Chuyển đổi số: Người thích, kẻ không, họ là ai?

Chuyển đổi số (CĐS) là một quá trình tất yếu khách quan, muốn hay không thì nó cũng diễn ra. Từ những cuộc tiếp xúc với hàng ngàn người thuộc đủ mọi tầng lớp, lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền, người viết nhận ra có nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về CĐS, có người thích, có người không thích CĐS và có cả những người khác nữa. Mỗi người có ý kiến riêng của mình. Vậy, họ là ai?

NHỮNG NGƯỜI THÍCH CĐS

1. Những người nhìn ra những khiếm khuyết, trì trệ, bế tắc của phương thức sản xuất truyền thống và muốn tìm sự thay đổi, sự bứt phá

Thực tế ở nước ta trong vài chục năm qua, nền kinh tế tuyến tính phơi bày rất nhiều khiếm khuyết dẫn đến sự phát triển trì trệ, bế tắc, điển hình nhất là tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, năng suất lao động rất thấp. Giải pháp khắc phục triệt để và nhân văn nhất là chuyển sang phát triển kinh tế tuần hoàn, nơi những gì trước là vấn nạn, là thứ bỏ đi thì nay biến thành đầu vào của những quá trình sản xuất khác, tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Người ta cũng biết rằng nước ta còn nghèo. Có điều, cái nghèo lại đến chủ yếu từ một khía cạnh rất trái ngược là vì lãng phí, vì tích cóp để dành mà không đầu tư, vì thiếu hiểu biết,…

Trong kỷ nguyên số, công nghệ số trao vào tay những người muốn thay đổi những công cụ mới mẻ, mạnh mẽ mà dựa vào đó, họ có thể thiết kế, sáng tạo ra những cách làm hoàn toàn mới, làm cho năng suất lao động tăng vọt. Vì thế, những người này xem CĐS là cơ hội, là điều may mắn khó gặp trong đời.

2. Những người ham mê sáng tạo, tìm kiếm cơ hội để sáng tạo

Sự sáng tạo luôn hướng đến một trong hai mục tiêu là sáng tạo ra cái mới hay tìm ra cách làm mới. Chỗ dựa cho mọi sự sáng tạo là khả năng mổ xẻ quy trình cũ chi tiết đến mức nguyên công và mô tả được đầy đủ các ràng buộc, quy định cần tuân thủ rồi tìm những cách khác nhau thực hiện từng nguyên công sao cho tốt hơn trước. Nếu làm được thì quay lại đặt câu hỏi vì sao nguyên công này trước làm không tốt? Vì các ràng buộc quy định hay vì khả năng hạn chế của máy móc hay con người? Trước đây, những tìm tòi, sáng tạo này thường dựa vào khả năng tư duy và kinh nghiệm của con người. Chỉ tới thời chuyển đổi số, công nghệ số mới trao vào tay người sáng tạo bộ công cụ giúp lưu trữ lượng dữ liệu lớn về các phương án có thể xảy ra (gồm cả mô phỏng) và nhanh chóng xử lý, chọn ra phương án tối ưu trong từng tình huống cụ thể. Đây là lý do người ham mê sáng tạo thích chuyển đổi số.

Chuyển đổi số: Người thích, kẻ không, họ là ai? - CDS Thich 1
Niềm vui của những người thích CĐS (Nguồn: Laserfiche)

3. Những người cấp tiến

Người cấp tiến là người luôn muốn ngày mai tốt hơn hôm nay. Họ đòi hỏi, thúc hối và ủng hộ những thay đổi để tiến bộ. Thường họ là những người đi tiên phong, dám làm, dám chịu, đôi khi là liều lĩnh nhưng theo hướng tích cực.

Những người cấp tiến không chỉ ủng hộ sự thăng tiến trong lĩnh vực của mình mà còn cổ vũ cho những nỗ lực thay đổi trong các lĩnh vực khác mà họ cho là cần, dù không am hiểu sâu sắc về chuyên môn của lĩnh vực đó. Ví dụ những nhà kinh tế cấp tiến ủng hộ mạnh mẽ phát triển kinh tế số vì họ nhận thức được khả năng làm thay đổi phương thức sản xuất của nền kinh tế dựa trên ứng dụng đa công nghệ với công nghệ số làm nền tảng, mặc dù có thể, họ không am hiểu sâu về cơ chế hoạt động của các công nghệ rất mới, như công nghệ Sinh – Số (digital biotechnology) hay Logistics số (digital logistics) chẳng hạn.

