Chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu, cách áp dụng cho mỗi ngành nghề?

Trong thực tế hiện nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi số (CĐS) nhưng lại lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu. Để đóng góp thêm phương án lựa chọn, chúng tôi xin chia sẻ cách tiếp cận như sau: CĐS nên bắt đầu từ những việc trước kia mong muốn làm mà không làm được. Sau đây là một số trường hợp làm ví dụ.

Trường hợp 1: Quản lý kho

Vấn đề: Mọi dòng hàng hóa đều đi qua kho. Có nắm được thông tin về nhập, xuất, tồn kho hay không đều trông cậy vào thủ kho. Vấn đề muôn thuở là nhà quản lý mong muốn nắm được thông tin đó một cách chính xác theo thời gian thực nhưng không biết làm thế nào.

Cách giải thời CĐS: Muốn biết thông tin xuất, nhập, tồn kho theo thời gian thực thì chỉ có một cách là sử dụng các IoT. Theo cách này, mọi kiện hàng, phương tiên vận tải, vị trí trong kho hàng,… đều có mã ID riêng. Các thiết bị IoT (cảm biến, RFID, GPS, camera,…) gắn với các đối tượng này có thể cung cấp dữ liệu theo thời gian thực khi bất cứ một sự kiện liên quan nào diễn ra và gửi dữ liệu trực tiếp đến trung tâm xử lý trên cloud. Khi đã có dữ liệu đầy đủ về mọi đối tượng cần theo dõi, không mấy khó khăn để thiết lập quy trình giám sát và điều khiển các dòng vật lý dựa vào cơ chế điều khiển các thiết bị chấp hành. Hệ thống này có thể thay thế thủ kho. Ở mức cao hơn, có thể thiết kế kho thông minh có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động, bao gồm cả việc nhập hàng vào kho và xuất hàng ra khỏi kho. 

How do smart solutions benefit retailers?
Minh họa kho thông minh (Nguồn: Secutech)

Kho là “hub” của chuỗi dịch vụ logistics. Vì thế, xây dựng các kho thông minh là nội dung trọng tâm của kế hoạch phát triển logistics số (digital logistics). Giải pháp thực hiện những việc trên hiện có sẵn ở Việt Nam.

Trường hợp 2: Thương mại

Vấn đề: Tất cả các nhà sản xuất đều mong muốn biết chính xác sản phẩm của mình được bán cho người tiêu dùng nào, họ là ai, ở đâu, có thị hiếu mua sắm và sức mua như thế nào,… nhưng không thể biết. Ngược lại, người tiêu dùng cũng muốn biết sản phẩm này do ai sản xuất, sản xuất theo quy trình gì, có an toàn không,… cũng không có cách nào biết được.

Cách giải thời CĐS: Ngày nay có hơn 5,5 tỷ người sử dụng mạng Internet, trong đó có hơn 4,3 tỷ người tham gia các mạng xã hội và mua sắm trực tuyến. Tuyệt đại đa số trong đó là người tiêu dùng. Sự kiện này làm thay đổi hoàn toàn phương thức thương mại truyền thống. Lý do đơn giản là khi bỏ tiền ra mua hàng, người tiêu dùng yêu cầu biết rõ ai sản xuất ra mặt hàng đó, theo quy trình nào, có an toàn không, có đảm bảo chất lượng không, ai là người chịu trách nhiệm khi có sai sót (về trọng lượng, kiểu dáng, kích cỡ,…)? Đứng trước hàng tỷ khách hàng thì không một nhà cung cấp nào muốn làm phật lòng họ. Bản thân nhà cung cấp xưa nay luôn che đậy thông tin về nhà sản xuất trước những khách hàng (và giấu kín thông tin về khách hàng đối với nhà sản xuất) thì nay buộc phải “mở rào” cho hai bên thấy nhau, còn mình chuyển sang vai là nhà cung cấp dịch vụ cho cả 2 bên.  

D2C Ecommerce explained: Benefits for manufacturers and distributors
Mô hình D2C (Nguồn: B2B Woo)

Trước đây không có cách nào kết nối và phục vụ giao dịch mua bán giữa hàng triệu nhà sản xuất với hàng tỷ người tiêu dùng. Ngày nay, trong kỷ nguyên số, việc này được thực hiện một cách đơn giản. Không mấy khó khăn có thể xây dựng các nền tảng thương mại số (platform for digital commerce) cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng tham gia theo mô hình D2C (direct to customer – bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng). Việc còn lại là tổ chức hệ thống logistics hoàn hảo giao hàng từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. D2C được thế giới xem là bước đột phá trong lĩnh vực thương mại trong kỷ nguyên số vì loại bỏ được tầng lớp trung gian (thương lái, đầu nậu,…) vốn là cái thòng lọng của nền thương mại truyền thống.

