Giá trị cốt lõi của chuyển đổi số trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay là đưa được những giải pháp công nghệ đột phá dựa trên nền công nghệ số đến người sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn, sản xuất hiệu quả hơn. Vậy đâu là những giải pháp công nghệ mang tính đột phá, làm thế nào đưa được những công nghệ đó vào thực tiễn, lực lượng sản xuất chính là ai, sản phẩm tạo ra thế nào...?
Công nghệ đột phá
Chúng ta đang sống trong thời đại đặc biệt: thời chuyển đổi số (digital transformation time). Đặc biệt bởi lẽ là có những việc trước đây chưa hay không làm được thì nay làm được. Những giải pháp cho phép làm được điều đó được gọi chung là công nghệ đột phá (destructive technology).
Chẳng hạn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, tuyến trùng, nấm, vi khuẩn, virus, côn trùng là những tác nhân gây bệnh hại chính cho cây trồng. Từ lâu người ta muốn xử lý triệt để nhưng chưa thành công. Hoặc như vấn đề xử lý bùn hôi, gây bệnh ở những ao nuôi thủy sản, tưởng là việc dễ xử lý nhưng thực tế nói điều ngược lại.
Chỉ đến khi bước vào thời chuyển đổi số, nhờ khả năng thu thập dữ liệu trạng thái về đối tượng quan sát làm cho phiên bản số của thực thể này trở nên đầy đủ hơn, người ta mới có thể tích hợp được nhiều công nghệ vào chung một hệ thống để giải quyết một việc cụ thể nào đó hay thực hiện một chức năng nào đó. Ví dụ, để xử lý bùn hôi, người ta dùng IoT để xác định nguồn gốc của mùi hôi, của bùn, đo nồng độ của mùi hôi rồi tìm cách xử lý chúng. Bùn hôi sinh ra chủ yếu từ sự phân rã các chất hữu cơ và nó thường liên quan đến một số hợp chất có chứa lưu huỳnh (S), nitơ (N) hay các bon (C),… Trong thực tế, có 3 phương pháp được đưa ra là dùng hóa chất, sử dụng vi sinh vật và phương pháp cơ học (vét lên xử lý). Phương pháp thứ nhất bị loại ngay lập tức vì nó gây ra thảm họa môi trường. Phương pháp thứ 3 áp dụng từ xưa đến nay vừa tốn kém vừa mất vệ sinh. Chỉ còn phương pháp thứ hai khả thi. Ở các nước tiên tiến, việc này đã được áp dụng từ lâu và có kết quả thuyết phục (như phương pháp Nano – Bioreactor của Nhật Bản). Ở nước ta, trước đây, nỗ lực áp dụng phương pháp thứ 2 thường bị tắc nghẽn bởi xử lý bùn hôi bằng phương pháp vi sinh không chỉ có mỗi công nghệ vi sinh tham gia mà có hàng loạt công nghệ chuyên ngành khác như vật lý, vật liệu mới, nano, hóa – sinh… cùng tham gia. Chỉ trong thời chuyển đổi số, những công nghệ đó mới có thể tích hợp với nhau một cách hài hòa và cho ra đời những giải pháp công nghệ mới giúp giải quyết vấn đề trước đây là nan giải một cách đột phá.
Vậy làm thế nào tạo ra được công nghệ đột phá? Chỉ có một câu trả lời duy nhất là cần có cơ chế giúp các chuyên gia công nghệ theo các ngành khác nhau phối hợp với nhau để sáng tạo ra những công nghệ đột phá đó. Xã hội cần hàng ngàn công nghệ đột phá ở tất cả mọi lĩnh vực. Vì thế, sân chơi này đủ rộng cho những ai yêu sáng tạo và có năng lực sáng tạo thật sự.