4. Những người có tầm nhìn, có thể dự báo hay lĩnh hội được những gì sẽ diễn ra trong 5 – 10 năm tới

Những người này không nhiều trong xã hội. Thường họ là những người uyên bác do tích lũy được nhiều kiến thức và có khả năng phân tích, tổng hợp sâu sắc những quá trình vận động trong xã hội. Vì thế, họ dự báo được những gì sắp diễn ra và ước tính được tầm ảnh hưởng của chúng lên xã hội. Ví dụ, chỉ trong vài năm nữa, điện toán lượng tử sẽ thay thế điện toán điện tử truyền thống với năng lực tính toán cao hơn hàng ngàn lần và sẽ làm thay đổi hoàn toàn thế giới, IoT sẽ tràn ngập mọi nơi vì chúng đảm nhiệm vai trò thu thập dữ liệu về mọi trạng thái hoạt động của xã hội cũng như thế giới tự nhiên, các cơ chế tự động thông minh sẽ dần dần thay thế con người, trước tiên là trong những hoạt động có tính nặng nhọc, độc hại, nhàm chán hay cần độ chính xác cao,….

Đây là những người ủng hộ CĐS mạnh mẽ vì họ dự báo được CĐS là con đường ngắn nhất đưa nhân loại lên một tầm văn minh mới – văn minh số.

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG THÍCH CĐS

1. Những người bảo thủ, không muốn thay đổi

Trong xã hội không thiếu những người bảo thủ. Họ bằng lòng với những gì đã có, luôn luôn tin vào những việc mình làm là đúng, không cần thay đổi và họ cũng không muốn thay đổi. CĐS, đối với họ, là cái gì đó chưa định hình, chưa chắc chắn, chưa thuyết phục. Vì thế, họ cứ theo phương châm “cách cũ ta làm” và cảm thấy yên tâm. 

2. Người e sợ sự minh bạch

Chuyển đổi số trước tiên là sự chuyển đổi về cách thức dữ liệu được thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến. Trong xã hội truyền thống, con người tự thu thập dữ liệu, tự xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin. Tính cá nhân của con người chi phối sự minh bạch của dữ liệu. Chỉ có người trong cuộc hiểu chính xác vụ việc đã diễn ra như thế nào. Khi CĐS, dữ liệu được thu thập tự động bởi các IoT (độc lập với con người) theo thời gian thực, chúng được xử lý ngay lập tức và dựa vào kết quả xử lý dữ liệu, vụ việc được giải quyết ngay tại thời điểm phát sinh. Như thế, CĐS giữ nguyên giá trị nguyên thủy của dữ liệu một cách minh bạch và toàn vẹn. Đó là điều mà những người e sợ sự minh bạch không muốn. Số lượng những người này càng đông thì xã hội càng chậm phát triển.

Rõ ràng khi CĐS, mọi dữ liệu đều được thu thập đầy đủ, khách quan và minh bạch thì chắc chắn không có chỗ cho những hành vi tham nhũng, cố ý làm sai, báo cáo không trung thực, làm giả,…

3. Người sợ sự thay đổi sẽ mất quyền lực

Người ta hiểu CĐS sẽ dẫn đến thay đổi quy trình sản xuất do có những cơ chế tự động thông minh thay thế con người thực hiện một số công đoạn. Kết quả là tổ chức hay doanh nghiệp buộc phải thay đổi cấu trúc tổ chức hay cán cân quan hệ “Trách nhiệm – Quyền hạn – Quyền lợi” của mỗi cá nhân hay tập thể bị thay đổi. Những người đã dày công vun đắp, củng cố cho địa vị của mình e ngại quyền lực (đi đôi với thu nhập) của họ sẽ bị suy giảm, thậm chí mất hẳn. Vì vậy, họ không thích CĐS.

