Những người yêu thích AI đều tin tưởng rằng công nghệ này sẽ nâng cao khả năng giải quyết công việc cũng như sáng tạo. Tuy nhiên, cũng còn đó nhiều ý kiến cho rằng AI cũng có thể tạo ra những bước ngoặt đen tối như bộ phim “Kẻ hủy diệt” đã từng dự báo.
Có một điều rất dễ nhận ra là những người có tiếng nói thường không trông đợi quá nhiều nhưng cũng rất dõi theo từng bước tiến của công nghệ và xu hướng đang phát triển cực nhanh này. Họ rất quan tâm đến việc liệu nó sẽ biến đổi các công ty theo hướng tích cực như thế nào, nhưng cũng quan ngại về việc AI sẽ có thể là kẻ “tiêu diệt lao động” như có nhiều phân tích được đưa ra trước đó.
Tiềm năng của AI là lớn không phải bàn cãi, và ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google đã đem lại nhiều điều bất ngờ cho tất cả mọi người.
Cũng giống như những công nghệ tiên tiến khác, AI cũng có ưu và nhược điểm, có những câu hỏi và vấn đề xung quanh. Nhiều người sẽ sử dụng AI cho mục đích tốt và cũng không thiếu những ý định muốn tận dụng khả năng của AI để gây hại. Dưới đây là những điều mà AI có thể làm được và chưa làm dược ở thời điểm hiện tại.
1/ Viết luận học thuật – và gần như tất cả các vấn đề liên quan đến sản xuất nội dung
Đây là một chủ đề nóng đang được bàn tán rất nhiều, và tùy thuộc vào bạn thuộc phe nào, thì câu trả lời vẫn luôn là: Có, AI có thể viết được các bài luận học thuật. Chúng có thể không phải là những áng văn chương lai láng, nhưng vẫn đủ dùng cho nhu cầu học đường. Bản thân ChatGPT của OpenAI khi được hỏi cũng đã trả lời như sau: Đúng, tôi có khả năng viết luận học thuật. Là một mô hình ngôn ngữ, tôi đã được huấn luyện với kho dữ liệu học thuật khổng lồ và có thể truy cập vào nhiều thông tin cũng như kiến thức được sử dụng bổ trợ cho nhu cầu viết lách cao cấp hơn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng các phản hồi của tôi được tạo ra dựa trên các dữ liệu tôi nhận được, và tôi không có ý kiến cá nhân hay góc nhìn phiến diện. Vì vậy, mặc dù tôi có khả năng viết các bài luận học thuật dựa trên một chủ đề được đưa ra, tôi không có khả năng sáng tạo ra ý tưởng hay lập luận nguyên bản. Ngoài ra, các bài luận học thuật thường đòi hỏi các cấu trúc riêng biệt, và tôi chắc chắn sẽ bám theo các nguyên tắc đó. Tuy nhiên, nếu có các yêu cầu riêng cho những bài tập cụ thể hoặc một bộ hướng dẫn định dạng nào đó cần phải được làm theo, điều quan trọng nhất để tôi nắm rõ là bạn phải cho tôi biết để kết quả đạt đúng theo những gì được yêu cầu.
Bên cạnh viết luận, ChatGPT còn có thể sáng tác truyện, tạo trò cười, và đưa ra lời khuyên. Một series phim hoạt hình nổi tiếng của Mỹ là South Park đã tạo ra một tập phim mới đây với tựa “Deep Learning” và sử dụng ChatGPT như là đồng biên kịch để có thể chế giễu những gì nó làm được. Mặc dù có rất nhiều khả năng, nhưng ChatGPT có các giới hạn và nó sẽ thông báo với người dùng ngay khi không có câu trả lời.
2/ Tạo ra tác phẩm nghệ thuật
Đây là một chủ đề được dùng thường xuyên trong các cuộc tranh cãi. Liệu các sản phẩm có được gọi là tác phẩm nghệ thuật nếu nó được tạo ra bởi AI? Về bản chất AI không thể tạo ra nghệ thuật. AI chỉ có thể tạo ra sản phẩm khi được cung cấp các dòng lệnh, và nguồn cảm hứng khi vẽ được lấy từ các máy học. Một khi lệnh được nhập vào, chúng ta sẽ nhận về cả các tác phẩm lộng lẫy lẫn các khung hình đen tối và đáng sợ.
