Beefurni, từ nhà sản xuất gia công đến thương hiệu nội thất, nổi tiếng nhờ thớt gỗ

Thớt gỗ Việt Nam từ Beefurni đã xuất hiện trong nhiều nhà bếp Mỹ

Beefurni- từ một nhà sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam chuyên gia công cho các thương hiệu khác, đã xây dựng thương hiệu của riêng mình, đón đầu cơ hội kinh doanh thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới, trở thành một thương hiệu quốc tế mạnh mẽ.

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới về chế biến, xuất khẩu gỗ. Ghi dấu ấn từ các sản phẩm thô đến sản phẩm có tính hoàn thiện cao, Việt Nam hiện là một trong các nhà xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới vào Mỹ .Thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt đã được mở rộng đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 2022, trong đó Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Thông qua nhiều hoạt động sôi nổi hàng năm như hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, nội ngoại thất trong nước đã tích cực tìm kiếm các cơ hội kết nối với đối tác nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành này phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đa phần mới chỉ tập trung gia công cho thương hiệu khác hoặc xuất khẩu bán buôn hơn là khai thác tiềm năng xuất khẩu bán lẻ trực tiếp cho khách hàng ở thị trường nước ngoài.

Beefurni, từ nhà sản xuất gia công đến thương hiệu nội thất, nổi tiếng nhờ thớt gỗ - Hinh 5. Hinh anh nha may cua Beefurni
Nhà máy của Beefurni

Nhìn thấy và muốn “giải bài toán” này, Beefurni – doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất Việt Nam, đã tận dụng dòng chảy thương mại điện tử xuyên biên giới, tự phát triển và xây dựng thương hiệu riêng, tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tạo giá trị bền vững cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi, trở thành một thương hiệu riêng biệt.

Thớt gỗ cũng thành tiền

Tiền thân là một nhà sản xuất, Beefurni có bề dày kinh nghiệm trong gia công sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất cho khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn trăn trở khi nhìn thấy thực tế dù bán được hàng nhưng sản phẩm của họ không có giá trị thương hiệu, không trực tiếp nắm bắt được thị hiếu người dùng và thị trường mà phải thông qua các đối tác mua hàng sỉ. Giai đoạn đại dịch cũng đặt ra thách thức sinh tồn cho doanh nghiệp sản xuất khi các đơn đặt hàng giảm, quy trình vận hành xuất nhập khẩu gián đoạn, Beefurni được thành lập với mục tiêu tự xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, tìm hướng tiếp cận khách hàng quốc tế, mở ra một hướng kinh doanh mới thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo anh Nguyễn Phú Vương, trưởng nhóm Marketing của Beefurni trên kênh Amazon cho biết, có ba yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp khi kinh doanh trên Amazon. Thứ nhất, đó là xây dựng được thương hiệu riêng của mình. Thứ hai, liên tục cải tiến sản phẩm dựa vào phản hồi trực tiếp của khách hàng với lợi thế nắm toàn bộ quy trình sản xuất. Thứ ba, cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng để từ đó nhận được những đánh giá tích cực, gia tăng tệp khách hàng trung thành quay trở lại mua sắm.

Beefurni, từ nhà sản xuất gia công đến thương hiệu nội thất, nổi tiếng nhờ thớt gỗ - Hinh 3. Beefurni duoc thanh lap voi muc tieu tu xay dung thuong hieu cho san pham cua minh tim huong tiep can truc tiep voi khach hang quoc te
Không chỉ được sử dụng đúng công năng, thớt của Beefurni còn được sử dụng như nội thất trang trí

Về sản phẩm, từ việc nghiên cứu thói quen mua sắm của khách hàng và hiểu về cách thức vận hành thương mại điện tử xuyên biên giới, Beefurni chọn các sản phẩm gỗ gia đình nhỏ gọn, có thể tối ưu kích thước khi đóng gói và vận chuyển, gồm phụ kiện nhà bếp như thớt gỗ, giá kệ gỗ, bàn ghế gỗ gấp gọn, vỉ gỗ lót sàn ngoài trời để kinh doanh trên Amazon. Ngoài ra, để cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác, Beefurni xác định “Bring the true values” – mang đến giá trị thực cho khách hàng làm yếu tố khác biệt. “Giá trị thực này liên quan đến cả sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng. Với ưu thế là một nhà sản xuất, chúng tôi tự tin có thể đem đến nhiều lợi ích cho khách hàng mà ít nhà phân phối khác đáp ứng được”, chị Lê Thị Tú Uyên, quản lý thương hiệu Beefurni chia sẻ.