Hình như trong xã hội hiện nay, không ít những người như vậy, đặc biệt là ở cấp trung. Vì thế, đây thực sự là vấn đề mà các nhà cải cách cần lưu ý bởi thay đổi thói quen đã là khó, từ bỏ quyền lực còn khó gấp vạn lần.

4. Những người có năng lực kém, thụ động

Những người có năng lực kém, làm việc thụ động chắc chắn là không thích CĐS vì đối với họ, chỉ riêng khái niệm “chuyển đổi số” đã là quá phức tạp và xa lạ. Lại nghe nói rằng CĐS sẽ “lấy đi” những việc làm thủ công buồn tẻ vốn vừa với sức của họ và “mang tới” nhiều việc làm hơn nhưng đòi hỏi phải có kỹ năng và hiểu biết cao hơn làm cho họ thêm ngại. Muốn có thu nhập cao thì đòi hỏi đặt ra càng cao, vượt quá khả năng của những người này. Vì thế, họ vừa sợ vừa không thích CĐS.

VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Cũng có những người “trung lập”, không thuộc nhóm thích hay không thích CĐS. Họ cũng có nhận thức riêng.

1. Những người chưa hiểu về CĐS

CĐS là khái niệm trừu tượng đối với họ. Họ không nhận được lời giải thích thỏa đáng về CĐS mà bản thân thì không tự khám phá được. Vì thế, họ không thể nói thích hay không thích CĐS. Thực tế cho thấy trong xã hội hiện nay, những người này chiếm số đông. Điều này gợi mở cho chúng ta một nhu cầu thực tế: Nên chăng cần điều chỉnh lại cách thức và nội dung tuyên truyền về CĐS, nên có nhiều ví dụ cụ thể, thực tế để mọi người có thể so sánh, nhận biết một cách đơn giản, trực quan, thuyết phục.

2. Những người hiểu lệch về CĐS

Rất nhiều người hiểu CĐS là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa. Người ta hay giải thích nôm na “CĐS là chuyển sang làm việc trực tuyến trong không gian số”. “Trước sử dụng các phần mềm rời rạc, nay sử dụng bộ phần mềm tổng hợp, như ERP”,…

Đúng là những gì chúng ta chưa triển khai ở VN thì thấy mới mẻ nhưng quan niệm như trên không phải là CĐS mà là sản phẩm của tự động hóa – động lực của CMCN 3, chúng không làm thay đổi phương thức sản xuất của xã hội mà chỉ hoàn thiện các quy trình cũ. Đó là những việc mà thế giới đã làm 20 – 30 năm trước.

Những người này cổ vũ nhiệt tình cho sự lan tỏa quan niệm của mình ra xã hội. Ở khía cạnh tích cực, họ mong muốn thúc đẩy xã hội phát triển. Ở khía cạnh thời cơ, họ góp phần làm vuột các cơ hội. Chỉ sau vài năm nữa, họ sẽ tự nhận ra là đã chệch hướng. Lúc đó, sẽ không ai nhận lỗi cả, lý do sẽ dựa vào là “do nhận thức chưa tới” hay “vì duy ý chí” như đã từng xảy ra.    

Tạm kết luận

CĐS là quá trình tất yếu khách quan và là cơ hội ngàn năm có một đối với các quốc gia chậm và đang phát triển vì trong thời CĐS xuất hiện những khả năng có thể giúp các quốc gia này thay đổi phương thức sản xuất của mình dù xuất phát từ cấp độ nào (thủ công hay thủ công bán tự động) chuyển sang phương thức sản xuất thông minh. Nếu CĐS thành công, những quốc gia này có thể đuổi kịp và nếu may mắn thì sánh ngang với các nước tiên tiến ở một số khía cạnh nào đó, “tiết kiệm” được hàng chục năm phát triển, nếu không, sẽ tụt hậu mà tụt hậu trong kỷ nguyên số thì đồng nghĩa với tụt hậu vĩnh viễn. Đó chắc chắn là điều không ai muốn.

