Chuyển đổi số tại Ban Quản lý các khu công nghiệp, những điều cần lưu ý

Tác giả trình bày chuyên đề CĐS tại BQLKCN Đồng Nai, 13/4/2023.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (BQL) là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh.

Chuyển đổi số tại BQL là quá trình chuyển đổi phương thức hoạt động của BQL nhằm thực hiện tất cả các chức năng trên dựa trên ứng dụng công nghệ số. Dưới đây là những hoạt động cụ thể.

1.Cung cấp dịch vụ công số

Cung cấp dịch vụ công số là chức năng tiêu biểu nhất của BQL với tư cách là một cơ quan chức năng của bộ máy chính quyền số. Các dịch vụ công (DVC) truyền thống được chuyển đổi thành DVC số theo hướng thông minh hóa các quy trình hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) của BQL, cụ thể là ứng dụng công nghệ số để tự động xử lý một số công đoạn hay toàn bộ từng quy trình quản lý. Tỷ lệ số công đoạn được xử lý tự động trên tổng số các công đoạn tương ứng với độ trưởng thành số của BQL.

Khi mới bắt đầu chuyển đổi, với độ trưởng thành số thấp, người ta thường sử dụng trợ lý số để hướng dẫn các doanh nghiệp cách thức sử dụng các DVC bằng những đoạn video ngắn hay cơ chế tra cứu đơn giản. Ở mức cao hơn, các DVC số được cung cấp 24/7 và luôn tương tác với các DN để nhận được phản hồi từ phía người sử dụng DVC để hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Theo thời gian, các DVC số dần hoàn thiện và ngày càng “thông minh” hơn.

2.Tổ chức cung cấp các dịch vụ số khác

Ngoài DVC, doanh nghiệp còn cần sử dụng nhiều dịch vụ số khác như bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, logistics, thương mại, hải quan, chuyển giao công nghệ, đào tạo số,… Vì vậy, BQL cần tổ chức cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ này cho các DN trong các KCN. Tính đa dạng và chất lượng của các dịch vụ số này là một trong các tiêu chuẩn để nhà đầu tư lựa chọn KCN.

Mô hình tiêu biểu nhất cho hướng phát triển này là các dịch vụ được cung cấp trên các nền tảng số cho các DN sử dụng với chi phí cạnh tranh.

3.Quản lý nhà nước dựa trên ứng dụng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số giúp sáng tạo ra những mô hình quản lý hoàn toàn mới, tạm gọi là các quy trình quản lý số (digitalized processes). Ví dụ, trong một số lĩnh vực như sau:

  • Quản lý môi trường: Dữ liệu về trạng thái môi trường (bụi trong không khí, nước thải, chất thải,…) được thu thập tự động bằng các thiết bị IoT theo thời gian thực và được gửi lên cloud. Tại đây, dữ liệu được xử lý và tự động cập nhật bản đồ trạng thái môi trường trong toàn KCN. Như vậy, BQL nắm được chính xác trạng thái môi trường trong từng KCN, chi tiết tới mức DN nào thải ra môi trường chất thải nào, với khối lượng là bao nhiêu, vào thời gian nào?… Ở những KCN có hệ thống xử lý chất thải tập trung, từ dữ liệu chi tiết về loại và khối lượng chất thải do các thiết bị IoT cung cấp, hệ thống tự động kích hoạt phương án xử lý phù hợp một cách thông minh.
  • Quản lý lao động: Dữ liệu về lao động trong các KCN luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các BQL. Tuy nhiên, từ trước đến nay, hầu như không thể thu thập được dữ liệu chính xác về đối tượng này mà phần lớn trông vào báo cáo của các đơn vị sử dụng lao động thường mang tính hình thức. Ứng dụng công nghệ số, việc này có thể thực hiện được dễ dàng bằng nhiều cách. Ví dụ sử dụng thẻ lao động thông minh có ID riêng cho mỗi cá nhân, người lao động sử dụng điện thoại di động quét mã QR trong công việc hàng ngày (phục vụ chấm công, giám sát quy trình sản xuất,…), cân sức khỏe định kỳ,… Dữ liệu được tự động thu thập để phục vụ người lao động cả về vật chất (như cung cấp nhu yếu phẩm theo kênh “căng tin số” áp dụng mô hình D2C), lẫn tinh thần (như các chính sách hỗ trợ và bảo vệ người lao động). CĐS phải mang lại lợi ích rõ rệt cho người lao động. 
  • Quản lý xuất nhập khẩu: Việc quản lý XNK trở nên đơn giản hơn nhiều khi chuyển đổi số vì từ yêu cầu của thị trường, tất cả mọi sản phẩm đều buộc phải cho phép truy xuất nguồn gốc hàng hóa (từ nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất). Áp dụng nguyên tắc tự động đóng dấu thời gian (time stamp) và đóng dấu không gian (position stamp) lên sản phẩm là phương pháp mang lại nhiều lợi ích: vừa chống hàng giả vừa thuận tiện cho việc theo dõi sản phẩm từ khi sản xuất ra đến khi tới tay người tiêu dùng. Với khả năng này, hệ thống có thể tự động tổng hợp trạng thái XNK của các DN trong từng KCN theo thời gian thực một cách đơn giản.    
  • Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh: Khi chuyển đổi số, môi trường đầu tư kinh doanh được nâng lên tầm cao hoàn toàn mới: Các chính sách của nhà nước, các thủ tục hành chính được cải cách, tình hình phát triển hạ tầng, cung ứng lao động,… đều được cập nhật và tương tác với nhà đầu tư và DN 24/7 trên nền tảng số theo cơ chế minh bạch và thuận tiện. Lúc này, nhà đầu tư trở thành một bên tham gia phát triển môi trường đầu tư kinh doanh chứ không chỉ là đối tượng thụ hưởng như trước. Nhờ ứng dụng công nghệ số, mọi vấn đề có thể kết nối, xâu chuỗi với nhau một cách logic. Nhờ thế, mọi vấn đề phát sinh đều có thể giải quyết nhanh chóng.     

