Ngày nay, làm nông cần phải biết cả công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ robot và tự động hóa, công nghệ số, công nghệ plasma lạnh và nhiều tri thức, kỹ năng khác. Nền nông nghiệp hữu cơ – tuần hoàn – số ngày nay không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành Nông nghiệp mà còn là trách nhiệm của tất cả các Bộ, Ngành, của cả xã hội.
Tôi không phải là người làm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng lại gắn bó với nông nghiệp từ rất sớm. Đầu năm 1974 tôi đã tham gia nhóm cán bộ của Ban Điều Khiển học của Ủy Ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước nghiên cứu ứng dụng điều khiển học vào sản xuất nông nghiệp. Ba năm lăn lộn ngoài thực địa, cùng ăn, cùng ở với người nông dân để hiểu những công việc thường nhật của họ, để xây dựng hệ thống thông tin mô tả cách thức hoạt động của một HTX, qua đó, ứng dụng lý thuyết điều khiển học để xác định những quy trình nào có thể điều khiển được và những quy trình nào thì không và tại sao, rồi xây dựng hệ thống tối ưu trong hoàn cảnh cụ thể của từng HTX. Ứng dụng những tiến bộ khoa học mới mẻ này làm các HTX thí điểm thay đổi rõ rệt cả về năng suất, sản lượng và giá trị ngày công. Sau đó, tôi được giao nghiên cứu một lĩnh vực khác, không trực tiếp gắn bó với nông nghiệp nữa.
Vài chục năm qua đi, dù không làm gì liên quan đến nông nghiệp nhưng tôi vẫn để ý những bước thăng trầm của ngành Nông nghiệp và vẫn mong có dịp trở lại với nông nghiệp. Dịp đó đến khi tôi đã nghỉ hưu. Khoảng đầu thập niên 2010, bạn bè rủ tôi làm nông nghiệp theo cách ai có khả năng đến đâu thì tham gia đến đó, làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái thuận tự nhiên với mong muốn tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho chính mình đã.
Thế rồi công việc cuốn đi, những tiến bộ công nghệ phát sinh hàng ngày, những khái niệm mới như nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp chia sẻ, nông nghiệp số (hay nông nghiệp thông minh) lần lượt xuất hiện mang lại những kết quả thực tiễn to lớn, khác lạ từ thế giới phát triển. Chúng tôi kết nối với các bạn bè là chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực để cùng thử nghiệm xem những mô hình này có thể thực hiện ở Việt Nam không và nên triển khai như thế nào? Vào cuộc mới biết làm nông thật không đơn giản. Ngày nay, làm nông cần phải biết cả công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ robot và tự động hóa, công nghệ số, công nghệ plasma lạnh và nhiều tri thức, kỹ năng khác. Chính nhờ áp dụng các công nghệ khác nhau này vào sản xuất nông nghiệp mà năng suất lao động của người nông dân ở một số nước cao gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần nông dân VN.
Ở mức độ cao hơn, thế giới đang tiến tới phát triển nông nghiệp thông minh, nơi mà máy móc thiết bị hoạt động theo cơ chế tự động thông minh, đảm đương phần lớn khối lượng công việc làm nông, đặc biệt là ở các khâu nặng nhọc (như xây dựng hạ tầng nông nghiệp, làm đất, tưới nước. bón phân, thu hoạch, vận chuyển,…).
Những cánh đồng canh tác tự động đó đang dần xuất hiện, từ quy mô nhỏ lan tỏa dần ra quy mô lớn hơn. Đây không phải chuyện viễn tưởng, các chuyên gia dự báo rằng mô hình này sẽ xuất hiện phổ biến vào năm 2026.
Như vậy, hướng phát triển nông nghiệp đã rất rõ ràng: Nông nghiệp hữu cơ => Nông nghiệp tuần hoàn => Nông nghiệp số (hay nông nghiệp thông minh). Hướng phát triển nông thôn đi cùng với quá trình đó cũng đang định hình: Làng quê truyền thống => Nông thôn mới => Đô thị nông nghiệp hiện đại.