Một vấn đề khác là khi con người phụ thuộc quá nhiều vào AI, liệu điều đó có làm khô cứng khả năng sáng tạo của mình? Nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường này, tương lai của các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, văn thơ… sẽ như thế nào? Chúng ta đã từng chứng kiến smartphone nhanh chóng trở thành nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như thế nào, và cũng có thể dự đoán một cách đơn giản rằng AI cũng sẽ là một thế lực mới.
3/ Được huấn luyện và học
Có nhiều hướng tiếp cận đến AI. Một là lập trình và một là học thông qua kinh nghiệm. Các AI được lập trình nhận một lượng dữ liệu nhất định và tự tạo ra khả năng quyết định và nhận biết toàn bộ các kết quả có thể của những quyết định trên trước khi làm gì đó. Thuật toán máy học bắt đầu từ con số không và thu thập dữ liệu, học hỏi từ các kinh nghiệm mới như con người. Càng tiếp xúc nhiều với cùng một vấn đề, nó sẽ trở nên tốt hơn thấy rõ trong lĩnh vực đó.
Boston Dynamics sử dụng dạng AI này cho các robot của mình. Cũng giống như các đứa bé phải học bò, đi rồi mới chạy, các robot của Boston Dynamic học cách giữ thăng bằng trên một chân, leo các địa hình khó và kể cả nhảy.
4/ Đầu tư
Bạn có thể hình dung về lượng dữ liệu khổng lồ sẽ hữu dụng như thế nào khi nói về tài chính và đầu tư, và với khả năng dự đoán của mình, AI sẽ chỉ có cải thiện tốt hơn mọi thứ mà thôi. Điều này có hợp pháp không? Liệu nó có công bằng không? Câu trả lời là Có cho cả hai. Ít nhất 52% các công ty tài chính ở Mỹ hiện tại đang sử dụng trí tuệ nhân tạo cho các giao dịch chứng khoán và phát triển chiến lược đầu tư. AI đã cho phép những chuyên gia chứng khoán và nhà đầu tư có thêm nhiều quyết định chính xác hơn với tốc độ nhanh hơn. Nó tận dụng máy học mà chúng ta đã nói ở trên để phân tích và nhận định các xu hướng mà chúng ta không thể tự mình làm, và kể cả việc điều chỉnh chiến lược đầu tư dựa trên những dữ liệu cũ.
5/ Phân tích các cuộc gọi điện thoại để tìm xu hướng
“Signal Discovery” của Invoca có nhiều tính năng AI ấn tượng. Nó sẽ tự động phân tích và phân loại hàng nghìn cuộc gọi điện thoại mà công ty bạn nhận được. Bạn sẽ có quyền truy cập và các dữ liệu giúp giáo dục bản thân và đội của mình về chiến lược, các thuật ngữ, chủ đề hoặc cụm từ đã và đang đóng góp hoặc cản trở thành công của mình. Sau đó bạn có thể sử dụng các thông tin này để cải thiện nội dung bán hàng, cải thiện các tin nhắn marketing, và kể cả định vị lại chiến lược nghiên cứu cũng như phát triển của công ty để giữ cho khách hàng của mình luôn hài lòng.
6 điều AI chưa thể làm được ở thời điểm này
Mặc dù AI đã phát triển khá nhiều trong vài năm qua, nó vẫn gặp nhiều giới hạn. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những gì AI chưa thể làm được, ít nhất là trong thời điểm này.
1/ Đa nhiệm
Hầu hết các hệ thống AI được đều được huấn luyện để giải quyết các vấn đề chuyên dụng, mặc dù những nhà sáng tạo AI đang cố gắng phát triển công nghệ để nó có thể xử lý nhiều loại tác vụ khác nhau cùng lúc. Google vừa mới có một bước tiến mạnh mẽ với việc trang bị Routines cho Google Assistant. Nhưng dạng đa nhiệm đó là AI làm một loạt các nhiệm vụ được lựa chọn (ví dụ bật đèn, chia sẻ các thông báo…) sau khi nhận được lệnh từ người dùng. Vì vậy, có thể chắc chắn rằng AI ở thời điểm hiện tại không thể theo dõi các phân tích bán hàng đồng thời phản hồi email của khách và ghi chú trong một cuộc họp tổng kết kinh doanh quý.
