Chuyển đổi số đã không còn là khẩu hiệu công nghệ xa lạ với các doanh nghiệp, nhất là nhóm vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam như một số xu hướng công nghệ trước. Để một khẩu hiệu biến thành thực tế là một hành trình dài, SME Việt Nam không đứng yên, họ đã khởi hành, bắt đầu từ một đóa hoa.
Len lỏi qua vài hàng trái cây đang tấp nập người mua ở chợ Gò Vấp ( Quận Gò Vâp, TPHCM), chúng tôi mới tìm đến được shop hoa của anh H. như lời chỉ dẫn. Nhìn bên ngoài, cửa hàng anh như các cửa hàng kinh doanh hoa ở các chợ về mặt trang trí, sản phẩm chỉ khác một điều, có lẽ anh là cửa hàng hoa nói riêng và cửa hàng duy nhất ở cái chợ này đầu tư ứng dụng, cho phép khách hàng đặt hoa qua đó.
Điều đó thật sự gây ngạc nhiên với chúng tôi. Báo cáo của App Anine, Sensor Tower đều cho biết 80% ứng dụng tồn tại không quá một năm trên smartphone, kể cả các ứng dụng giải trí phổ biến nhất như game chẳng hạn. Ứng dụng mua hoa? Chúng liệu tồn tại được bao lâu trong sự cạnh tranh số khốc liệt.
Với ứng dụng, anh H. chủ một cửa hàng hoa ở chợ Gò Vấp đã có một kênh kích cầu vào các dịp lễ lớn khá hiệu quả.
Anh H. dường như hiểu sự thắc mắc của chúng tôi, từ tốn giải thích. Theo anh trung bình một năm, có ít nhất ba dịp lớn khách hàng cần đến hoa như 20/11, 8/3, 14/2, đó là chưa kể các dịp như sinh nhật, tiệc mừng văn phòng… Bằng việc khuyến khích khách cài ứng dụng, anh có thể tiếp cận họ trước một, hai ngày các dịp lễ lớn diễn ra. “Cùng các chương trình khuyến mãi phù hợp, việc kích cầu là hoàn toàn không khó.”, anh H. nói.
Không chia sẻ về doanh thu, nhưng theo anh H. cho biết cái khó nhất của ngành hoa là hàng tồn kho trong khi không có gì giúp chủ doanh nghiệp đảm bảo được sức mua vào các dịp lễ lớn, một trận mưa bất ngờ có thể khiến khách hàng giảm đột ngột.
Với ứng dụng, anh có một kênh kích cầu vào các dịp lễ lớn khá hiệu quả. Lấy ví dụ như 14/2 vừa qua, trước đây doanh số trước một ngày rất tốt nhưng thường giảm mạnh vào đúng ngày đó. Nay với ứng dụng, trong ngày 14/2 anh lên chương trình kích cầu bằng cách hỗ trợ giao hàng miễn phí xung quanh cửa hàng và được khách hàng hưởng ứng khá tốt. Bằng các khuyến mãi khi cài ứng dụng “mua hoa”, anh gọm đủ một tập khách hàng tuy không quá lớn như ổn định và thân thiết mà anh có thể chăm sóc kỹ càng qua ứng dụng. Tập khách hàng cài ứng dụng này được duy trì lâu dài và là nguồn thu ổn cho cửa hàng hoa của anh H. “Đây là chuyển đổi số ư?”, anh nói, anh chỉ hình dung một kênh khác cho gánh hàng hoa của mình.
Cũng giống như anh H., anh Q., chủ garage xe hơi ở quận 7 (TPHCM) cần một kênh kết nối khách hàng trong bối cảnh hiện nay. 10 năm trước, khi ô tô ở Việt Nam chưa nhiều khách hàng có xu hướng bảo dưỡng xe ở nơi mua. Nhưng thói quen tiêu dùng này đã thay đổi. Khi số lượng xe ô tô tăng lên kéo theo sự xuất hiện của ngày càng nhiều garage ô tô, cạnh tranh về giá cũng thường xuyên hơn làm khách hàng bỏ dần thói quen mua đâu, bảo dưỡng đó.
Anh Q. muốn có một sợi dây liên kết với khách hàng thông qua ứng dụng đặt lịch rửa xe. Không chỉ giúp khách hẹn trước, ứng dụng còn hiển thị thông tin cụ thể chiếc xe sau khi vô xưởng như bảo dưỡng ở khu vực nào, ai bảo dưỡng, thời gian hoàn thành.
Không chỉ giúp khách hẹn trước, ứng dụng còn hiển thị thông tin cụ thể chiếc xe sau khi vô xưởng như bảo dưỡng ở khu vực nào, ai bảo dưỡng, thời gian hoàn thành.