Khi tương lai đã rõ ràng như thế thì vấn đề chính là chúng ta sẽ triển khai như thế nào từ thực trạng một nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ và “một nền nông nghiệp lạm dụng quá mức phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất độc hại vừa làm tăng chi phí sản xuất, vừa tạo ra những nông sản kém an toàn, đi ngược với xu thế tiêu dùng toàn cầu ngày càng khắt khe?” (trích lời của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan).
Trước nhiệm vụ quan trọng đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã gửi tâm thư đến các cán bộ chủ chốt của ngành nông nghiệp kêu gọi chung tay, hợp sức cùng nhau phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn nhằm tạo ra động lực cho sự tăng trưởng theo tư duy “kinh tế nông nghiệp” nhằm phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, xứng tầm với những tiềm năng to lớn của đất nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhóm chuyên gia chúng tôi xin được đóng góp một vài ý kiến như sau.
Thứ nhất, cần có một chương trình cấp quốc gia về phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp ở nước ta không chỉ nhằm đạt được những mục tiêu của riêng ngành Nông nghiệp mà còn liên quan đến toàn bộ quá trình phát triển của đất nước như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đã chỉ ra. Ở Việt Nam, nông nghiệp là cái nôi của tất cả các ngành khác, không chỉ bởi giá trị vật chất mà còn bởi lực lượng lao động và các yếu tố khác.
Càng đi sâu vào phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp số thì năng suất lao động càng tăng cao, số lượng lao động trên một đơn vị diện tích ngày càng giảm trong khi chất lượng lao động yêu cầu ngày càng tăng. Lượng lao động dư thừa ra chắc chắn cần được dịch chuyển sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mà sự dịch chuyển đó không còn mang tính cơ học như trước, cần qua đào tạo, đặc biệt là đào tạo các kỹ năng để có thể tồn tại trong kỷ nguyên 4.0. Như thế, cần có một chương trình quốc gia về hiện đại hóa nông nghiệp ít nhất là đến 2030, tầm nhìn đến 2045 để có thể bao quát một cách toàn diện quá trình “lột xác” của nông nghiệp VN từ nông nghiệp tuyến tính sang nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh.
Thứ hai, cần liên kết nhiều nguồn lực theo cơ chế xã hội hóa
Như đã trình bày ở trên, phát triển nông nghiệp ngày nay cần tích hợp rất nhiều tiến bộ công nghệ mới. Kết quả mà chúng tôi thử nghiệm trong khoảng 10 năm qua trong trồng trọt (rau màu, cây ăn trái), chăn nuôi (gà, bò), thủy sản (tôm thẻ chân trắng) cho chúng tôi nhiều bài học “nhớ đời” và nếu không yêu nghề nông thì khó có đủ kiên trì để theo đuổi.
Những bài học mà chúng tôi đã đúc kết là:
Để thực hiện được tất cả những điều đó cần sự tham gia của nhiều chuyên gia chuyên ngành. Phối hợp lực lượng này chưa bao giờ là việc dễ dàng vì rất nhiều lý do: cái “tôi và chúng ta”, bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết nhà nghề, trách nhiệm và quyền lợi,… Tuy nhiên, trong thế giới mà tiến bộ công nghệ thay đổi hàng ngày, không ai dám nói cái của mình là bất biến và những người cởi mở dễ dàng nhận ra rằng “Vào chơi chung lợi hơn đứng ngoài” vì tự nhiên được chia sẻ những hiểu biết về lĩnh vực khác do cấp chuyên gia trình bày mà nếu đứng ngoài thì khó mà cập nhật. “Trao đi ít hơn là nhận được” có lẽ là triết lý giúp chúng tôi hội tụ được một lực lượng chuyên gia khá đông đảo thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ plasma lạnh, công nghệ robot và tự động hóa, công nghệ số (IoT, AI, Big data, Blockchain,…), logistics, tài chính, quy hoạch,…
Ngoài lực lượng chuyên gia thì khâu khó nhất và quan trọng nhất là đào tạo và phát triển đội ngũ lao đông – những người trực tiếp thực hiện các thao tác trên cánh đồng. Phải là những người đam mê nông nghiệp mới trụ được và 2 phẩm chất tiên quyết sàng lọc xem ai sẽ đi tiếp là siêng năng và trung thực. Tính trung thực được đo theo mức độ tuân thủ quy trình sản xuất được giám sát bởi hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đôi khi, chỉ đơn giản là báo cáo đúng, đủ và kịp thời về những gì đang diễn ra, qua Zalo chẳng hạn. Bấy nhiêu thôi mà nhiều người không đáp ứng được, tỷ lệ đạt chỉ tới số ít của phần mười. Phải chăng thói quen canh tác tùy tiện theo kinh nghiệm bản thân đã cản bước họ khi làm quen với các quy trình sản xuất tiêu chuẩn?
