Ngày 17/6, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) công bố đề án “Xây dựng và phát triển văn hoá ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”, đồng thời tiến hành ký kết hợp tác MOU với Liên minh Chuyển đổi số (DTS).
Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một kho tàng di sản vô giá của Việt Nam, việc khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cho hay, mục đích của đề án là mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong ba lĩnh vực chính gồm: khoa học dinh dưỡng, kinh tế ẩm thực và văn hóa ẩm thực.
Trong giai đoạn 2022, đề án dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món tiêu biểu Việt Nam và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương, được công nhận bởi Hội đồng chuyên môn của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (giấy chứng nhận được ký bởi Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam và Trưởng Hội đồng chuyên môn), đồng thời tham khảo đánh giá của cộng đồng qua các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội. Kết thúc giai đoạn 2022 sẽ là sự kiện ‘Liên hoan 100 đặc sắc Việt Nam’ quy tụ các nghệ nhân của 63 tỉnh thành, dự kiến phối hợp tổ chức cùng với Sở Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 2023, đề án dự kiến thu thập dữ liệu 1000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập của dữ liệu ẩm thực Việt Nam. Qua đó, chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao của các vùng miền để xây dựng mô hình kinh tế khởi nghiệp cùng các chuyên gia của VCCA, tạo tiền đề cho thế hệ trẻ và các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.
Giai đoạn 2024, đề án sẽ triển khai chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành Bản đồ ẩm thực Việt Nam và thiết thực hơn là hướng đến xây dựng Bảo tàng ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D và Bảo tàng ẩm thực thưc tế phục vụ cho du khách tham quan nếu được sự quan tâm của các tỉnh thành và các nhà đầu tư trong tương lai.
Tham gia lễ ký kết, ông Trương Gia Bảo – Thành viên Ban tư vấn đề án, Chủ tịch DTS cho rằng, khi toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu đối với sự phát triển của thế giới thì việc định hình hệ thống nhận diện của một quốc gia, vùng lãnh thổ lại càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Theo ông Bảo, giá trị và sức lan toả của đề án sẽ không chỉ dừng lại ở một app bản đồ ẩm thực Việt Nam trong giới hạn 1000 món tới năm 2023, mà chắc chắn độ phủ sóng, tương tác, cùng tham gia xây dựng bản đồ ẩm thực này sẽ lan rộng và tạo hiệu ứng vô cùng tích cực trong quảng bá hình ảnh, văn hoá đất nước, con người Việt Nam nói chung, bản sắc từng vùng, miền, dân tộc nói riêng; tạo động lực và thôi thúc sự trải nghiệm của mỗi con người muốn được chính mình khám phá, trải nghiệm, thưởng thức và chia sẻ.
Liên minh Chuyển đổi số DTS là liên minh những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ số, công nghệ số,… cùng chung sứ mệnh hỗ trợ cộng đồng, cá nhân và doanh nghiệp vừa, nhỏ chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số. Đây cũng là đơn vị đề ra chiến lược đi đầu trong các hoạt động chuyển đổi số liên quan đến giáo dục, văn hoá, du lịch vốn được xem là trụ cột giá trị quan trọng trong xã hội số hiện nay.
Đề án nhận được sự chung tay đồng hành và tài trợ chính của Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan và đồng tài trợ của Hãng hàng không Vietravel Airlines.
Cisco vừa công bố tầm nhìn của mình trong việc cho phép các đội ngũ CNTT làm việc một cách thông minh hơn và đơn giản hóa hoạt động vận hành của họ bằng những cải tiến mới trong kết nối mạng quản lý hoàn toàn bằng đám mây và các trải nghiệm công nghệ hợp nhất.
Prime Day 2022 kéo dài 02 ngày với đa dạng khuyến mãi từ các
thương hiệu hàng đầu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới
Sự kiện lần đầu mở rộng đến Ba Lan, Thuỵ Điển và Ai Cập
Ngày 14/6/2022, UBND tỉnh Hưng Yên và Tập đoàn FPT ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2026.
Trong tháng 6/2022, MoMo đã và sẽ phối hợp tổ chức hàng loạt chương trình tại TPHCM, TP Đà Nẵng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Các hoạt động dự kiến triển khai song song gồm có: Tuyến phố Thanh toán Không Tiền Mặt tại Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng với nhiều ưu đãi cho người dùng và chính sách hỗ trợ đối tác nhỏ và vừa (SMEs và MSMEs).
GrabMaps là dịch vụ thuật toán trí tuệ và công nghệ định vị được chính Grab phát triển, dịch vụ GrabMaps đã có mặt tại 7 trên 8 quốc gia mà Grab đang hoạt động.
Huawei đã công bố một loạt các phát minh quan trọng trong khuôn khổ Giải thưởng “10 phát minh hàng đầu” được tổ chức hai năm một lần tại diễn đàn “Mở rộng bối cảnh đổi mới sáng tạo 2022”.
Tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp trong nước: xuất khẩu qua thương mại điện tử B2C của Việt Nam được dự báo tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2021 lên 11,1 tỷ vào năm 2026, theo báo cáo về xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới lần đầu tiên được Amazon công bố.
Tại Diễn đàn Đô thị Thông minh châu Á trong khuôn khổ của Triển lãm Smartcity Asia 2022, các nhà đầu tư và tư vấn chiến lược nhận định Metaverse (vũ trụ ảo) sẽ bùng nổ tại châu Á.
Người dùng có thể mở tài khoản, mua, bán chứng chỉ quỹ trực tiếp với Dragon Capital thông qua nền tảng của MoMo một cách nhanh chóng, dễ dàng với nhiều lựa chọn tùy thuộc khẩu vị đầu tư.
Nhận thức được tiềm năng của khu vực, Huawei đã liên tục đầu tư đáng kể để giúp các doanh nghiệp ở châu Á – Thái Bình Dương chuyển đổi số để linh hoạt hơn và nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế số.