Từ năm 2020 xuất hiện một xu thế còn mạnh mẽ hơn thế khi người ta khẳng định một nguyên lý hoàn toàn mới: người tiêu dùng cần phải trở thành một bên làm chủ của chính hệ thống mà họ tham gia mua hàng! Đó là nguyên lý Web 3 được token hóa mà nhiều chuyên gia đánh giá là nhân tố làm bùng nổ hoạt động thương mại toàn cầu trong những năm tới.  

Trường hợp 3: Chăn nuôi

Vấn đề: Những người nuôi thủy sản thường nhận biết trạng thái sức khỏe của vật nuôi khi sự việc đã diễn ra mà không có cách nào xác định được chính xác nguồn gốc gây ra để có thể ứng phó từ đầu.

Cách giải thời CĐS: Bí quyết quan trọng nhất của nghề nuôi thủy sản nằm ở khả năng biết “nuôi nước”. Nói nôm na là biết cách nắm được mọi thông số về môi trường nước để nuôi thủy sản và cách xử lý, cân bằng môi trường đó sao cho luôn có nước “khỏe”, giàu oxy hòa tan, sạch, an toàn để nuôi thủy sản. Việc này chỉ có thể thực hiện nhờ ứng dụng các thiết bị IoT để đo các thông số kỹ thuật nêu trên và ứng dụng các cơ chế điều khiển thông minh để điều khiển các cơ quan chấp hành thực hiện quy trình được xác lập bởi chuyên gia ngành nuôi thuỷ sản. 

C:UsersDellAppDataLocalMicrosoftWindowsTemporary Internet FilesContent.Wordbe nuoi 2.jpg
Kiểm soát môi trường nước trong nuôi thủy sản (ảnh của tác giả)

Ở đây, chỉ có chuyên gia nuôi thủy sản là người biết rõ cần làm gì. Cái họ thiếu là phương pháp và công cụ thực hiện. Như thế, vấn đề trở nên đơn giản khi ráp được chuyên gia thủy sản với nhà cung cấp giải pháp công nghệ. Bản thân chủ cơ sở nuôi thủy sản không phải đầu tư các hệ thống điều khiển thông minh này mà là thuê dịch vụ từ nhà cung cấp giải pháp. Cả hai cùng có lợi, hơn nữa, cả nhà nước và xã hội cũng có lợi vì nước thải từ hồ nuôi thủy sản được xử lý và tái sử dụng chứ không thải ra môi trường như vẫn thường thấy. Ở nước ta, những giải pháp này đã hiện hữu, vấn đề chỉ là tổ chức triển khai thế nào cho hiệu quả. 

Trường hợp 4: Du lịch

Vấn đề: Những người đi du lịch thường ca thán vì nạn chặt chém, chèo kéo nên dù muốn đi du lịch mà lại ngại, địa phương cũng không biết làm thế nào.

Cách giải thời CĐS: Nút thắt nằm ở việc sử dụng tiền mặt. Nếu không dùng tiền mặt thì mọi chuyện trở nên dễ dàng. Vấn đề tiếp theo là giá sản phẩm, dịch vụ phải niêm yết để khách hàng không cần mặc cả và có quyền lựa chọn. Như thế, bài toán trở nên đơn giản khi chính quyền đưa ra những tiêu chuẩn cho các tổ chức hay cá nhân phải đáp ứng mới được chọn vào hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch mang thương hiệu của địa phương. Các đơn vị tham gia cần cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ với giá cả niêm yết rõ ràng trên nền tảng du lịch của địa phương. Tất cả khách du lịch đến địa phương khi đăng ký nhận phòng tại một khách sạn nào đó trong hệ thống này đều được giới thiệu sử dụng dịch vụ thống nhất trong toàn hệ thống: thanh toán bằng thẻ cho bất cứ dịch vụ nào như vận chuyền, trả phí tham quan, mua sắm, lưu trú,… thông qua một thao tác đơn giản là quét mã QR.