Nhỏ nhưng phải chất

Beefurni dành nhiều thời gian lắng nghe khách hàng và đo lường phản hồi thị trường, từ đó đánh giá mức độ đáp ứng của các sản phẩm hiện có với mong muốn của khách hàng để điều chỉnh thiết kế, kích thước và đặc tính của sản phẩm. Qua Amazon, Beefurni có thể đọc các phản hồi trực tiếp của khách hàng, từ đó cải tiến sản phẩm nhanh chóng, rút ngắn thời gian từ 6 tháng nếu bán hàng qua trung gian phân phối xuống còn 1 tháng khi là nhà sản xuất trực tiếp kinh doanh sản phẩm từ thương hiệu của mình. Không dừng lại ở đó, Beefurni còn cung cấp chính sách bảo hành tối thiểu 365 ngày cho các sản phẩm có lỗi liên quan đến khâu sản xuất của nhà máy.

Nhiều khách hàng chia sẻ sự hài lòng của họ sau khi mua, Tôi dùng chiếc thớt này để trang trí làm đẹp không gian bếp suốt một tuần trước khi thực sự sử dụng nó. Nhà sản xuất bảo hành 1 năm, nhưng điều này không thực sự cần thiết vì đối với tôi, chất lượng sản phẩm đã rất hoàn thiện”.

Beefurni đặt mục tiêu phát triển kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới dài hạn bằng cách đăng ký và phát triển thương hiệu riêng khi mang các sản phẩm gỗ nội ngoại thất Việt Nam ra thị trường quốc tế trên Amazon – nền tảng có lợi thế lớn về khách hàng, tính chuyên nghiệp và tỉ lệ chuyển đổi cao. Beefurni đã tham gia chương trình Brand Registry – Đăng ký thương hiệu trên Amazon để bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu, xây dựng lòng tin và sự gắn bó của khách hàng đối với thương hiệu Beefurni. Doanh nghiệp cũng chú trọng đầu tư hình ảnh, sản xuất các video minh họa tính năng, lợi ích và cách thức sử dụng tối ưu sản phẩm, tận dụng các giải pháp quảng cáo giúp tăng sự hiện diện của thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm.

Beefurni, từ nhà sản xuất gia công đến thương hiệu nội thất, nổi tiếng nhờ thớt gỗ - Hinh 4. Doi ngu Beefurni da dua ra nhieu giai phap de thich nghi voi moi truong kinh doanh moi tren Amazon
Những nghiên cứu tỉ mỉ sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm được các ngách kinh doanh tốt trên thị trường thế giới

Là ngành hàng vốn gặp nhiều thách thức trong logistic, đặc biệt là vận chuyển quốc tế, Beefurni đã lựa chọn FBA – Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon để có thể tối ưu vận hành, cũng như đảm bảo giao hàng trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp cũng như được hỗ trợ đắc lực bởi chương trình FBA, Beefurni cũng gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu do ảnh hưởng bởi Covid-19. Ngoài việc thời gian vận chuyển kéo dài hơn, số lượng đơn hàng ban đầu cũng chưa cao khiến Beefurni đứng trước khó khăn về giới hạn kho lưu trữ. Đội ngũ Beefurni đã đưa ra nhiều giải pháp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới như thống kê và chọn lọc các sản phẩm nhỏ và bán chạy ưu tiên lưu tại kho Amazon đồng thời thuê kho bên ngoài để gia tăng số lượng hàng dự trữ, từ đó vượt qua giai đoạn thách thức và kinh doanh ổn định dần với mô hình kinh doanh mới này.

Mở rộng thị trường

Trong 10 tháng đầu năm 2022, kết quả kinh doanh của Beefurni đã tăng gần 300% so với cùng kỳ năm trước. Không phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn hàng gia công sỉ, với lượng đơn hàng từ Amazon, công suất của nhà máy đã tăng lên đáng kể, kế hoạch sản xuất trong nhà xưởng cũng ổn định hơn, đáp ứng nhu cầu công việc tốt hơn cho công nhân.