Ngày nay, muốn tồn tại thì cần phải liên kết, không một HTX hay trang trại nào có thể tự làm một mình, đơn giản vì không ai giỏi hết mọi việc. Vì thế, ứng dụng các công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp nêu trên luôn song hành với quá trình hình thành các chuỗi liên kết theo giá trị (value chain). Mô hình liên kết chuỗi thường gặp trong nông nghiệp là Sản xuất – Chế biến – Tiêu thụ. Theo đó, cơ sở sản xuất chỉ tập trung vào sản xuất theo đúng quy trình tiêu chuẩn được thiết kế theo nhu cầu của thị trường và được giám sát bởi hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đầu ra được các nhà chế biến và tiêu thụ bao tiêu. Cơ sở tiêu thụ kiêm luôn chức năng logistics và sàn giao dịch thương mại. Trong nền kinh tế số không có khâu trung gian, chỉ có một bên là chuỗi liên kết Sản xuất – Chế biến – Tiêu thụ, một bên là người tiêu dùng. Vì không có khâu trung gian nên giá bán giảm mạnh, người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều nhất nhưng lợi nhuận còn lại cũng đủ cho chuỗi liên kết hài lòng.
Trong thực tế, để thực hiện được những nội dung trên, chỉ có một cách duy nhất là xã hội hóa, vận động các nguồn lực của xã hội để phát triển xã hội, không có cách khác.
Thứ ba, cần xây dựng hình mẫu theo cơ chế thị trường
Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp số không thể triển khai ào ào, đồng loạt vì nhiều lý do: không đủ nguồn lực, không gỡ kịp các rào cản và không kịp chuẩn bị những cơ chế tương tác, hỗ trợ như logistics, thị trường,…
Ngay việc có vẻ là tất nhiên phải làm và dễ làm như nông nghiệp hữu cơ cũng gặp nhiều khó khăn, trước tiên đến từ sức ỳ của hàng chục năm quen làm nông nghiệp vô cơ. Phát triển nông nghiệp tuần hoàn còn khó hơn vì cơ chế tuần hoàn trong nông nghiệp liên quan đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp. Ví dụ tuần hoàn nước không chỉ là việc xử lý quay vòng, tái sử dụng nước mà còn liên quan đến toàn bộ môi trường khi giải bài toán cân bằng nước tự nhiên, để chống xâm mặn chẳng hạn.
Như thế, cần xây dựng những mô hình mẫu với quy mô nhỏ ban đầu triển khai những quy trình sản xuất được tích hợp đa công nghệ nhằm đạt được cả 3 mục tiêu hữu cơ – tuần hoàn – số cùng một lúc. Việc làm này có nhiều ý nghĩa: kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng đa công nghệ trong cùng một quy trình sản xuất tại một địa chỉ cụ thể, rèn luyện đội ngũ lao động có kỷ luật, chuẩn bị phát triển chuỗi liên kết và chuẩn hóa các quy trình sản xuất. Đầu tư cho các mô hình mẫu này có thể khá cao nhưng xứng đáng vì chúng là mẫu cho sự lan tỏa, mở rộng về sau.
Khi thành công, quá trình lan tỏa được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao công nghệ theo cơ chế thị trường chứ không phải phổ biến, học tập kinh nghiệm như trước vì đối tác tiếp nhận công nghệ sẽ trở thành mắt xích trong chuỗi liên kết chứ không phải đứng ngoài. Thực tế lan tỏa chuỗi các trang trại trồng cà chua hữu cơ công nghệ cao ở Đăk Lăk đã chứng minh điều này. Chỉ khi liên kết thành chuỗi giá trị thì các thành viên tham gia (nhà khoa học, chuyên gia chuyên ngành, nhà đầu tư, người lao động,…) mới được đảm bảo chia sẻ những lợi ích được tạo ra.