Tạm kết

CĐS ở BQL không phải việc ứng dụng CNTT để cải tiến, hoàn thiện quy trình quản lý cũ mà là ứng dụng công nghệ số để kiến tạo và vận hành những quy trình quản lý mới hiệu quả hơn gấp bội. Phân tích ở trên cho thấy triển khai CĐS không phải là việc khó khăn vì nếu có phương pháp và công cụ phù hợp thì BQL có thể triển khai nhanh chóng những việc mà trước đó không thể thực hiện (tiêu biểu như quản lý theo thời gian thực). Ở thời điểm khởi đầu, khó khăn nằm ở nhận thức và sự quyết tâm thay đổi thói quen làm việc.

Là cơ quan chịu trách nhiệm về sự phát triển của các KCN, BQL không chỉ cần CĐS các hoạt động quản lý của mình mà còn cần phải trở thành “nhạc trưởng” của chương trình xây dựng các KCN số. Đó là nhiệm vụ quan trọng và vinh quang của BQL các khu công nghiệp trong cả nước.

Có thể bạn quan tâm
Samsung giới thiệu lớp học tương tác

Tại sự kiện BESS Việt Nam 2023 – triển lãm quốc tế về công nghệ giáo dục, công nghệ thông tin, thiết bị, đồ chơi và đồ dùng học tập tổ chức tại TPHCM, Samsung tiếp tục mang các giải pháp hiển thị, tương tác và kết nối thông minh dành cho giáo dục.

Máy chụp cộng hưởng từ có trang bị A.I được Việt Nam ứng dụng

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam lắp đặt thế hệ máy cộng hưởng từ thông minh mới với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (A.I) mang tên SIGNA Prime giúp công tác chuẩn đoán hình ảnh dễ dàng và tối ưu hơn, nâng cao hiệu quả thăm khám, tầm soát nhiều bệnh lý phức tạp.

“Thông tin là nguồn nhiên liệu mới để thúc đẩy nền kinh tế số”

“Chúng tôi có niềm tin sâu sắc rằng dữ liệu thông tin là nguồn nhiên liệu mới để thúc đẩy nền kinh tế”, ông Gary McKinnon – Giám đốc Phát triển Kinh doanh, VNG Digital Business chia sẻ, tại Hội thảo Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam 2023.

Huawei tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà phân tích Toàn cầu 2023

Huawei vừa chính thức khởi động Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà phân tích Toàn cầu (HAS 2023) lần thứ 20 tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Tập trung thảo luận, tìm hiểu về thực trạng và tương lai, bao gồm xu hướng, lộ trình chuyển đổi số và chiến lược phát triển, sự kiện đã thu hút hơn 1.000 chuyên gia trong ngành công nghiệp, tài chính, các nhà lãnh đạo trên toàn cầu.

Một bệnh viện ở Sài Gòn sẽ ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh

Hôm nay, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và Annalise.ai – công ty công nghệ AI trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh có trụ sở tại Australia, đã ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác Nghiên cứu và Ứng dụng AI trong Chẩn đoán Hình ảnh nhằm hướng tới việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số phát triển nhanh mang lại dấu hiệu tích cực thúc đẩy kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang chứng kiến mức tăng trưởng âm của nhiều ngành nghề. Dữ liệu thống kê trong mạng lưới chấp nhận thanh toán của Payoo trên toàn quốc cũng cho thấy, những nhóm hàng hóa dịch vụ không thiết yếu như ICT sụt giảm 30-50% doanh thu, tuy vậy vẫn có những ngành hàng duy trì được mức tăng trưởng tốt. Trong đó, chuyển đổi số được đánh giá đang tiến triển nhanh góp phần mang lại nhiều tín hiệu lạc quan thúc đẩy thị trường.

Công an TPHCM gửi giấy khen cho Zalo vì đóng góp cho quận 12

Zalo được Công an TPHCM khen thưởng vì những thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đóng góp tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm và cải cách hành chính của quận 12.

Schneider giới thiệu loạt giải pháp số đột phá, định hình ngành công nghiệp thế hệ tiếp theo

Ngày 14/4 tại TP.HCM, tập đoàn Schneider Electric đã tổ chức hội nghị Innovation Day 2023 với chủ đề “Dẫn Lối Phát Triển Công Nghiệp Bền Vững tại Việt Nam” và giới thiệu loạt các giải pháp tổng thể hướng đến ngành công nghiệp bền vững (kết hợp và tuần hoàn), giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững và tăng trưởng lợi nhuận.

MobiFone Kỷ niệm 30 năm thành lập, ra mắt thương hiệu nhà mạng hướng giới trẻ

Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã trọng thể tổ chức lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập thương hiệu MobiFone (16/04/1993 – 16/04/2023) và cho ra mắt thương hiệu giới trẻ mới mang tên Saymee

Cafe Show 2023: MoMo cùng iPOS.vn có giải pháp tối ưu vận hành cho doanh nghiệp F&B

Các giải pháp đa dạng, đáp ứng nhu cầu từng phân khúc doanh nghiệp và quy trình, từ quản trị nhân sự, chấm công, quản lý kho, đến quản lý dòng tiền, chi phí, sổ sách và mở rộng khách hàng.