“Mục tiêu của Beefurni là phủ sóng thương hiệu trên khắp nước Mỹ, sau đó mở rộng việc bán hàng trên Amazon đến các khu vực UK hoặc Singapore hay Nhật Bản trong thời gian tới”, anh Nguyễn Phú Vương, đại diện Beefurni cho biết. Câu chuyện của Beefurni phản ánh một bức tranh chuyển đổi của các nhà sản xuất truyền thống tại Việt Nam, chủ động tìm hướng đi mới để thích nghi với môi trường kinh doanh toàn cầu trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ. Nội ngoại thất gỗ Việt hứa hẹn sẽ tạo được giá trị mới với những thương hiệu toàn cầu, doanh nghiệp nhạy bén tận dụng thương mại điện tử để phủ sóng rộng hơn trên toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm
Phát triển các Khu công nghiệp số nên được ưu tiên hàng đầu

Quá trình chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra rộng khắp nhưng hình như thiếu hình mẫu hội tụ. Thực tế cho thấy, về mọi mặt, không có điểm mẫu CĐS nào tốt hơn là các Khu công nghiệp (KCN) số. Vì vậy, phát triển các KCN số nên được ưu tiên hàng đầu.

Amanotes xây hệ sinh thái cho trải nghiệm âm nhạc cá nhân

Amanotes, công ty âm nhạc tương tác nổi tiếng của Việt Nam đưa ra mục tiêu xây dựng hệ sinh thái âm nhạc tương tác hàng đầu thế giới nhằm giúp người dùng có thể chủ động trải nghiệm âm nhạc theo sở thích cá nhân.

9.000 lượt đăng ký dự tuyển thử vào các lớp đầu cấp bằng Zalo tại hà Giang

Lần đầu tiên triển khai tiếp nhận đăng ký tuyển sinh đầu vào các cấp bằng Zalo, Sở GD&ĐT Hà Giang nhận được nhiều phản hồi tốt

Ví Trả Sau MoMo nhận giải thưởng Sao Khuê vì giúp “bình dân hóa” tín dụng

Ngày 28/4/2023 vừa qua, Ví Trả Sau trên MoMo đã được vinh danh là “Top 10 Sao Khuê năm 2023” – giải thưởng thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức.

Google mở cửa chương trình Growth Lab cho các nhà phát triển ứng dụng Việt Nam

Trong hai năm 2021 và 2022, Gaming Growth Lab của Google là chương trình đào tạo dành riêng cho các nhà phát triển game. Trong năm 2023 Google mở rộng chương trình nhằm hỗ trợ các nhà phát triển nằm ngoài lĩnh vực game mobile, bao gồm các nhà phát triển ứng dụng di động Công cụ & Tiện ích (Tools and Utilities), đồng thời cung cấp quyền truy cập mở vào nội dung đào tạo của chương trình.

Cần nhanh chóng xây dựng các trường trung học số

Phương pháp giáo dục truyền thống có nhiều hạn chế, trong đó, nổi bật hơn cả là hạn chế về phương pháp và chương trình giáo dục, về áp lực từ thành tích học tập và sự thiếu tự chủ của học sinh, về cơ sở vật chất và hạn chế trong quản lý nhà trường.

Ứng dụng thanh toán số vào kinh doanh ẩm thực, tặng 50.000 thiết bị SmartBox cho các tiểu thương

SmartPay – doanh nghiệp cung cấp các giải pháp tài chính công nghệ, hỗ trợ kinh doanh vừa phối hợp cùng Hiệp hội Ẩm thực TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề “Doanh nghiệp F&B với thanh toán điện tử”. Thói quen người dùng đã thay đổi, công nghệ cũng sẵn sàng, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến, đã đến lúc ăn tô hủ tiếu bên đường cũng có thể “quẹt thẻ”.

Trợ lý tiếng Việt Kiki sẽ lên hệ thống đầu giải trí hãng xe Hàn Quốc

Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Hạ tầng Ô tô Thành Công (TCMS), công ty TNHH Motrex (Hàn Quốc) và Zalo AI đã ký kết hợp tác, chính thức tích hợp trợ lý tiếng Việt Kiki lên hệ thống đầu giải trí do Motrex sản xuất.

Amazon bảo vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ trong xuất khẩu của đối tác bán hàng Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/04), Amazon Global Selling Việt Nam công bố các xu hướng mới nhất về xây dựng- bảo hộ thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong xuất khẩu trực tuyến của các đối tác bán hàng Việt Nam.

Visa cập nhật lộ trình An ninh Thanh toán tại Việt Nam

Visa vừa công bố loạt giải pháp bảo mật thanh toán mới tại Việt Nam nhằm chống tội phạm mạng, bảo vệ hệ sinh thái thanh toán cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng và doanh nghiệp.