Một thay đổi nhỏ trong cách tiếp cận, đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của garage anh Q. Khách hàng, khi chủ động được thời gian họ tiến hành đặt nhiều hơn giúp garage của anh giảm tình trạng chỉ đông vào các ngày cuối tuần, nghỉ lễ. Qua đó, công suất sử dụng mặt bằng, năng suất nhân viên tăng rõ rệt.
Thứ đến, khi chủ động được thời gian bảo dưỡng, khách ngồi lại sảnh chờ giảm hẳn. Cũng phải nói thêm, diện tích phòng chờ là nỗi đau đầu của các garage xe hơi, các ông chủ thường đầu tư xưởng to, hoành tráng để thu hút khách nhưng công suất hoạt động không tối ưu vì chỉ đông vào các dịp cuối tuần. Nay khi lượng khách ở lại giảm hẳn, anh Q. đang tính toán dành một phần diện tích phòng chờ để kinh doanh thêm các sản phẩm phụ tùng xe hơi hoặc tận dụng để cơi nới khu vực bảo trì, bảo dưỡng.
“Tôi mới đầu tư vài tháng, chưa tác động nhiều dến doanh thu nhưng trước mắt chuyển đổi số giúp chúng tôi giao tiếp khách hàng thường xuyên hơn và phát hiện ra những lãng phí mà trước giờ tôi rất khó nhận ra.”, anh Q. nói. Tận dụng tốt hơn nguồn lực và loại bỏ các lãng phí, đó chẳng phải là mục tiêu lớn của chuyển đổi số sao?
Ông Jonathan Dixon, Trưởng bộ phận Doanh nghiệp khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản của Amazon Web Services ( AWS) dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra một xu thế mới của các tập đoàn, tổ chức lớn ở khu vực Châu Á Thái Bình dương là đổi mới sáng tạo lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung vào khách hàng và tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Các tập đoàn bảo thủ cũng bắt đầu thay đổi quan điểm đầu tư. Xu hướng này, theo ông Jonathan đã hình thành một văn hoá mới trong doanh nghiệp được gọi là văn hoá thí điểm. Những dự án mới được thí điểm rất nhanh, nếu có thất bại thì thất bại cũng phải nhanh để rút kinh nghiệm và thử với dự án khác.
Ở Việt Nam, một xu hướng tương tự cũng đang diễn ra không chỉ ở các doanh nghiệp lớn mà còn ở nhóm SME. Khảo sát hồi tháng 9 của tập đoàn Cisco và IDC tại 14 nước Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy việc các SME tham gia vào chuyển đổi số có thể đóng góp 24-30 tỷ USD vào GDP Việt Nam vào năm 2024.
72% doanh nghiệp Việt Nam tìm cách chuyển đổi số nhằm đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng có đến 72% doanh nghiệp Việt Nam tìm cách chuyển đổi số nhằm đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường, tăng hơn hai lần so với tỷ lệ 32% so với năm ngoái. Hơn 70% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ nhận thấy phải chuyển đổi để bắt kịp sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường, trong khi đó 46% cho biết khách hàng là áp lực khiến họ phải chuyển đổi.
Có hai yếu tố xúc tiến quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Yếu tố đầu tiên, cũng dễ thấy nhất, là dịch bệnh Covid-19. Khi việc kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thời gian để tập trung cho việc ứng dụng công nghệ hơn.
Thứ hai, phần lớn nhu cầu chuyển đổi số của SME nằm ở khâu tiếp thị, tiếp cận khách hàng. Đây là các giải pháp có chi phí khá thấp hiện nay. Điển hình như việc xây dựng ứng dụng trên smartphone, nếu trước đây chi phí có thể lên đến hơn 100 triệu đồng thì nay đã giảm 70%. Còn nếu doanh nghiệp chỉ có nhu cầu tạo website, quản lý tương tác với khách hàng trên Facebook, Zalo…thì chi phí đầu tư chỉ hơn chục triệu đồng.
Tuy nhiên, dù chi phí đầu tư đã dễ thở hơn nhưng rào cản lớn nhất trong việc chuyển đổi số của các SME là không biết bắt đầu từ đâu.
“Đây là câu hỏi thường xuyên mà tôi được hỏi.”, ông Huỳnh Lâm Hồ, Sáng lập kiêm CEO của Haravan cho biết. Lời khuyên của CEO Haravan là khách hàng của doanh nghiệp tương tác thường xuyên bằng hình thức nào trên internet, hãy dựng một hệ thống đơn giản nhất ở đó. Chi phí đầu tư không cần quá lớn, nhỏ càng tốt miễn làm sao tuần sau, hoặc chậm nhất là tháng sau có một hệ thống như vậy đưa vào vận hành.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vấn đề còn phức tạp hơn khi họ e ngại rằng việc chuyển đổi số có thể làm “phật lòng” các đối tác truyền thống, vốn đang đóng góp phần lớn vào doanh số hằng năm.
