Chuyển đổi số trong bán lẻ xăng dầu, khó hay dễ?

Trạm xăng Mỹ Đình, Hà Nội áp dụng hệ thống CPS.

Theo quy định của Bộ Tài chính, hóa đơn điện tử phải phát hành ngay khi bán lẻ xăng dầu cho khách tại tất cả các cây xăng. Việc này nếu làm thành công sẽ mang lại những lợi ích to lớn, như kiểm soát được chính xác lượng xăng bán ra hàng ngày trên cả nước, thống kê được mức độ sử dụng xăng dầu theo các nhóm đối tượng khác nhau (xe máy, ô tô,…), xác định được nhu cầu sử dụng xăng dầu ở từng khu vực dân cư.

Vấn đề đặt ra là giải bài toán này như thế nào với các ràng buộc như sau: Lập và gửi hóa đơn bán lẻ xăng dầu theo đúng lượng xăng dầu đã bán ra theo thời gian thực, tự động thống kê lượng xăng dầu đã bán ra tại từng cây xăng theo lũy kế.

Với yêu cầu này, chắc chắn việc con người thu thập dữ liệu để nhập vào phần mềm xuất hóa đơn tài chính là không thể vì con người không thu thập được dữ liệu theo thời gian thực. Vậy, chỉ có một hướng giải duy nhất là tự động thu thập dữ liệu về lượng xăng dầu bán ra bằng IoT và tự động gửi dữ liệu đó cho hệ thống phát hành hóa đơn điện tử, hệ thống này xử lý dữ liệu, phát hành hóa đơn điện tử ngay lập tức. Nói cách khác, nhiệm vụ xuất hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu chuyển từ phương thức thủ công – bán tự động sang phương thức tự động, hướng tới thông minh hóa. Quá trình này có thể thực hiện bằng nhiều cách. Dưới đây là một trong những cách đó đã được áp dụng thành công tại một số cây xăng ở Hà Nội như sau.

Giải pháp nhỏ gọn trong một chiếc hộp và đã triển khai thí điểm

Mỗi vòi bơm xăng được gắn một thiết bị điều khiển. Thiết bị này có cảm biến đo chính xác lưu lượng xăng bơm cho khách hàng. Ở trạm xăng Mỹ Đình, Hà Nội có 6 trụ xăng, mội trụ có 2 vòi bơm xăng. 12 bộ điều khiển được gắn với 12 vòi bơm xăng này và nối với bộ điều khiển trung tâm. Bộ điều khiển trung tâm gửi dữ liệu bán xăng dầu cho hệ thống xuất hóa đơn điện tử theo thời gian thực. Hệ thống này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của Bộ Tài chính.

Giải pháp tưởng như đơn giản này lại là nội dung cốt lõi của quá trình chuyển đổi số. Hệ thống điều khiển giám sát bán lẻ xăng dầu thật chất là một hệ thống vật lý – số (cyber physical system – CPS). Việc áp dụng hệ thống này làm thay đổi hoàn toàn quy trình bán lẻ xăng dầu, xuất hóa đơn ở từng cây xăng: Việc thu thập dữ liệu và phát hành hóa đơn được thực hiện tự động, không có sự can thiệp của con người. Ở mức độ cao hơn, hệ thống có thể đảm nhiệm bán xăng dầu tự động, tự người mua đưa ra yêu cầu, thanh toán online và tự thao tác hoặc giao cho hệ thống, không có người phục vụ.

Các hệ thống điều khiển nói trên sẽ ngày một “thông minh” hơn nhờ tích lũy được nhiều phương án hoạt động thông qua cơ chế học máy. Kết hợp với các camera và các thiết bị IoT khác, hệ thống kết nối dữ liệu bán xăng dầu với biển số xe, từ đó, với chủ phương tiện, bằng lái xe, thẻ thanh toán, nhận diện khuôn mặt của người mua xăng dầu,… phục vụ cho nhiều mục tiêu khác như đo lường lượng xe lưu thông trên cả nước, nhu cầu vận chuyển, đảm bảo an ninh giao thông, phục vụ phòng chống tội phạm,…

Chuyển đổi số trong bán lẻ xăng dầu, khó hay dễ? - jhty

Toàn bộ hệ thống điều khiển cho 6 trụ xăng chỉ nhỏ gọn trong một hộp nhỏ

Mở rộng ra, chúng ta có thể hình dung một viễn cảnh chắc chắn sẽ xuất hiện: Mọi hoạt động bán lẻ các loại sản phẩm khác (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, đồ gia dụng,…) đều sẽ được thực hiện tự động tương tự như bán lẻ xăng dầu. Đó là mục tiêu và cũng là đặc thù của nền kinh tế số.

Chi phí đầu tư cao không?

Nhìn vào tương lai này, chúng ta thấy hàng loạt thay đổi sẽ diễn ra: Lực lượng cán bộ thu thuế sẽ giảm vì việc đóng thuế đã chuyển sang trực tuyến, số lượng nhân viên cây xăng giảm, sự minh bạch trở nên rõ ràng (dễ dàng phát hiện nếu có hàng giả), dữ liệu chính xác (vì thu thập tự động), việc phân tích, tổng hợp dữ liệu cũng sẽ được máy đảm nhiệm nên bộ máy (của cả cơ quan chức năng lẫn đơn vị kinh doanh) đều sẽ trở nên nhỏ, gọn, linh hoạt hơn…

Đến đây, nhiều người sẽ hỏi: Chi phí thực hiện việc này có cao không? Câu trả lời rất đơn giản: Cao hay không là do đơn vị kinh doanh xăng dầu chọn phương án nào. Có phương án yêu cầu chi phí cao (chủ yếu là các phương án đầu tư trực tiếp), có thể tới cả trăm triệu đồng cho một trạm xăng, cũng có phương án chi phí thấp (ví dụ thuê dịch vụ) và cũng có phương án không cần chi phí (thỏa thuận tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận (ít nhất là từ những khoản tiết kiệm được) giữa đơn vị kinh doanh xăng dầu và nhà cung cấp giải pháp, bên đơn vị công nghệ sẽ tự đầu tư phần của mình). Phương án cuối cùng được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì nó đồng thời phản ánh hai khía cạnh quan trọng của kinh tế chia sẻ (sharing economy) và kinh tế số (digital economy).

