Sự nở rộ của các ứng dụng AI tạo ra mối lo ngại chính đáng về việc máy móc sẽ thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Nhưng có lẽ trong kiến trúc, AI không phải là đối thủ mà sẽ là trợ lý đắc lực cho kiến trúc sư. Con người và AI có phải là một sự kết hợp không thể thiếu trong kiến trúc? Một ngành đòi hỏi sự chuẩn xác của tính toán khoa học và cả mỹ cảm của con người.
Cuối năm 2022, OpenAI – một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence -AI) đã gây chú ý trên toàn cầu nhờ vào việc ra mắt chat GPT. Công cụ này thu hút đông đảo người dùng trên khắp thế giới và trở thành ứng dụng có lượng đăng ký tăng nhanh nhất trong lịch sử. Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực nghiên cứu của ngành khoa học máy tính từ những năm 1950s, nay nhờ vào cơ sở dữ liệu khổng lồ trên internet và sự phát triển của máy tính có cấu hình mạnh, nghiên cứu này đã có những bước tiến đầy hứa hẹn. AI được sử dụng ở nhiều lĩnh vực kể cả trong kiến trúc. Sự có mặt của AI giúp cho quá trình thiết kế trở nên nhanh chóng và thuận lợi. Có thể xem đây là một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực kiến trúc kể từ sau sự xuất hiện lần đầu của máy vi tính trong hoạt động thiết kế.
Từ máy vi tính đến AI
Khác với các bộ môn nghệ thuật thuần túy, thực hành kiến trúc thường là một quá trình dài và đòi hỏi khả năng xử lý nhiều công việc từ bản vẽ đến công trường. Việc gắn chặt với các hoạt động xây dựng cũng khiến cho kiến trúc trở thành một lĩnh vực tương đối phức tạp và tốn kém. Điều đó dẫn đến việc con người luôn tìm cách cải tiến để làm cho quá trình thiết kế – thi công ngày càng tinh giản, chuẩn xác và hiệu quả hơn. Công nghệ là một phần không thể thiếu trong nỗ lực này.
Vào năm 1963, nhà khoa học máy tính người Mỹ Ivan Sutherland đã tạo ra SketchPad. Đây được xem là một trong những cột mốc khởi đầu cho quá trình thiết kế có sự hỗ trợ của máy vi tính (Computer-Aided Design-CAD). Đến những năm 1980s, mô hình CAD càng được áp dụng rộng rãi nhờ vào sự ra đời của các phần mềm hỗ trợ. Sự xuất hiện của CAD giúp cho kiến trúc sư kiểm soát các thiết kế tốt hơn, cho phép các bên dễ dàng phối hợp vào một dự án và giảm thiểu tối đa chi phí thực hiện bản vẽ [1]. Cho đến năm 1988, mô hình tham số (Parametric modeling) bắt đầu được chú ý như là một bước tiến mới trong kiến trúc và xây dựng. Parametric giúp tạo ra các mô hình mô phỏng công trình (Building Information Model – BIM) cho phép thực hiện chuẩn xác công tác thi công và vận hành cũng như dự trù các chi phí của dự án, giảm thiểu tối đa phát sinh và sai sót khi chỉnh thiết kế[1]. [2].
Khoảng thời gian cho các phát kiến mới ngày càng rút ngắn. Nếu như phải mất hơn 20 năm để đi từ CAD tới thiết kế tham số thì ngay khi mô hình tham số trở nên phổ biến, AI đã có những ứng dụng cụ thể trong kiến trúc và xây dựng. Không chỉ dừng lại ở việc mô phỏng vận hành công trình, AI còn có thể lập các kịch bản dự đoán sự phát triển của một khu vực trong tương lai. Ngoài ra khi kết hợp với công nghệ robot, AI đã có thể hỗ trợ thi công với những vật liệu khó như tre hoặc sợi hữu cơ. Trong khi công nghệ in 3D chỉ mới thực hiện được với một vài vật liệu tương thích.
