Sáng ngày 07/10/2021, buổi tọa đàm trực tuyến thứ hai do làng Công nghệ Logistics tổ chức đã diễn ra với hơn 1.300 người theo dõi qua nền tảng Facebook. Trong khuôn khổ nội dung hoạt động, các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực logistics đã cùng chia sẻ, thảo luận về “chuỗi cung ứng bền vững”.
Nối tiếp thành công của tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chuỗi cung ứng bằng công nghệ logistics đột phá” vào ngày 25/09, làng Công nghệ Logistics tổ chức buổi tọa đàm chuyên ngành thứ hai mang tên “Logistics Việt Nam – Hướng tới chuỗi cung ứng bền vững”. Đây tiếp tục là một hoạt động trong chuỗi sự kiện Ngày hội Đổi mới Sáng tạo Quốc gia – Techfest Vietnam 2021 do Bộ KH&CN, Bộ Ngoại giao, UBND TPHCM và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam VCCI chỉ đạo tổ chức.
Thức tỉnh doanh nghiệp
Góp mặt trong buổi tọa đàm có các chuyên gia, diễn giả đại diện cho 3 góc nhìn khác nhau đối với chuỗi cung ứng, đó là Nhà nước, Nhà doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước/Nhà sản xuất và Nhà trường/Nhà tư vấn. Nội dung thảo luận của buổi tọa đàm được chia thành 3 phần, từ những phân tích bước đầu về thực trạng chuỗi cung ứng, mà đặc biệt là chuỗi cung ứng hàng nông sản trong giai đoạn dịch Covid-19; cho tới những cơ hội, thách thức, giải pháp và vai trò của công tác đào tạo nhân sự trong việc phát triển các chuỗi cung ứng bền vững.
Mở đầu buổi tọa đàm, các chuyên gia đã cùng đi sâu tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những rủi ro của chuỗi cung ứng thời gian vừa qua. Giữa những tác động của dịch bệnh Covid-19, chuỗi cung ứng liên tục bị đứt gãy cả ở thị trường quốc tế và nội địa. Ở nước ta, các loại hàng hóa chủ yếu được vận chuyển và đem đi tiêu thụ thông qua các huyết mạch giao thông. Những quy định phòng chống dịch tại nhiều điểm chốt đã khiến việc lưu thông hàng hóa gặp nhiều hạn chế, chuỗi cung ứng cũng vì vậy mà tắc nghẽn.
“Mặt khác, khi nông sản muốn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cần phải được bảo quản bằng container lạnh hay các phương tiện đặc thù và nhiều yếu tố tác động khác đã gây tăng chi phí logistics, nhiều doanh nghiệp e ngại, làm giảm năng suất của chuỗi cung ứng hàng hóa.” Bà Nguyễn Thị Thành Thực (Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam) chia sẻ.
Không chỉ chuỗi cung ứng hoạt động kém hiệu quả mà chính các doanh nghiệp logistics cũng chịu ảnh hưởng lớn. “Sản lượng vận tải của ngành logistics trong 6 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020 không kém là bao. Nhưng đến tháng 7, tháng 8 lại bị giảm sút nghiêm trọng do các hạn chế trong quá trình vận chuyển, đồng thời bị thiếu hụt một phần lực lượng lao động. Mặc dù vậy, ngành logistics vẫn không ngừng nỗ lực hàn gắn lại chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy do dịch bệnh”, ông Lê Duy Hiệp (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam) cho biết.
Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã làm thức tỉnh nhiều doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm yếu kém của hệ thống logistics đang tồn tại, nhiều công ty phải điều chỉnh hoạt động logistics của họ và cũng đặt ra những câu hỏi về sự bền vững của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng. Khép lại phiên thảo luận đầu tiên là kết luận đến từ một chuyên gia trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng, bà Megan Benger (Giám đốc Chuỗi cung ứng tại TMX Global): “Trong thời đại thay đổi liên tục, ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chuỗi cung ứng, trong lĩnh vực môi trường cũng như trong lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế dài lâu.”
Logistics nông thôn
Đến với phần thứ hai của buổi tọa đàm, các chuyên gia lần lượt nhìn nhận những tiêu chí để doanh nghiệp Việt Nam phát triển các chuỗi cung ứng một cách bền vững.
