Ngày 28/11/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dịch Vụ Công nghệ Tin học HPT (HPT) và các Đối tác quốc tế SAS Institute và Sutra Management Consultancies tổ chức Hội thảo “FraudGuard CxO Roundtable 2024: Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận với AI/ML”.
Trong bối cảnh thời đại chuyển đổi số bùng nổ, một thách thức lớn và nguy hiểm chính là sự gia tăng các mối đe dọa gian lận tài chính đang ngày càng trở nên phức tạp và khó lường. Đây là vấn đề nóng và mang tính thời sự cao, không chỉ thu hút sự chú ý của ngành ngân hàng mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Đặc biệt khi chúng ta đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn các hành vi gian lận và lừa đảo trong các giao dịch thanh toán trực tuyến.
Hội thảo “FraudGuard CxO Roundtable 2024: Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận với AI/ML” được tổ chức nhằm tạo cơ hội trao đổi và chia sẻ các xu hướng công nghệ mới nhất, trong đó có AI/ML (AI: trí tuệ nhân tạo, Machine Learning: học máy) ứng dụng trong công tác phòng chống rủi ro gian lận tài chính và kinh nghiệm triển khai thực tiễn dưới góc nhìn của đơn vị triển khai trong nước và quốc tế, góp phần hỗ trợ các Tổ chức tín dụng tái cấu trúc chiến lược phòng chống gian lận toàn diện và hiệu quả.
Với các nội dung thảo luận, chia sẻ mang tính nghiệp vụ chuyên sâu, hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham dự của các Lãnh đạo Ngân hàng, Lãnh đạo khối CNTT, Khối quản lý rủi ro, Phòng pháp chế tuân thủ và các Phòng ban liên quan của các Tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam cho thấy rằng đây là nhu cầu cấp thiết và rất được các Ngân hàng và tổ chức tín dụng quan tâm hiện nay.
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Trung tâm đào tạo Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Trung tâm đào tạo Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam chia sẻ “Khó khăn, thách thức lớn nhất của chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán là đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch thanh toán. Sự phát triển của công nghệ mới như blockchain (công nghệ chuỗi khối), big data (dữ liệu khối lượng lớn), AI (trí tuệ nhân tạo) đòi hỏi các ngân hàng phải có sự thay đổi về mô hình quản lý và các hành lang an toàn trước những sự cố về an ninh mạng và bảo mật thông tin khách hàng trong thời kỳ công nghệ số. Đặc biệt, với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số kéo theo sự gia tăng của những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động ngày càng thường xuyên. Đối với lĩnh vực thanh toán, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán thẻ qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn, dẫn đến tâm lý e ngại sử dụng dịch vụ, đặc biệt đối với những người dân ở nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa do kiến thức công nghệ thông tin còn hạn chế”.
Theo báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia bị thiệt hại nặng nề do gian lận thanh toán số. Các hình thức gian lận trong thanh toán số phổ biến tại Việt Nam bao gồm tấn công mạng (phần mềm độc hại, lừa đảo, tấn công trung gian), mạo danh, gian lận phi kỹ thuật, lạm dụng chính sách hoàn tiền, gian lận của bên thứ nhất… Còn theo thống kê của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công An, trong năm 2023, đã có gần 16.000 phản ánh lừa đảo qua mạng, với nhiều ngàn tỷ đồng đã bị chiếm đoạt.
Việc phòng chống gian lận, doanh nghiệp không chỉ đối mặt với những thách thức từ phía khách hàng mà còn phải ngăn chặn các mối đe dọa, nguy cơ tiềm ẩn từ bên trong. Để có thể đi trước tội phạm tài chính và bảo vệ an toàn tài chính cho tổ chức của mình cũng như cho khách hàng, các tổ chức tín dụng cần triển khai những chiến lược phòng ngừa gian lận phải vừa hiệu quả, vừa có khả năng thích ứng linh hoạt với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ.
Ông Nguyễn Quốc Duy, Giám đốc Quản lý dự án HPT
Tham gia sự kiện, các đối tác SAS và Sutra đã có những phần trình bày thực tiễn về chủ đề “Xây dựng chiến lược phòng chống rủi ro gian lận toàn diện dựa trên ba yếu tố Con người – Quy trình – Công nghệ” và “Ứng Dụng AI/ML và Phân Tích Chuyên Sâu để Tối Ưu Chi Phí Quản Lý Gian Lận”. Với kinh nghiệm triển khai thành công Giải pháp quản lý rủi ro gian lận cho một Ngân hàng TMCP lớn hàng đầu ở Việt Nam, Công ty HPT cũng nhấn mạnh đến các yếu tố ưu tiên quyết định trong triển khai dự án hiệu quả góp phần hỗ trợ các Ngân hàng định hình được lộ trình triển khai dự án trong tương lai – bao gồm “Cam kết từ lãnh đạo”, “Mục tiêu rõ ràng” và “Đối tác triển khai”.