Lực lượng triển khai
Các chuyên gia sáng tạo không đủ thời gian trực tiếp triển khai. Việc này được thực hiện thông qua các nhóm kỹ thuật. Đó là lực lượng được huấn luyện thành thạo 2 kỹ năng chính là tuân thủ và báo cáo. Tuân thủ quy trình công nghệ được các chuyên gia xây dựng và báo cáo chi tiết những dữ liệu liên quan khi triển khai vào thực tiễn thông qua phương tiện số. Các nhóm kỹ thuật không chịu sức ép phải nghiên cứu vì đã có lực lượng chuyên gia đảm nhiệm mà chỉ tập trung vào việc triển khai cho đúng quy trình và báo cáo đúng những diễn biến trong quá trình sản xuất, vì vậy họ chuyên tâm vào việc hơn và ngày càng giỏi hơn. Là những người trực tiếp đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, các nhóm kỹ thuật này là lực lượng nòng cốt của nền nông nghiệp hiện đại tương lai. Họ là tiền thân của các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ mà theo kế hoạch của Bộ TT-TT, đến 2025 cần xây dựng được 100.000 doanh nghiệp như vậy. Theo đó, để điều phối 100.000 doanh nghiệp triển khai cần từ 100 đến 1.000 doanh nghiệp “sản xuất tri thức” hay trung tâm phát triển giải pháp.
Vì lẽ đó, chỉ có mỗi cách liên kết nêu trên mới thực hiện được điều đó.
Nhà sản xuất
Trước kia (bây giờ cũng vậy), nhà sản xuất (nông hộ, HTX trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp) tự lo mọi chuyện: đầu tư, sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm… Nghĩa là mọi gánh nặng trên vai và chắc chắn là không hiệu quả, nên chỉ một thách thức ứng dụng công nghệ cao cũng đã hụt hơi. Nay nhờ có lực lượng triển khai đến tận đơn vị sản xuất thực hiện quy trình công nghệ đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, giá trị cao hơn và hỗ trợ tiêu thụ thì gánh nặng của nhà sản xuất giảm đi rất nhiều. Họ trở thành đối tác tích cực của nhóm kỹ thuật đi triển khai. Nhiều trường hơp, nhà sản xuất song hành cùng lực lượng kỹ thuật, tiếp thu quy trình công nghệ, được mời tham gia vào thành phần nhóm kỹ thuật để mở rộng. Họ là những nhân tố tích cực và dễ thuyết phục những người cùng cảnh ngộ như mình. Tập quán canh tác được chuyển dịch một cách tự nguyện từ canh tác vô cơ sang canh tác hữu cơ, từ truyền thống sang hiện đại chứ không phải động viên nhà sản xuất tự thay đổi tập quán của mình.
Tất nhiên sự đóng góp của nhóm triển khai chuyển giao công nghệ được bù đắp bằng phí dịch vụ tính theo hiệu quả tăng thêm nhờ áp dụng tiến bộ công nghệ.
Sản phẩm
Khi đã tự chăm sóc vườn cây, ao cá cho nhà sản xuất, nhóm triển khai sẽ biết rõ về chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Vì thế, chính nhóm triển khai là cầu nối tốt nhất cho hệ thống chế biến và thương mại vì sản phẩm sạch an toàn, rõ nguồn gốc luôn được săn tìm. Những nhánh tiếp nhận công nghệ đột phá khác từ trung tâm phát triển giải pháp công nghệ như chế biến nông sản, thương mại điện tử,… là đầu ra cho những sản phẩm sạch an toàn nói trên. Các doanh nghiệp chế biến giúp nâng cao giá trị sản phẩm còn các doanh nghiệp TMĐT đưa sản phẩm sạch, an toàn này đến tay người tiêu dùng, kể cả người tiêu dùng quốc tế.
Liên kết theo chuỗi giá trị
Các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp thời chuyển đổi số nêu trên gắn kết một cách tự nhiên với nhau theo chuỗi giá trị với trung tâm phát triển giải pháp công nghệ (hay doanh nghiệp sản xuất tri thức) ở vị trí trung tâm, tất cả các thành phần khác tương tác với nhau và cùng thụ hưởng lợi ích mà trung tâm phát triển giải pháp tạo ra. Tất nhiên, đến lượt mình, các thành phần này phải đóng góp “nuôi” lại trung tâm đó, để cùng phát triển, tiến lên.
Mô hình dưới đây minh họa cho nội dung nói trên mà nhóm nghiên cứu đã trình bày tại Hội nghị hợp tác phát triển CNTT-TT lần thứ 23 năm 2019 tại Phú Yên vừa diễn ra từ 22 -23/8/2019.