2/ Giải thích các quyết định
AI có một điểm yếu cố hữu là khả năng giải thích các vấn đề. Nó có thể dưa ra câu trả lời và dự đoán dựa trên các thuật toán và mô hình dữ liệu nó sử dụng để học, nhưng người dùng các sản phẩm tích hợp AI không biết chính xác thông tin nào nó sử dụng để đưa ra quyết dịnh. Ví dụ, khi nhận diện hình ảnh một con người, liệu AI có quyết định dựa trên việc “thấy” miệng, hay mắt hoặc mũi trong tấm hình không? Và theo một báo cáo của McKinsey Quarterly cho biết, mô hình dữ liệu càng lớn và phức tạp, thì nó càng khó giải thích dưới thuật ngữ của con người rằng tại sao AI có quyết định như vậy.
Đây là một câu hỏi khác sâu hơn về khả năng đưa ra quyết định của AI: Làm thế nào người dùng cuối biết được câu trả lời mà công nghệ AI đưa ra công bằng và không phiến diện? Một lần nữa, con người cung cấp dữ liệu cho AI và lập trình để hình thành và nhấn mạnh các quyết định của công nghệ. Vì vậy, “thông tin vào, thông tin ra” hay nói cách khác “nhập rác vào sẽ thải ra rác” là một sự mạo hiểm với bất kì dòng AI nào.
3/ Đưa ra các đánh giá đạo đức
Các công nghệ AI đơn giản không biết liệu chúng có đang làm “đúng” hay “sai” khi đưa ra một quyết định, bao gồm cả việc đánh giá có thể đem đến kết quả là chết hoặc bị thương. Liệu một chiếc xe tự hành sẽ bẻ lái ở góc cua gấp, né rào chắn và đâm vào những đứa trẻ hay thú nuôi đang lưu thông, hay nó sẽ tông vào rào chắn để tránh tai nạn thương tâm đó, và làm cho toàn bộ hành khách trên xe thiệt mạng?
Câu trả lời nào là đúng? Có câu trả lời nào là đúng hay không? Hoàn toàn không, bởi kết cục nào thì cũng tệ cả. Tuy nhiên, Dự án đạo đức dành cho máy móc ở MIT hướng đến việc dạy cho AI, như các xe tự hành, cách để đưa ra quyết định “đúng đắn” dựa trên suy nghĩ của phần lớn con người, với phần đạo đức được ưu tiên lên hàng đầu trong những tình huống nhạy cảm.
4/ Cảm thấy đồng cảm, thương cảm hay tương tự như thế
Do AI không thể đưa ra các quyết định đạo đức, nó không thể hiểu được cảm xúc của con người. Một chatbot AI có thể thông báo cho khách hàng rằng: Tôi rất xin lỗi khi biết đơn hàng của bạn gặp vấn đề. Tôi hiểu sự mệt mỏi của bạn.” Nhưng cuối cùng thì công nghệ không hề thực sự cảm thấy xin lỗi và nó cũng không biết sự mệt mỏi hay các cảm xúc khác là gì bởi AI chỉ là robot mà thôi.
Vì vậy, trong khi AI là một người giúp việc tuyệt vời cho các dịch vụ chăm sóc khách hàng, vẫn không thể thay thế con người trong một số tình huống tương tác. Và dĩ nhiên, khách hàng cũng sẽ mong muốn được nói chuyện với một con người thật khi cần thiết, cho dù chatbot AI tiện dụng và hiệu quả như thế nào.
5/ Sáng tạo
Kể cả IBM, vốn đang đi đầu trong việc phát triển AI, vẫn nhận định rằng sẽ là bước nhảy lên cung trăng nếu muốn nói về sự sáng tạo bên trong AI. Về chủ đề này, công ty chia sẻ: Trong khi việc cải tiến AI đồng nghĩa rằng máy tính có thể được dạy về một số khía cạnh của sự sáng tạo, các chuyên gia vẫn quan ngại về việc AI nào có thể tự phát triển cảm giác về khả năng sáng tạo của mình. Liệu AI có thể được dạy để tạo ra điều mới mẻ mà không phải thông qua sự hướng dẫn?