Thứ tư, cần liên kết đa ngành
Để có được những kết quả ban đầu nêu trên cần nhiều lực lượng đã cùng tham gia, cùng chung sức thực hiện. Tuy kết quả còn nhỏ bé, cơ chế hợp tác còn thô sơ vì dựa trên tinh thần tự nguyện và vận động xã hội hóa, nhưng bức tranh đã được phác họa đang cho thấy những mảng màu tích cực. Từ thực tế đó, có thể nhận xét rằng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ – tuần hoàn – số ngày nay không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành Nông nghiệp mà còn là trách nhiệm của tất cả các Bộ, Ngành, của cả xã hội. Vì thế, hơn lúc nào hết, Bộ NNPTNT cần hợp tác với tất cả các Bộ, Ngành, trước tiên là các Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và các trường, viện để chung tay thực hiện.
Lời kết
“Việt Nam là thiên đường cho phát triển nông nghiệp” – tôi vẫn nhớ mãi câu nói của vị giáo sư Nhật khi cùng tham dự hội thảo quốc tế về nông nghiệp ở ĐBSCL vào năm 2008. Việt Nam có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, có đất tốt, nguồn nước dồi dào, nắng ấm quanh năm. Nếu người Israel làm được nông nghiệp tiên tiến trên sa mạc, người Nhật làm được nông nghiệp công nghệ cao trên đá thì chắc chắn người Việt Nam sẽ làm được hơn thế trong điều kiện vượt trội của mình. Tại sao không?
Chiến dịch toàn cầu “Cám ơn thầy cô giáo” vừa được ViewSonic khởi động như lời cảm ơn gửi đến các thầy cô, những người đã có vai trò quan trọng giúp cho học sinh tiếp tục học tập trong thời gian trường học đóng cửa vì đại dịch Covid-19.
Think Games Vietnam là chuỗi sự kiện do Google và các công ty ngành game tổ chức trong ba ngày 2 – 4/6/2021, với việc tổn kết và tìm hướng để ngành game di động tại Việt Nam phát triển tốt hơn tại các thị trường quốc tế.
TS. Vũ Duy Thức, đồng sáng lập kiêm CEO của startup tại Silicon Valley là OhmniLabs và Kambria, và Maggie Võ, lãnh đạo Fuel Venture Capital, quỹ đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD tại Mỹ, vẽ hướng cho những startup Việt có thể “kết nối thế giới”.
VNPT đã cấp tốc triển khai đường dây nóng hỗ trợ khai báo y tế – 18001119 nhằm tiếp nhận, trợ giúp mọi yêu cầu của người dân về khai báo y tế một cách kịp thời, miễn phí, không để ách tắc.
Với tham vọng phổ cập trải nghiệm nhà thông minh tới mọi đối tượng người dùng, EZVIZ vừa bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm của mình bộ đôi khóa cửa L2 và chuông cửa DB2C thông minh, có thể giao tiếp bằng hình ảnh và giọng nói.
Từ tháng 5/2021, dự án mã nguồn mở Mender bắt đầu triển khai giải pháp cập nhật phần mềm từ xa, không dây (Over-The-Air-OTA) cho các thiết bị Internet vạn vật (IoT) thông qua tESCC tại Việt Nam.
Ngày càng đa năng, các dòng thiết bị gia dụng còn được Samsung thiết kế thời thượng hơn, đặc biệt là với dòng tủ lạnh Bespoke được thiết kế dạng mô-đun cho phép người dùng tùy chỉnh theo sở thích.
Cuộc thi Solve for Tomorrow cung cấp nền tảng kiến thức, nuôi dưỡng và khuyến khích các em học sinh phát huy trí óc sáng tạo vào những mục tiêu nhân văn, giúp ích cho cộng đồng và phát triển bền vững.
Hệ sinh thái Giáo dục Samsung Edu gồm màn hình chuyên dụng dành cho giáo dục Samsung Flip 85inch, máy tính bảng, các giải pháp Giáo dục thông minh 4.0 được tích hợp giữa Flip và phần mềm dạy tiếng Hàn Quốc Visang.
Hầu hết thế giới vẫn chưa được trải nghiệm rộng rãi những lợi ích của mạng 5G, nhưng cuộc chạy đua thế hệ mạng 6G tiếp theo trong công nghệ viễn thông đang dần nóng lên.