giải pháp Tài chính Oracle Financial Services đã giới thiệu 2 giải pháp mới: Quản trị và quản lý tuân thủ quy định Oracle Financial Services Governance-Compliance Management (OFSG-CM), và giải pháp Phân tích rủi ro tác nghiệp Oracle Financial Services Operational Risk Analytics (OFSORA) với khả năng cung cấp chức năng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong ngành về kiểm toán, tuân thủ quy định, đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh và quản lý thay đổi.

Giải pháp CNTT cho du lịch phát triển: Dễ triển khai, nhiều lợi ích

Hơn 40 nhà cung cấp giải pháp CNTT ngành du lịch đã tham gia giới thiệu sản phẩm tại hội thảo “CNTT và phát triển du lịch” tổ chức ở Khánh Hòa đầu tháng 6/2012. Điều này co thấy thị trường giải pháp ngành du lịch khá đa dạng từ phần cứng đến phần mềm, các giải pháp thương mại điện tử, tiếp thị trực tuyến, các giải pháp quản lý bán hàng, quản lý tổng thể và nhiều thu hút… Dưới đây là một số chia sẻ của các nhà cung cấp giải pháp CNTT cho du lịch Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung như Intel, Khả Thi, Tekde, Bizzon… về cách chọn lựa, nhu cầu, chi phí của các giải pháp.

Thư viện lên mây: Nhẹ tiền, tra cứu tiện

Sau một thời gian tìm kiếm giải pháp phù hợp ứng dụng cho thư viện điện tử, trường Đại học Luật TPHCM đã ứng dụng giải pháp thư viện điện tử trên nền điện toán đám mây (iDragon Cloud) của Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số. Giải pháp hiện đang được triển khai ở giai đoạn 2 nhưng đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kết quả này khiến giải pháp có thể đạt mục tiêu thương mại hóa – xây dựng kho dữ liệu phục vụ cho đa số người dùng…

Những phương thức bảo mật di động doanh nghiệp cần tuân thủ

Không chỉ rủi ro liên quan tới di động và việc nhân viên có thể mang thiết bị cá nhân tới môi trường làm việc đôi khi bị xem thường, cùng với xu hướng tất yếu ứng dụng di động trong kinh doanh hiện nay đã thực sự khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phải gánh chịu tổn thất lớn. Bản Báo cáo hiện trạng di động mới nhất của Symantec đã chỉ ra rằng mức độ tổn thất trung bình liên quan tới tính di động mà các DNVVN phải gánh chịu trong năm 2011 là 126.000 đô-la Mỹ. Dưới đây là những phương thức theo ông Alex Ong, Giám đốc Symantec Việt Nam các DNVVN nên cân nhắc tuân thủ:

Dassault Systèmes hỗ trợ Việt Nam nền tảng thiết kế sáng tạo bền vững

Ngày 14/9/2012, Dassault Systèmes – công ty trực thuộc 3DEXPERIENCE chuyên về phần mềm thiết kế 3D và các giải pháp Giả lập 3D (3D Digital Mock Up), Quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management – PLM) đã công bố thỏa thuận với Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (Vietnam Cleaner Production Centre – VNCPC) để thúc đẩy hoạt động sáng tạo sản phẩm sạch tại Việt Nam.

Vmware phát kiến mô hình vận hành đám mây mới

Nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết những thách thức hoạt động liên quan tới việc xây dựng, vận hành, phân bổ nhân sự cũng như đánh giá một tổ chức CNTT có năng lực cao, VMware – hãng chuyên về hạ tầng ảo hóa và đám mây vừa ra mắt Tài sản sở hữu trí tuệ – mô hình điện toán đám mây mới mang tên Cloud Ops IP (Cloud Ops Intellectual Property), đi kèm với các dịch vụ tư vấn, giáo dục và chuyển đổi.

Dragon Dictation –hiểu tiếng Việt như người Việt

Siri của Apple, S-voice của Samsung rất thú vị, khi nhận diện tiếng nói qua công nghệ điện toán đám mây nhưng điều đáng tiếc cả 2 “cô thư ký” này vẫn chưa thể hiểu được một từ tiếng Việt nào. Ứng dụng nhận diện giọng nói Dragon Dictation của tập đoàn Nuance Communications, Mỹ khác hẳn, nghe và hiểu cũng như hoàn thành các thao tác của người dùng bằng tiếng Việt hoàn chỉnh. Ứng dụng am hiểu tiếng Việt như một người Việt.

Microsoft chính thức công bố về Windows 8 RTM

Sau 2 năm phát triển, hôm qua (01/08), Microsoft đã chính thức công bố hoàn tất phát triển Windows 8 và phiên bản RTM sẽ được đến các đối tác OEM trong vài ngày tới để đảm bảo các sản phẩm dùng hệ điều hành mới này được phát hành đúng vào ngày 26/10 tới đây.

Nghe nhạc trên “đám mây” cùng với Kleii Meida Streaming

Quản lí bộ sưu tập nhạc, phim trong kho lưu trữ trên “mây” và đồng bộ chúng với các thiết bị nghe nhạc chưa bao giờ dễ dàng hơn với ứng dụng KMedia Streaming.

Internet giúp người lớn tuổi giảm trầm cảm

Sử dụng Internet có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ở người trẻ tuổi nhưng lại giúp người lớn tuổi giảm được chứng trầm cảm, theo Daily Mail.