“Trước đây, chuỗi cung ứng chỉ tập trung vào tốc độ, chi phí, thời gian, đúng số lượng và chất lượng. Tuy nhiên ngày nay, để chuỗi cung ứng hoạt động bền vững hơn thì cần tạo ra một chuỗi không chỉ hiệu quả về mặt kinh tế và còn mà cần chú trọng đến yếu tố môi trường và xã hội – con người.” TS. Nguyễn Văn Hợp (Trưởng khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp – Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP.HCM/Ban Nghiên cứu – Hiệp hội Phát triển Nhân lực Logistics Việt Nam) khẳng định.
Một khi chuỗi cung ứng đã có thể đáp ứng cho các hoạt động kinh tế thì chúng ta cần tiếp tục xem xét trên các yếu tố khác. Cụ thể, chuỗi cung ứng cần hoạt động thân thiện với môi trường khi nó tiêu thụ ít hơn nguồn lực: con người, năng lượng, nguồn nước… bên cạnh đó là rác thải ít hơn. Về xã hội – con người, tất cả các doanh nghiệp ngày nay để phát triển bền vững thì cần đào tạo con người phát triển về kỹ năng, kiến thức, đảm bảo phúc lợi, điều kiện làm việc, sức khỏe, an toàn người lao động.
Đại dịch cũng mang lại cơ hội cho nền kinh tế khi các chuỗi cung ứng và hành vi người tiêu dùng thay đổi. Chuỗi cung ứng cần phải được chuyển sang chuỗi cung ứng số và doanh nghiệp cũng cần thích nghi với vận hành chuỗi cung ứng mới đó. Đặc biệt, sau khi xã hội bước vào “trạng thái bình thường mới”, nhu cầu vận chuyển tăng vọt, các doanh nghiệp logistics cần chuẩn bị kế hoạch duy trì và phát triển hoạt động, tránh nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động sau thời gian dài giãn cách xã hội. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là nguồn lực tài chính của doanh nghiệp sẽ ít nhiều cần thời gian để ổn định, phục vụ cho dịch vụ kinh doanh.
Đứng ở góc độ thương mại quốc tế, ông Bùi Huy Sơn (Tham tán Công sứ – Thương mại Việt Nam tại Mỹ) nhận định: “Trong bối cảnh kinh tế phát triển trở lại, chi phí logistics có xu hướng sẽ tăng cao. Với quy mô nền kinh tế nhập khẩu lớn, khi các nền kinh tế khác phục hồi thì hàng hóa bị dồn ứ tại đây, tình hình này nghiêm trọng hơn khi Mỹ thiếu các lao động về logistics. Theo số liệu thống kê Hải quan mới mới nhất, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta với Mỹ ngày càng tăng. Để có thể đứng vững ở thị trường lớn và nhiều phức tạp như Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hết mình”.
Ông Sơn cũng đưa ra một vài gợi ý và định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đến Hoa Kỳ, trong đó quan trọng nhất là công tác liên kết chuỗi giữa các bộ phận trong cả quá trình phân phối, theo đó logistics cần kết nối người tiêu dùng đến người sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp logistics cần định hướng người sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn đó, và cũng chính các doanh nghiệp Logistics phản ánh rõ được việc chúng ta đã đáp ứng được các tiêu chuẩn đó khi đưa ra thị trường.
Đáp lại những yêu cầu từ phía quốc tế, bà Cao Cẩm Linh (Trưởng làng Công nghệ Logistics/Trưởng ban Nghiên cứu – Hiệp hội Phát triển Nhân lực Logistics Việt Nam/Giám đốc Chiến lược Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel) cho rằng các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đủ 6 yếu tố để phát triển chuỗi cung ứng bền vững ra thị trường quốc tế: “Đầu tiên là nguồn lực tài chính. Thứ hai là nguồn nhân lực ngành logistics chất lượng cao còn yếu và thiếu, cần sự vào cuộc của các hiệp hội, trường, viện,… trong việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ này. Thứ ba là năng lực quản trị toàn diện, người lãnh đạo doanh nghiệp cần biết cách đối phó với các thay đổi của xã hội, tránh khỏi những rủi ro lớn. Thứ tư là năng lực công nghệ, nếu không ứng dụng chuyển đổi số một cách kịp thời thì chúng ta sẽ mất đi cơ hội để bứt phá tăng trưởng với quốc tế. Thứ năm là năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải nâng cao ý thức để không bị mất thị trường trên chính sân nhà. Cuối cùng là năng lực về tuân thủ, doanh nghiệp muốn hội nhập thì cần có quy tắc, quy chuẩn, quy trình bài bản theo quy chuẩn quốc tế.”