Digital Communication for Tourism in 2021
Mô hình du lịch số (Nguồn: EWV)

Phương thức tổ chức du lịch này (tạm gọi là du lịch số) làm hài lòng tất cả các bên tham gia, trước tiên là khách du lịch. Do có đủ thông tin nên khách du lịch có thể tra cứu tất cả những gì mình quan tâm trước khi đặt tour, thậm chí có thể tự lập một tour mới theo ý mình. Khách hài lòng vì tránh được nạn chặt chém, chèo kéo và trải nghiệm những dịch vụ mà các nhà cung cấp cam kết đảm bảo chất lượng. Nhà cung cấp dịch vụ được hưởng lợi vì lượng khách ngày một đông xuất phát từ sự hài lòng của những người đi trước. Nhà nước được lợi vì không thất thu thuế mà còn nắm được chi tiết ai đã đến địa phương mình du lịch, cảm tưởng của họ thế nào, họ thích và không thích những gì, thời gian lưu trú là bao lâu,… để có chính sách phù hợp. 

Giải pháp công nghệ cho việc này đã có sẵn. Một số ứng dụng thực tiễn cũng đang được triển khai ở Nha Trang và Đà Nẵng.

Có thể bạn quan tâm
Synology ra mắt hệ điều hành và giải pháp lưu trữ đám mây cho camera giám sát

Synology đã chính thức phát hành Surveillance Station 9.0, phiên bản mới nhất của giải pháp giám sát mang tính toàn diện và có thể dễ dàng mở rộng. Hãng cùng đồng thời ra mắt giải pháp lưu trữ đám mây C2 Surveillance dành cho hệ thống camera giám sát.

Những ngộ nhận trong chuyển đổi số

Chúng ta đã thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia được hơn 2 năm. Sau hơn 2 năm đó, hình như chưa có một kết quả nào đáng để chúng ta tự hào nói rằng “chuyến tàu lịch sử” đã không bị bỏ lỡ. Bên cạnh đó, xuất hiện không ít những ngộ nhận, những nhận xét cảm tính về quá trình quan trọng và tất yếu này. Dưới đây là một vài ví dụ để bạn đọc tham khảo.

Schneider Electric hợp tác cùng Johnson & Johnson giảm thiểu dấu chân carbon

Schneider Electric đã hợp tác với Johnson & Johnson, nhằm tư vấn chuyển đổi số nhà máy của Johnson & Johnosn tại Normandy (Pháp) để giảm thiểu dấu chân carbon.

Amazon Prime Day 2022 vào tháng 7 tại hơn 20 quốc gia, cơ hội cho thương hiệu Việt

Amazon Global Selling Việt Nam cho biết sự kiện mua sắm thường niên của Amazon, Prime Day, sẽ chính thức diễn ra vào tháng 7/2022 tại hơn 20 quốc gia.

Tỉnh Sóc Trăng và FPT ký thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025

Ngày 28/4, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập Tỉnh và Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022, UBND tỉnh Sóc Trăng và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025.

Ngành F&B Việt Nam phục hồi với công góp của “thanh toán không tiếp xúc”

Khi dịch Covid kéo dài suốt 2 năm, F&B là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các báo cáo mới cho thấy ngành này ở Việt Nam đang phục hồi, với góp công của các dịch vụ thanh toán số.

Xiaomi Việt Nam và Digiworld là đối tác chiến lược bán sản phẩm chính hãng trên nền tảng thương mại điện tử

Vừa qua, Xiaomi Việt Nam chính thức hợp tác cùng Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld), ủy quyền ra mắt gian hàng mở bán sản phẩm Xiaomi chính hãng trên nền tảng Shopee và Lazada.

Người Mỹ muốn đến Việt Nam, Người Việt muốn đi Singapore

Ngành du lịch Đông Nam Á đang trên đà phục hồi, các báo cáo mới Google cho thấy người Mỹ tìm kiếm nhiều thông tin về du lịch Việt Nam, trong khi đó, du lịch Singapore là mối quan tâm lớn của nhiều người Việt.

Ngân hàng số Übank hợp tác với CleverTap cung cấp trải nghiệm khách hàng đa kênh

Übank – một ứng dụng ngân hàng số được phát triển bởi VPBank vừa hợp tác với nền tảng CleverTap để tối ưu hóa trải nghiệm, tăng khả năng thu hút, tương tác và thúc đẩy dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người dùng.

vivo Việt Nam bán hàng trực tuyến trên Tiktok

Kênh mua sắm trực tuyến mới của vivo Việt Nam là Tiktok Shop vừa được ra mắt người dùng.