Một khởi đầu mới
GAN (Generative Adversarial Network) có thể hiểu là mô hình sinh ra dữ liệu mới, được biết đến như là một phần của trí tuệ nhân tạo. Thông qua GAN, máy tính có thể học các dữ liệu sẵn có và phân tích để tự đưa ra các sản phẩm hoàn toàn mới, chẳng hạn như tự tạo ra chân dung của những người không có thật. Dựa trên cách hoạt động này, GAN đã được Kiến trúc sư Thụy Sĩ Stanislas Chailou tích hợp với kiến trúc cho ra mô hình ArchiGAN. Với mô hình này, máy tính có thể tự tạo ra nhiều phương án mặt bằng căn hộ với khung tường bao cho trước[2] [3]. Đầu tiên, máy tính sẽ được nạp dữ liệu là mặt bằng bố trí của nhiều căn hộ khác nhau. Khi bắt đầu công việc, máy tính sẽ tiếp nhận dữ liệu (Input) là mặt bằng của căn hộ chỉ thể hiện vị trí cửa sổ và cửa vào chính. Từ đó, thông qua GAN, máy sẽ trả về các dữ liệu (Output) là những mặt bằng đề xuất vị trí phòng khách, phòng ngủ, bếp… dưới dạng tô màu phân vùng, phù hợp với hình dạng mặt bằng và vị trí cửa sổ, lối vào của căn hộ. Ở vòng thứ hai, các mặt bằng tô màu nêu trên sẽ trở thành dữ liệu đầu vào (Input) và sản phẩm đầu ra (Output) sẽ là các mặt bằng bố trí có vật dụng nội thất chi tiết cho từng phòng trong nhà. Từ các kết quả mà “trợ lý” AI trả về, kiến trúc sư có thể xem xét và điều chỉnh hoàn thiện để có phương án hợp lý nhất. Quá trình thiết kế cộng tác giữa người và máy giúp cho công việc được giải quyết nhanh chóng và các kiến trúc sư có thời gian tham gia vào nhiều dự án hơn trước.
Năm 2021, công trình LivMatS Pavilion được dựng trong vườn bách thảo của Đại học Freiburg, Đức. Đây là một công trình kết hợp giữa vật liệu tự nhiên là sợi lanh và phương pháp thi công công nghệ cao với sự tham gia của robot cùng với AI. Với công trình này, AI – cụ thể là mô hình học tăng cường (Reinforcement Learning -RL) đã được áp dụng. Học tăng cường là một mô hình mà máy tính sẽ bổ sung thêm học về công việc trong tình huống thực tế và tự khám phá ra cách thức thực hiện để đạt được kết quả tối ưu nhất. Một đội robot nhỏ, đơn giản và rẻ tiền được sử dụng để thực hiện các thao tác vật lý, AI đóng vai trò điều phối nhóm robot nhằm tối ưu hóa các chuyển động và điều chỉnh thao tác cho phù hợp với các dung sai trên thực tế. Ngoài việc bện và thi công sợi lanh như ở công trình LivMatS Pavilion, mô hình robot kết hợp AI còn được nghiên cứu phát triển để thực hiện với vật liệu khó hơn chẳng hạn như tre[3] [4]. Mô hình học tăng cường cho phép máy tính học được đặc tính mềm dẻo và độ đàn hồi thay đổi của cây tre từ đó điều khiển robot thực hiện các thao tác uốn cong, kết nối các bó tre chuẩn xác hơn.
Có thể xem trí tuệ nhân tạo-AI là một trợ thủ đắc lực cho con người trong quá trình làm kiến trúc. Bằng cách xử lý một lượng lớn các công việc phức tạp một cách nhanh chóng, AI giúp việc thiết kế trở nên hiệu quả hơn và các giảm thiểu sai sót trong quá trình thi công. Tập san kiến trúc nổi tiếng của Anh là Architectural Design đã dành số thứ 3 của năm 2022 cho chủ đề trí tuệ nhân tạo và kiến trúc. Trong lời giới thiệu của ấn phẩm này, hai kiến trúc sư Matias del Campo và Neil Leach đã khẳng định mạnh mẽ về vị thế của trí tuệ nhân tạo: “ Hãy quên thiết kế tham số (Parametric) và cả in 3D đi, thập niên này là của AI. Đây mới là kỹ thuật đầu tiên của thế kỷ XXI21 đang tạo ra cuộc cách mạng trong kiến trúc.”[4].[5]
Tại Việt Nam, AI trong kiến trúc gần như chỉ mới dừng lại ở việc tạo ra phối cảnh giả tưởng hoặc được xem như ý tưởng quản lý – vận hành tại các chung cư. Vẫn còn rất hiếm trong việc áp dụng những ứng dụng của AI vào việc thiết kế không gian cũng như thi công tự động. Với độ mở trên toàn cầu về thông tin và công nghệ như hiện nay, có lẽ các kiến trúc sư và chủ đầu tư tại Việt Nam sẽ sớm có cơ hội “cộng tác” toàn diện với các “trợ lý” AI trong thiết kế và xây dựng.