Đánh giá cao công tác chống gian lận, ông Nguyễn Hồng Quân – Ủy viên Hội đồng VNBA kiêm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TPBank khẳng định – “Chống gian lận là điều bắt buộc các ngân hàng phải làm. Hãy tự đặt câu hỏi ngân hàng mình đã có một giải pháp chống gian lận đủ tốt và toàn diện chưa, và vai trò của ban lãnh đạo ngân hàng chính là cần chọn đúng giải pháp và đúng đối tác triển khai. Sau khi chọn đúng, hãy tiến hành. Hãy quyết tâm và tập trung vào mục tiêu”.
Với 30 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp dịch vụ CNTT cho khách hàng và 15 năm là đối tác chiến lược của SAS Institute – Đơn vị chuyên cung cấp giải pháp phần mềm phân tích dữ liệu (data analytics) hàng đầu thế giới, Công ty HPT mong muốn có thể đem đến các giải pháp về Quản lý tài sản nợ – tài sản có, Quản lý rủi ro, Quản lý rủi ro tín dụng, Tuân thủ gian lận và tội phạm tài chính, Chống rửa tiền, Nhận dạng và gian lận kỹ thuật số, Gian lận thanh toán, phân tích khách hàng… xây dựng một hệ thống đồng bộ dành riêng cho lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Dựa trên kinh nghiệm triển khai thành công nhiều dự án lớn và mang tầm chiến lược cho các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam, HPT đã khẳng định năng lực chuyên môn cao của mình trong việc phối hợp cùng các đối tác công nghệ hàng đầu để cung cấp sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin bền vững tại thị trường Việt Nam.
Tại Việt Nam, trung tâm dữ liệu được dự báo là một trong những ngành có phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, với mức tăng trưởng hàng năm 10,8% và thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 1,26 tỷ USD Mỹ vào năm 2030.
Tại sự kiện Internet Day 2024 với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam: Bứt phá với DC, Cloud, 5G & AI,” Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã giới thiệu các giải pháp công nghệ đột phá, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy kết nối và chuyển đổi số toàn diện.
Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đã thành công thực hiện sáng kiến She TechFest. Đây là một chương trình đặc biệt nhằm tìm kiếm, hỗ trợ và vinh danh các nữ chủ doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo của người Việt.
MoMo đang đẩy mạnh triển khai thêm nhiều hoạt động hỗ trợ người dùng kịp thời hoàn tất xác thực sinh trắc học trên app MoMo và mở rộng đa kênh. Các giải pháp của MoMo đơn giản hóa quá trình xác thực, tuân thủ Thông tư 40 của Ngân hàng Nhà nước để tránh tình trạng người dùng bị dừng toàn bộ giao dịch nếu không hoàn thành trước thời hạn 1/1/2025.
Công ty Cổ phần VinBrain (startup AI công nghệ y tế được đầu tư bởi Vingroup) vừa chính thức giới thiệu DrAid™ EndoAI – giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, giúp giảm thiểu nguy cơ bỏ sót tổn thương và có thể hỗ trợ phát hiện một số loại tổn thương đường tiêu hóa khác nhau trong thời gian thực, đặc biệt là nhóm tổn thương ung thư.
GE HealthCare vừa chuyển giao cho Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh dòng máy tân tiến nhất Revolution Apex Elite 3.0 – Hệ thống CT cao cấp siêu tốc độ cung cấp 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng công nghệ quang phổ thông minh, tăng tối đa mức độ an toàn cho bệnh nhân và mức độ chi tiết vượt trội cho hình ảnh.
Tại Hội thảo – Triển lãm Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2024 (Vietnam Cyber Security Day 2024), ông Li Hai – Giám đốc An ninh Bảo mật, Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei toàn cầu đã có bài báo cáo chuyên sâu về nội dung “Tạo dựng Niềm tin số, Bảo vệ Thịnh vượng số tại Việt Nam”.
Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng vường được Vingroup thành lập với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.
Thông qua công ty thành viên FPT Consulting Japan, tập đoàn FPT và tập đoàn SCSK của Nhật Bản vừa công bố kế hoạch thành lập liên doanh COBOL PARK, tập trung giải quyết các thách thức ngày càng tăng trong việc duy trì và hiện đại hóa các “hệ thống kế thừa” (legacy system), đặc biệt là công nghệ máy tính lớn (mainframe).
Chương trình hội thảo với chủ đề “Tầm Nhìn cho Giáo Dục trong Thời Đại Số” nằm trong khuôn khổ Hội Nghị Thượng Đỉnh Đổi Mới Sáng Tạo Việt Nam 2024 vừa diễn ra, đã gợi mở nhiều tiềm năng và khai phóng khi thay đổi từ phương pháp truyền thống sang các mô hình học tập linh hoạt như học trực tuyến, giáo dục STEM, ứng dụng AI và kỹ năng thế kỷ 21.