Cũng giống như những thứ mơ hồ khác về AI, câu trả lời là có thể. Thực tế cho thấy, có nhiều khoảnh khắc AI sáng tạo, như viết lời nhạc và vẽ. Nhưng những điều đó đều có sự nhúng tay của lập trình viên con người.
6/ Thay thế hoàn toàn người làm
Năm nhược điểm kể trên của AI giúp tổng hợp lại và nhấn mạnh nhược điểm thứ sáu này: AI không thể thay thế hoàn toàn con người. Rất đúng rằng AI có thể làm nhiều việc nhanh hơn con người. Nó cũng có thể tạo ra các tác vụ liên quan đến dữ liệu mà não người không thể xử lý được. Và việc ứng dụng AI vào nơi làm việc cũng góp phần loại bỏ một số vị trí có thể được tự động hóa, như các tác vụ nhập liệu.
Tuy nhiên, cũng đồng thời, khi AI thay thế vị trí của con người thì nó sẽ đem lại thời gian và không gian để suy nghĩ và phát triển cũng như sáng tạo ra những nhóm việc làm mới mẻ hơn, vốn dĩ vẫn luôn là nhiệm vụ chính của chúng ta.
Lenovo, Google cùng các đối tác Intel, Đại học Sài Gòn, AI Education (AIE), Digiworld và Achison vừa công bố hợp tác triển khai dự án thí điểm Google for Education nhằm thúc đẩy giáo dục kỹ thuật số tại Trường THCS Trần Hưng Đạo (Đồng Nai).
Chủ đề năm 2024 sẽ tập trung vào “Xây dựng Tương lai Thương mại cùng Visa”, trong 5 lĩnh vực tiềm năng: Trí tuệ nhân tạo/Trí tuệ nhân tạo tạo sinh, Tài chính nhúng, Chuyển tiền quốc tế, Chấp nhận thanh toán số ở khối doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMBs) và Chương trình khách hàng trung thành trong tương lai.
Synology vừa công bố ra mắt BeeStation, thiết bị lưu trữ đóng vai trò như đám mây cá nhân, giúp người dùng sao lưu, quản lý và chia sẻ tập tin mà không phải trả thêm bất kỳ khoản phí đăng ký nào, cũng như mang đến khả năng kiểm soát dữ liệu, đạt độ riêng tư tối đa.
Lì xì là một phong tục truyền thống mang ý nghĩa chúc phúc, cầu bình an và may mắn, lì xì online đang là xu hướng vì có thể kèm theo những lời chúc bắt trend hay ho, hài hước, không phải cân đo đổi tiền lẻ, tiền mới.
Visa vừa đưa ra những cập nhật mới nhất trong chương trình xử lý tranh chấp, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh đề phòng và giảm thiểu gian lận lạm dụng bồi hoàn, còn được biết tới như gian lận thân thiện hay gian lận từ bên thứ nhất
Trong khuôn khổ dự án chuỗi hoạt động Tết Online Festival do Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM tổ chức, Trung tâm Livestream TPHCM, đại siêu thị số Nova AI Mall – Hệ sinh thái Livestream– AI Livestream đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức được ra mắt với nhiều kỳ vọng.
Giai đoạn 2024 – 2030 và những năm tiếp theo chứng kiến những thay đổi to lớn và quan trọng ở nước ta vì đây là giai đoạn chuyển hóa giữa hai phương thức sản xuất là tự động hóa và thông minh hóa. Những thay đổi lớn nhất được dự báo sẽ hiện diện trong các lĩnh vực sau.
Giao dịch thanh toán không tiền mặt tăng trưởng ấn tượng trong năm qua: QR code nổi lên như một phương thức thanh toán tối ưu và được xã hội ủng hộ; Các đơn vị Fintech, cánh tay nối dài của ngân hàng đã và đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, nhiều đơn vị Fintech hiện vẫn chịu lỗ để xây dựng mạng lưới và mở rộng thị phần.
Nền tảng thanh toán ZaloPay và Ngân hàng CIMB Việt Nam vừa hợp tác ra mắt sản phẩm Gửi Tiết Kiệm với mức lãi suất cao nhất lên đến 6.1%/năm, đồng thời cho phép người dùng rút gốc từng phần mà không ảnh hưởng lợi tức của phần gửi còn lại.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có một bộ giải pháp chuyên biệt toàn trình đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngành dược.