Nhóm nghiên cứu và triển khai đã áp dụng mô hình này ở một số nơi ở quy mô nhỏ và nhận được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Trong triển khai thực tế có thuận lợi, song phần nhiều là khó khăn.
Khó khăn đầu tiên nằm ở chính trung tâm. Rất khó tìm ra các chuyên gia có thể cùng phối hợp tạo ra công nghệ đột phá vì nhiều lý do, trong đó, có thể là năng lực tài chính để duy trì nghiên cứu hay thói quen truyền thống, ngại hợp tác. Khó khăn thứ hai là đào tạo lực lượng triển khai. Chọn được một người vừa yêu nông nghiệp, vừa biết tuân thủ (để triển khai quy trình công nghệ với những yêu cầu nghiêm ngặt), vừa trung thực (để báo cáo chi tiết và đúng) rất khó. Rèn những người như thế thành đội ngũ chuyển giao công nghệ phải mất vài năm.
Tuy vậy, kết quả từ sự thay đổi do chính mình tham gia tạo ra đã động viên rất lớn khi nhận được những quả mướp, mớ rau sạch, an toàn mà các nhóm triển khai “dịch vụ chăm sóc vườn” cho người dân mang tặng. Giờ đây họ trực tiếp chăm sóc vườn cho người dân, nhà nông thì được nâng cao thu nhập, nhà chế biến và thương mại có đầu vào sản phẩm an toàn, tin cậy,…
Nguyễn Tuấn Hoa và nhóm nghiên cứu
Với ước tính khoảng 500 tỷ thiết bị được kết nối Internet vào năm 2030, cuộc sống con người sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chúng – Internet of Things (IoT).
Apple Watch vừa tung ra một tính năng mới là theo dõi chi tiết nhịp tim, phát hiện ra bệnh rung tâm nhĩ. Tuy nhiên, Cơ quan Y tế Quốc dân của Anh từng khuyến cáo, người dùng không nên tự sàng lọc bệnh rung tâm nhĩ bằng đồng hồ thông minh vì điều đó có thể gây nguy hiểm.
Cảnh sát Mỹ đã sử dụng một bức ảnh của Woody Harrelson để tìm kiếm thủ phạm trong một vụ án khi nghe theo lời khai của các nhân chứng là “trông hắn giống Woody Harrelson”.
Hiện nay, tất cả các TV Android Sony 2017, 2018 và 2019 đều được tích hợp với Google Assistant (Anh & Mỹ), thời gian ra mắt phiên bản tiếng Việt sẽ được sớm được thông báo.
Đó là tuyên bố của Christopher Collins, Giáo sư X-quang của ĐH New York, Mỹ, và là chuyên gia trong lãnh vực nghiên cứu ảnh hưởng của sóng vô tuyến lên sinh vật sống.
Ngoài chức năng xem giờ, tập luyện thể thao, theo dõi sức khỏe thông thường, công nghệ eSim của Viettel giúp đồng hồ có thể nghe, gọi, nhận tin nhắn và kết nối internet giống như một thuê bao di động.
Khi bạn trao đổi, ra lệnh hay thậm chí chuyện trò, đọc thơ, thổ lộ với “cô nàng” trợ lý ảo Google Assistant, bạn nghĩ bạn đang nói chuyện với 1 hệ thống máy tính hiện đại có thể hiểu và nghe lệnh con người?
Ngày 11/7 tại TP.HCM, Homa Techs – nhà cung cấp thiết bị mạng kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT) và thiết bị nhà thông minh chính thức ra mắt dòng sản phẩm IoT Hub kết nối đa giao thức, phục vụ nhu cầu kết nối mạng tốc độ cao và mang đến một trải nghiệm mới với các ứng dụng nhà thông minh.
EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) đang tạo ra một xu hướng và dư địa mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Chuyên gia tư vấn công nghệ Nguyễn Tuấn Hoa cho rằng để đưa hàng nông sản Việt Nam lên ngôi tại thị trường lớn nhất và khó tính nhất là EU chỉ có một đáp án duy nhất: canh tác hữu cơ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao.
Nếu bạn đã từng xem qua bất kỳ một bộ phim khoa học viễn tưởng nào trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, thì khả năng rất cao là bạn đã được thấy một số dự đoán khá đen tối về tương lai của loài người.