Bài đã in trong Có ngôi nhà ở trong ta (Phanbook và NXB Dân trí ấn hành 2024)
[1] Chaillou S. (2022). Artificial Intelligence and Architecture: From research to practice. Birkhäuser.
[2] Chaillou S. (2022). Artificial Intelligence and Architecture: From research to practice. Birkhäuser.
[3] Campo M. del, và Leach N. (Eds.). (2022). Machine hallucinations: Architecture and artificial intelligence (Vol. 92). John Wiley & Sons.
[4] Campo M. del, và Leach N. (Eds.). (2022). Machine hallucinations: Architecture and artificial intelligence (Vol. 92). John Wiley & Sons.
Thật bất ngờ (hoặc không bất ngờ lắm), khi sắp hết năm rồi mà phim Việt vẫn chưa có một “bom tấn” nào đúng nghĩa, tức là đạt đánh giá cao về chuyên môn mà lại đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Đã hai năm trôi qua từ ngày ChatGPT bùng nổ khắp toàn cầu và khởi đầu cho cuộc cách mạng AI, cuộc cách mạng công nghệ này đang dần thay đổi sâu sắc cách thức làm việc của con người, thay đổi lực lượng lao động, và thậm chí biến đổi cấu trúc kinh tế của nhân loại.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 22/1 tại Davos, Thụy Sĩ, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tọa đàm với các tập đoàn dược phẩm toàn cầu với chủ đề: “Dược phẩm Việt Nam trong kỷ nguyên số – Tương lai từ đổi mới sáng tạo và công nghệ”. Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức.
Samsung đã chính thức ra mắt Galaxy S25 Ultra, Galaxy S25+ và Galaxy S25, các smartphone AI mang đến khả năng nhận diện văn bản, giọng nói, hình ảnh và video cho trải nghiệm tương tác tự nhiên hơn.
AI có thể đã bị xem như phần máy móc sao chép con người, ở đó chỉ có sự duy lý của các thuật toán. Vậy mà bằng một định hướng khác, MoMo đã biến AI trở nên có cảm xúc, thấu hiểu, sẵn sàng bảo vệ và là trợ thủ đắc lực của con người.
Chúng ta thường nghe thầy cô giáo hoặc phụ huynh nói rằng sẽ cố gắng dạy cho học sinh hoặc đứa trẻ nên người. Vậy thì khi chưa “nên người”, học sinh hoặc đứa trẻ ấy chưa phải là “người” hay sao? Rõ ràng “người” ở đây là một khái niệm phức hợp, nó bao gồm cả danh từ, tính từ, trạng từ và cả hình dung từ nữa. Những gì người ta đang làm với trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence: AI) hiện nay cũng vậy, nó là một khái niệm khá phức hợp.
Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá lịch sử đầy biến động của trí tuệ nhân tạo (AI), từ những giấc mơ vĩ đại, những giai thoại chưa kể, đến những con người đã định hình nên lĩnh vực này. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhìn về tương lai – nơi AI có thể không chỉ là công cụ mà còn đồng hành cùng nhân loại trong hành trình khám phá vũ trụ tri thức vô tận.
Zalopay, hiện thời, đã có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán cho các dịch vụ Apple tại Việt Nam. Khách hàng có thể sử dụng tài khoản Zalopay để thanh toán cho mọi giao dịch trên App Store, Apple Music, Apple TV, iTunes Store, iCloud và nhiều dịch vụ khác.
Chợ Tốt vừa ra mắt tính năng ‘Quét Là Bán’, ứng dụng công nghệ AI, cho phép việc chụp , chọn giá, đăn g bán đồ cũ rất tiện.
Năm qua, Shopee ghi nhận những đột phá về cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, nổi bật là việc đầu tư mạnh mẽ cho mô hình mua sắm giải trí.