Đây cũng là nội dung trọng tâm trong quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Một khi đã thu thập được chính xác dữ liệu phát sinh khi bán lẻ xăng dầu thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Trong thực tế, có thể biến một trạm xăng (trung bình 10 trụ bơm xăng, dầu) bình thường thành một trạm xăng số có khả năng hoạt động như trên trong thời gian tối đa 1 tuần.

Như vậy, để khởi động chuyển đổi số, thực sự không mấy khó khăn nếu chúng ta chọn đúng giải pháp./.

Có thể bạn quan tâm
AI mở rộng trí tuệ và sáng tạo của con người

Trong một thế giới nơi Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến, sự hiện diện của nó được cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhiều người xem thời đại của chúng ta ở hiện tại là một thời đại nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rẫy nhưng thách thức. Tuy nhiên, bản thân tôi nhận thấy rằng, mọi người xung quanh mình có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của AI, đặc biệt là khi AI được áp dụng vào các lĩnh vực sáng tạo như hội họa hoặc sáng tác âm nhạc.

AI – khoảng cách giữa trí và tuệ

Những người yêu thích AI đều tin tưởng rằng công nghệ này sẽ nâng cao khả năng giải quyết công việc cũng như sáng tạo. Tuy nhiên, cũng còn đó nhiều ý kiến cho rằng AI cũng có thể tạo ra những bước ngoặt đen tối như bộ phim “Kẻ hủy diệt” đã từng dự báo.

Lenovo, Google và Intel công bố dự án thí điểm tại trường THCS Trần Hưng Đạo, Đồng Nai

Lenovo, Google cùng các đối tác Intel, Đại học Sài Gòn, AI Education (AIE), Digiworld và Achison vừa công bố hợp tác triển khai dự án thí điểm Google for Education nhằm thúc đẩy giáo dục kỹ thuật số tại Trường THCS Trần Hưng Đạo (Đồng Nai).

Châu Á -Thái Bình Dương “Tăng tốc Khởi nghiệp 2024” cùng Visa

Chủ đề năm 2024 sẽ tập trung vào “Xây dựng Tương lai Thương mại cùng Visa”, trong 5 lĩnh vực tiềm năng: Trí tuệ nhân tạo/Trí tuệ nhân tạo tạo sinh, Tài chính nhúng, Chuyển tiền quốc tế, Chấp nhận thanh toán số ở khối doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMBs) và Chương trình khách hàng trung thành trong tương lai.

Synology® ra mắt BeeStation – đám mây riêng tạo ra trong vài phút

Synology vừa công bố ra mắt BeeStation, thiết bị lưu trữ đóng vai trò như đám mây cá nhân, giúp người dùng sao lưu, quản lý và chia sẻ tập tin mà không phải trả thêm bất kỳ khoản phí đăng ký nào, cũng như mang đến khả năng kiểm soát dữ liệu, đạt độ riêng tư tối đa.

Lì xì online trên MoMo, khỏi lo đổi tiền lẻ, dễ chúc lành, nhiều hình ảnh

Lì xì là một phong tục truyền thống mang ý nghĩa chúc phúc, cầu bình an và may mắn, lì xì online đang là xu hướng vì có thể kèm theo những lời chúc bắt trend hay ho, hài hước, không phải cân đo đổi tiền lẻ, tiền mới.

Visa giảm thiểu tổn thất gian lận lạm dụng bồi hoàn cho doanh nghiệp nhỏ

Visa vừa đưa ra những cập nhật mới nhất trong chương trình xử lý tranh chấp, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh đề phòng và giảm thiểu gian lận lạm dụng bồi hoàn, còn được biết tới như gian lận thân thiện hay gian lận từ bên thứ nhất

Trung tâm Livestream TPHCM, siêu thị online có nhân viên AI bán hàng

Trong khuôn khổ dự án chuỗi hoạt động Tết Online Festival do Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức, Trung tâm Livestream TPHCM, đại siêu thị số Nova AI Mall – Hệ sinh thái Livestream– AI Livestream đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức được ra mắt với nhiều kỳ vọng.

2024-2030: Giai đoạn chuyển hóa sâu sắc giữa tự động hóa và thông minh hóa

Giai đoạn 2024 – 2030 và những năm tiếp theo chứng kiến những thay đổi to lớn và quan trọng ở nước ta vì đây là giai đoạn chuyển hóa giữa hai phương thức sản xuất là tự động hóa và thông minh hóa. Những thay đổi lớn nhất được dự báo sẽ hiện diện trong các lĩnh vực sau.

Giao dịch không dùng tiền mặt tăng mạnh, song các Fintech vẫn đang chịu lỗ

Giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng trưởng ấn tượng trong năm qua: QR code nổi lên như một phương thức thanh toán tối ưu và được xã hội ủng hộ; Các đơn vị Fintech, cánh tay nối dài của ngân hàng đã và đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, nhiều đơn vị Fintech hiện vẫn chịu lỗ để xây dựng mạng lưới và mở rộng thị phần.