Theo ông Hồ, các doanh nghiệp cần phải hiểu rằng mục đích chính của việc chuyển đổi giúp các nhà sản xuất biết được khách hàng họ ở đâu, chi tiêu ra sao, thích mua các dòng sản phẩm gì để điều phối hàng hoá và dự phóng sản xuất cho phù hợp. Khi khách hàng đặt hàng trên website thì hệ thống thông báo xuống cho nhà phân phối ở khu vực đó và họ sẽ thực hiện việc điều chuyển hàng hoá tới khách hàng. Cách làm này rõ ràng không ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà phân phối mà còn tạo thêm thu nhập cho họ.
Không những thế, theo ông Nguyễn Xuân Phú, Sáng lập kiêm CEO CNV Loyalty, chuyển đổi số còn giúp các doanh nghiệp sản xuất nắm rõ được thị trường hơn. Trước đây, phần lớn các nhà sản xuất chỉ có thể quản lý đến nhà phân phối, với việc số hoá, họ có thể quản lý tới cấp đại lý.
Theo ông Phú, khi một doanh nghiệp có mặt hàng tương tự gia nhập thị trường lôi kéo các nhà phân phối, họ hoàn toàn có thể phát hiện thông qua doanh số nhập hàng giảm bất thường để từ đó có bước chuẩn bị.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất vẫn là quyết tâm của chủ doanh nghiệp.
“Không phải yếu tố công nghệ, chính quyết tâm của chủ doanh nghiệp quyết định sự thành công của việc đầu tư chuyển đổi số”, ông Jonathan của AWS khẳng định.
Sang Công – Tạp chí Thế Giới Số Giải phẩm Xuân 2021
Người dân Bình Phước đã có thể trải nghiệm sóng 5G ngay trong dịp Tết Tân Sửu 2021, khi VinaPhone phát sóng thử nghiệm thương mại mạng di động VinaPhone 5G tại tỉnh Bình Phước vào hôm nay 8/2/2021.
Nếu như năm 2020 realme tập trung phục vụ người dùng trẻ với các sản phẩm dòng số như 6 series, 7 series và các model phổ thông của C-Series, thì trong năm 2021 này, sẽ có flagship và smartphone ứng dụng được công nghệ 5G, hãng cho biết.
Do chính sách bảo mật mới của WhatsApp, ứng dụng nhắn tin Telegram đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới lần đầu tiên sau một tháng.
Các tài xế của Amazon sẽ phải chịu sự giám sát liên tục bởi các camera được lắp trên xe giao hàng của Amazon, trang The Information tiết lộ.
Dịch vụ hợp tác giữa MoneyGram và Visa cùng Sacombank và các ngân hàng tại Việt Nam cho phép khách hàng chuyển tiền từ Mỹ, Vương quốc Anh và 18 quốc gia châu Âu về Việt Nam một cách an toàn thông qua giải pháp Visa Direct.
Không chỉ đối mặt với khó khăn do đại dịch COVID gây ra trong năm 2020 và vẫn đang tiếp diễn, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn luôn phải đối mặt với các nguy cơ an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu. Sau đây là nhóm những vấn đề an ninh mạng hàng đầu năm 2021 cho SME.
Chip modem 5G M80 vừa được MediaTek ra mắt hỗ trợ cả hai công nghệ mmWave và Sub-6 GHz, cho tốc độ download tối đa 7,67Gb/s và upload đạt 3,76Gb/s.
Trong lễ kỷ niệm 04 năm thành lập Salt Cancer Initiative (SCI) tổ chức hộ trợ bệnh nhân ung thư do Trương Thanh Thuỷ sáng lập, đại diện SCI công bố dự án phát triển ứng dụng điện thoại đầu tiên tại Việt Nam giúp kết nối hệ sinh thái hỗ trợ các nhu cầu trong 24h/ngày của bệnh nhân ung thư.
Giải pháp phân chia mạng 5G của Ericsson vừa ra mắt dành cho các mạng truy cập vô tuyến (5G RAN Slicing), cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có thể triển khai các dịch vụ 5G tùy biến với hiệu năng được đảm bảo.
VinGroup vừa ra mắt VinCSS FIDO2 Cloud – dịch vụ đám mây xác thực mạnh không mật khấu đầu tiên tại Việt Nam.