Nhờ tính năng Zalo SOS, hơn nửa triệu người dân tại các tỉnh thành phía Bắc chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi có thể cập nhật tình hình để người thân và gia đình yên tâm.
Nhằm hỗ trợ người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi, Zalo đã mở tính năng Zalo SOS từ ngày 7/9.
Ngay trên cửa sổ tin nhắn, người dùng sẽ thấy tính năng Zalo SOS. Tại đây, người dùng có hai lựa chọn “Chia sẻ tình trạng” và “Yêu cầu hỗ trợ”.
Với tính năng “Chia sẻ tình trạng”, người dân ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ có thể đăng trạng thái với hai lựa chọn “Tôi an toàn” và “Tôi gặp khó khăn” cùng việc chia sẻ tình hình cụ thể.
Số liệu thống kê đến ngày 10/9 ghi nhận 586.000 người đăng trạng thái an toàn.
Với tính năng “Yêu cầu hỗ trợ”, người dùng có thể thực hiện hai thao tác “Kết nối cứu trợ” và “Liên hệ khẩn cấp” trực tiếp trên Zalo Mini App “Phòng chống thiên tai Việt Nam”. Đây là Mini app của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát hành trên Zalo để hỗ trợ người dân Việt Nam trong công tác phòng chống thiên tai.
Tính năng “Kết nối cứu trợ” giúp người dân kêu gọi cứu trợ trong tình huống khẩn cấp. Tính năng “Liên hệ khẩn cấp” cung cấp danh sách các đường dây nóng tại những địa phương chịu ảnh hưởng bởi siêu bão.
Trước tình hình phức tạp của mưa lũ, thống kê cho thấy đến hết ngày 10/09, đã có 72.000 người kết nối cứu trợ và 36.400 người liên hệ khẩn cấp.
Hiện tại, tính năng Zalo SOS được mở cho người dân tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Hưng Yên.
Làm việc tại TPHCM, Đức Minh (31 tuổi, Hà Nội) lo lắng về tình hình chống bão lũ của người thân tại miền Bắc. Khi nhiều tỉnh thành tại miền Bắc chìm sâu trong biển nước, sóng điện thoại và internet đều chập chờn, không dễ để anh Minh liên lạc với bạn bè và người nhà. Minh chia sẻ:
“Tôi nhắn tin cho bạn ở thành phố Thái Nguyên mấy ngày không thấy phản hồi nên rất lo lắng. Cách đây vài hôm, thành phố Thái Nguyên chìm trong biển nước, nhiều khu vực phải sử dụng thuyền mới tiếp cận được. Hai ngày sau bạn tôi mới nhắn tin lại và cập nhật trạng thái trên Zalo là ‘an toàn’, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.”
FPT Software vừa công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu nhằm triển khai và nghiên cứu các giải pháp ngân hàng số toàn cầu.
Bên cạnh đó, có hơn 300 ngàn người đăng tải cho biết mình an toàn trong vùng bão lũ, hơn 141 triệu tin nhắn với các thông tin về siêu bão Yagi cũng đã được gửi đến người dân các tỉnh thành bị ảnh hưởng.
Với hàng loạt tính năng mới được cập nhật trong giai đoạn siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn lực cứu trợ khẩn cấp trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp cần cứu hộ khẩn cấp.
Mới đây, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, FPT đã chính thức khai trương văn phòng đầu tiên tại Stockholm, Thụy Điển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyển đổi số và nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe, ô tô, ngân hàng -tài chính, chuyển đổi xanh tại đây.
Sáng ngày 05/09, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng Chống Thiên Tai Việt Nam đã gửi tin nhắn tới hơn 9,3 triệu người dân các tỉnh ven biển để hướng dẫn neo đậu thuyền an toàn trú bão Yagi
FPT Software vừa công bố hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số Blue Yonder, mang đến các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng toàn diện cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở Đông Nam Á.
Tại Nhật Bản, Công ty FPT Software và nhà sản xuất ô tô Subaru đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược, chuyển đổi số, trao đổi nhân sự, thúc đẩy việc sử dụng xe điện (EV) tại Việt Nam và Nhật Bản.
Công trình nghiên cứu giúp tăng độ chính xác của các mô hình nhận dạng tiếng nói trong thời gian thực (Streaming Automatic Speech Recognition) được thực hiện bởi kỹ sư Zalo AI, đã được chấp nhận công bố tại Hội nghị khoa học hàng đầu thế giới về Xử lý tiếng nói – Interspeech, dự kiến diễn ra tại Hy Lạp vào tháng 9/2024.
Ba công ty đoạt giải tại QVIC năm nay lần lượt là Vbee- Nền tảng AI hội thoại, HSPTek – Thiết bị đeo được giám sát thời gian thực chống tĩnh điện và Met EV- xe điện thông minh với giải pháp hoán đổi pin năng lượng AI với các giải thưởng lần lượt là 100.000 USD, 75.000 USD và 50.000 USD.
Ngày 23/8, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) phối hợp tổ chức Hội thảo “Hành trình chuyển đổi số – Đột phá từ doanh nghiệp nhỏ đến thành công lớn”, nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại số.