Keysight công bố giải pháp đo kiểm hiệu chuẩn và xác minh RF cho chipset theo dõi vận chuyển kết nối

Keysight vừa công bố phần mềm PathWave Test Executive for Manufacturing Developer Version hỗ trợ đo kiểm xác minh và hiệu chuẩn RF tự động cho các chipset phục vụ kết nối phương tiện vận chuyển với vạn vật qua mạng di động mặt đất (LTE V2X) và chipset liên lạc tầm ngắn dùng riêng (DSRC) của Autotalks.

MoMo có nhiều chương trình hưởng ứng Ngày Không Tiền Mặt 2023

Trong năm thứ 5 đồng hành cùng Ngày Không Tiền Mặt, MoMo mang đến chuỗi hoạt động trải nghiệm sáng tạo, gắn kết cao, hướng đến thông điệp “Nền tảng tài chính thông minh cho thế hệ không tiền mặt”.

TikTok đầu tư 12,2 triệu USD hỗ trợ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đông Nam Á

Khoản đầu tư mới này được thực hiện trong vòng ba năm bao gồm 10,7 triệu USD cho ngân sách quảng cáo và 1,5 triệu USD tiền mặt, mang lại lợi ích cho 120.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) trong khu vực.

Thanh toán không tiền mặt đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc ở Việt Nam

Sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến với mọi người dân từ thành thị đến nông thôn, từ khối tư nhân đến khối dịch vụ công, từ thanh toán hóa đơn đến mua sắm trực tuyến hay tại cửa hàng.

Industry 4.0 Summit 2023, VNPT mong công nghiệp công nghệ số của Việt Nam tự cường

Theo Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT Huỳnh Quang Liêm, đối với góc nhìn của doanh nghiệp, trong định hướng và triển khai chuyển đổi số quốc gia, sự tham gia của doanh nghiệp Việt là rất quan trọng và phải được ưu tiên tối đa. Nếu Đảng, Chính phủ trao cơ hội cho doanh nghiệp để giải những bài toán lớn cấp Quốc gia, với hàng triệu người sử dụng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được trải nghiệm, phát triển nội lực thông qua giải quyết những bài toán đó.

Samsung hợp tác với Ngân hàng Shinhan đưa ví kỹ thuật số Samsung Wallet gần hơn với người dùng Việt

Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (Samsung) chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (“Ngân hàng Shinhan”) nhằm đánh dấu mối quan hệ hợp tác chiến lược trong việc triển khai ví kỹ thuật số Samsung Wallet với các giải pháp tài chính hiện đại từ Ngân hàng Shinhan.

Keysight ra mắt giải pháp đo kiểm và xác nhận các bộ cảm biến lidar cho xe tự lái

Keysight Technologies đã mở rộng danh mục giải pháp đo kiểm xác nhận xe tự lái đoạt giải thưởng của mình với bộ mô phỏng mục tiêu E8717A Lidar Target Simulation (LTS), giúp các nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất cảm biến lidar đo kiểm và xác nhận các bộ cảm biến lidar cho xe tự lái (AV).

Instagram, YouTube, TikTok, Twitter bị khiếu nại vì quảng cáo tiền điện tử sai lệch

Meta, Instagram, Alphabet, YouTube, TikTok và Twitter có thể phải đối mặt với hành động pháp lý sau khi Tổ chức người tiêu dùng châu Âu (Bureau Europeen des Unions de Consommateurs, viết tắt từ tên tiếng Pháp- BEUC) khiếu nại với Ủy ban châu Âu và cơ quan quản lý người tiêu dùng khu vực rằng, các nền tảng trực tuyến bị cáo buộc tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng cáo sai lệch tài sản tiền điện tử.

Synology® ra mắt BeeDrive – trung tâm lưu trữ siêu nhỏ gọn

Synology đã chính thức ra mắt BeeDrive, trung tâm dữ liệu nhỏ gọn giúp sao lưu đồng thời tập tin và ảnh cá nhân từ máy tính, điện thoại và máy tính bảng.

TikTok Shop cam kết tăng cường trải nghiệm mua sắm an toàn sau 01 năm ra mắt

TikTok Shop Việt Nam chính thức khởi động chương trình Tiệc To 01 Tuổi với hàng loạt những quà tặng khuyến mãi độc quyền khi mua sắm tại TikTok Shop từ ngày 3 – 7/6.