Bà Linh nhấn mạnh, bên cạnh logistics nông nghiệp thì logistics nông thôn cũng cần được quan tâm phát triển. Nếu logistics nông nghiệp chỉ đề cập tới một chiều tiêu thụ nông sản thì logistics nông thôn là một quá trình hai chiều, vừa giúp bà con tiêu thụ nông sản, vừa cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất và đời sống ở nông thôn, qua đó tạo nên một hệ sinh thái khép kín và góp phần duy trì bền vững cho chuỗi cung ứng nông sản.
Ở phần thứ ba của buổi tọa đàm, những chính sách, giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng đã được các chuyên gia đưa ra thảo luận dưới nhiều góc độ.
Đối với hoạt động logistics nói chung, ông Hiệp cho rằng chính phủ cần điều chỉnh các quy định vận tải để giúp cho chuỗi cung ứng được thông suốt trong bối cảnh biến động hiện nay, hướng tới việc xây dựng “logistics đô thị” trong tương lai. Các doanh nghiệp logistics cũng kỳ vọng được cơ quan chính quyền hỗ trợ về hành lang pháp lý, thuế, trong giai đoạn khó khăn để có thể đảm bảo nhiệm vụ phát triển chuỗi cung ứng bền vững.
Điều phối viên của tọa đàm, bà Hồ Thị Thu Hòa (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam – Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP.HCM/Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Nhân lực Logistics Việt Nam) đã kết luận: “Chuyển đổi số đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với logistics để đảm bảo sự bền vững. Việc ứng dụng công nghệ, nguồn lực hạ tầng và nguồn lực nhân sự đều cần được quan tâm phát triển để có thể phát triển những chuỗi cung ứng bền vững, phục vụ đúng nhu cầu của đúng khách hàng, vào đúng thời điểm và ở đúng nơi.”
Tại sự kiện VMworld 2021, VMware đã công bố chiến lược giúp khách hàng định hướng phát triển trong kỷ nguyên đa đám mây thông qua việc ra mắt dịch vụ VMware Cross-Cloud.
Mặc dù tiềm năng còn rất lớn nhưng các công cụ xác thực chữ ký số của người dân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế đã khiến cho việc triển khai số hóa quốc gia, số hóa nền kinh tế bị chậm lại với những kết quả khiêm tốn so với mục tiêu đã đặt ra.
Keysight University là một nền tảng tương tác trực tuyến giúp các kỹ sư tìm hiểu, học tập về những nguyên tắc đo lường và kiểm thử cơ bản, các chỉ dẫn về thiết kế kỹ thuật và thực hành tốt nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
Google phối hợp cùng Trung tâm Giám Sát An Toàn Không Gian Mạng Quốc Gia (NCSC) giới thiệu Trung tâm An toàn Google dành cho tất cả người Việt.
Với ứng dụng Synology Surveillance Station, người dùng giải pháp lưu trữ NAS Synology đã có thể biến ổ cứng NAS trở thành nơi lưu trữ và quản lý hệ thống camera giám sát như một đầu ghi chuyên dụng.
Hôm nay 1/10/2021, hội thảo “Taiwan Excellence Smart Upgrade with AI” diễn ra trực tuyến đã giới thiệu nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế, quản lý quan hệ khách hàng, đào tạo, giao thông, viễn thông…
Intelligent Insights là giải pháp phần mềm Video “AIoT” của Bosch, cho người dùng khả năng dự đoán dựa trên dữ liệu của các sự kiện đã và đang diễn ra, đã cập nhật các phiên bản giám sát theo tiêu chí đông người thời dịch bệnh.
EcoStruxure™ Panel Server, thế hệ Gateway mới, được thiết kế để vận hành như trung tâm của hệ thống EcoStruxure Power hoặc trên bất kỳ nền tảng phân phối điện IoT.
Boston Pharma hợp tác cùng FPT.AI để đưa ứng dụng Trợ lý Ảo tổng đài vào quy trình chăm sóc khách hàng, tăng hiệu suất hoạt động cho tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm.
Theo Báo cáo toàn cầu “Bệnh viện được kết nối nhiều hơn và thông minh hơn” do Zebra vừa công bố, hầu hết các đơn vị khám chữa bệnh cam kết ứng dụng các công cụ công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng ứng phó và số hóa quá trình chữa bệnh của bệnh nhân.