Được mở rộng từ Chương trình tài trợ She’s Next toàn cầu, với mục đích thúc đẩy và hỗ trợ kinh doanh cho các nữ doanh nhân, ba nữ chủ doanh nghiệp Việt Nam đã nhận khoản tài trợ 10.000 USD và khóa huấn luyện một năm của IFundWomen để được hỗ trợ, phát triển và mở rộng hoạt động doanh nghiệp.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần chiếm 97% trong số 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh sự hạn chế về vốn và nguồn dự trữ không đủ để vượt qua giai đoạn khó khăn kéo dài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường linh hoạt hơn, có những suy nghĩ đột phá và khả năng tự đổi mới.
Chương trình đã nhận được bài dự thi từ các hộ kinh doanh bảo tồn ngành nghề truyền thống lâu đời đến những mô hình kinh doanh đột phá kỹ thuật số, trong lĩnh vực môi trường, văn hóa – xã hội, thể hiện tính đa dạng của các nữ doanh nhân Việt Nam.
Theo đó, những người thắng cuộc của Chương trình tài trợ She’s Next từ Visa Việt Nam là:
• EQUO, sáng lập bởi Marina Trần-Vũ, là thương hiệu bền vững sản xuất vật dụng dùng một lần như ống hút, muỗng, nĩa,… với thành phần 100% không chứa nhựa, hoàn toàn tự nhiên và có thể phân hủy sinh học như mía, cà phê, dừa… Thương giúp bảo vệ môi trường thông qua việc giảm rác thải nhựa và định hướng tập trung phát triển mảng bán lẻ trên nền tảng thương mại điện tử trong lĩnh vực sản phẩm thân thiện môi trường đặc thù của mình.
• Công ty cổ phần Palmania, đồng sáng lập bởi Châu Ngọc Dịu, với sứ mệnh bảo tồn và phát huy nghề sản xuất mật thốt nốt truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Công ty hòa mình sâu sắc cùng di sản văn hóa An Giang, với mục tiêu mang đến thêm nhiều giá trị kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương.
• Công ty cổ phần Tubudd, đồng sáng lập bởi Annie Vu, là nền tảng công nghệ kết nối du khách quốc tế với những người bạn trợ lý bản địa, để hỗ trợ và đồng hành với những trải nghiệm thú vị trong kỳ nghỉ hoặc chuyến công tác. Mạng lưới Tubudd gồm hơn 1.000 bạn bản địa, thuộc 12 quốc gia, sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch viên và trợ lý riêng của các du khách, mang lại những góc nhìn chân thực về điểm đến.
Ba doanh nghiệp thắng cuộc đều có câu chuyện kinh doanh đầy cảm hứng và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Họ cũng có sự hiện diện kỹ thuật số mạnh mẽ và mô hình kinh doanh đang được vận hành với tiềm năng mở rộng quy mô.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết: “Đại dịch là một bước ngoặt, doanh nghiệp lạc hậu, không thích ứng với sự thay đổi sẽ có những thiệt hại nhất định, trong khi các doanh nghiệp đón nhận bứt phá lại phát triển mạnh mẽ. Tôi tự hào khi nói rằng những nữ doanh nhân xuất sắc đã chứng tỏ sự linh hoạt là cần thiết để thành công. Tại Visa, chúng tôi mong muốn mang đến cho họ tầm nhìn rõ ràng hơn để có thể vượt qua định kiến, góp phần xây dựng nền kinh tế số dựa trên sự công bằng và hòa nhập. Đây là mục tiêu của chúng tôi trong Chương trình tài trợ She’s Next và tôi hy vọng những thành công sắp tới của ba nữ chủ doanh nghiệp thắng cuộc cũng sẽ thúc đẩy cho mục tiêu chung này”.
Kể từ năm 2020, Visa đã đầu tư hơn 2,5 triệu USD vào hơn 220 khoản tài trợ và các khóa huấn luyện cho nữ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua Chương trình tài trợ She’s Next trên toàn cầu, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, Ireland, Ai Cập, Morocco, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Saudi Arabia.
Đó là tên hội thảo do Viettel và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức, với mong muốn khai thác câu chuyện “thực thi” – “thực chiến” của Start up và các đội thi, hướng đến giải quyết những vấn đề nan giải
Là sinh viên năm 3 nhưng cô gái trẻ Thanh Trúc đã chính thức trở thành kỹ sư Zalo nhờ tham gia chương trình Zalo Tech Fresher 2022 với dự án phân loại hình ảnh – Bad Face Classification.
Amazon Web Services (AWS) vừa công bố đơn vị truyền thông số Vietcetera đã chuyển toàn bộ nền tảng lên đám mây AWS để phục vụ 20 triệu người dùng toàn cầu hiệu quả hơn.
Bên cạnh các dòng smartphone thế hệ mới, Xiaomi còn thể hiện tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh khi ra mắt robot hình người CyberOne và dự án sản xuất ô tô điện với kế hoạch đầu tư 3,3 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng hơn 11.400 tỷ đồng) cho giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Cuộc thi “ Design Thinking Camp” – dành cho người trẻ, start up trên quy mô toàn quốc, được tổ chức bởi Innovative Design Thinking Village (IDTV), Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, NSSC, VSMA, và các đơn vị hỗ trợ Khởi nghiệp.
Theo báo cáo của Công ty tư vấn và phân tích thị trường Mordor Intelligence, ước tính đến năm 2023, tổng giá trị thị trường TMĐT xuyên biên giới của Đông Nam Á sẽ đạt 12 tỷ USD, đóng góp tới hơn 40% tổng giá trị thị trường khu vực.
Home Credit đặt ra mục tiêu giúp người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng “mua trước trả sau” mà không cần thế chấp, hỗ trợ đối tác kinh doanh, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo nghiên cứu “Số hóa thông minh: Thúc đẩy chính phủ điện tử cho người dân khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” của VMware vừa công bố, người dân sống trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sử dụng công nghệ số nhiều hơn bao giờ hết, nhưng các chính phủ trong khu vực vẫn chậm trễ trong việc cung cấp dịch vụ.
Visa đã đưa ra giải pháp cho chủ thẻ có thể tính toán lượng khí thải carbon tạo ra bởi giao dịch thanh toán qua Visa và tiếp cận các lựa chọn khác để bù đắp carbon hoặc quyên góp từ thiện ngay trên trang web hoặc ứng dụng ngân hàng.
Ngày 2/8/2022, UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh tỉnh Nam Định.