1.000 chuyên gia công nghệ thông tin khám phá những thách thức về điện toán biên

Hơn 1.000 chuyên gia công nghệ thông tin và các nhà quản lý trên toàn cầu đã chia sẻ trong Sách trắng “Succeeding at Digital First Connected Operations”, về động lực triển khai điện toán biên; những thách thức và giải pháp duy trì khả năng phục hồi, kết nối và hỗ trợ các hoạt động kết nối ưu tiên kỹ thuật số, sao cho đảm bảo tính an toàn, tin cậy, linh hoạt và bền vững.

Schneider Electric được Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) ủy quyền công bố những phát hiện mới nhất trong Sách trắng “Succeeding at Digital First Connected Operations” (Thành Công Chuyển Đổi Số Trong Việc Kết Nối Hoạt Động Vận Hành), nêu bật lên sức mạnh của điện toán biên trong quá trình chuyển đổi sang thế giới ưu tiên kỹ thuật số.

Sách trắng trình bày bảng trả lời chi tiết của hơn 1.000 chuyên gia công nghệ thông tin và chuyên gia vận hành trong lĩnh vực công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục… cũng như hàng loạt cuộc phỏng vấn sâu sát với các doanh nghiệp công nghiệp. Những người tham gia khảo sát đến từ toàn cầu, đại diện cho các công ty có quy mô từ 100 đến hơn 1.000 nhân viên ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh Quốc, Ấn Độ và Ireland. Toàn bộ câu trả lời cung cấp những thông tin chi tiết về những yếu tố thúc đẩy đầu tư biên mạng, những thách thức mà các công ty phải đối mặt khi triển khai điện toán biên, những trở ngại đối với việc tiếp tục đầu tư và những khuyến nghị chiến lược nâng cao năng lực tại biên đón đầu tương lai.

Điện toán biên là một trong những công cụ chính thúc đẩy mô hình đặt kỹ thuật số lên hàng đầu. Trong thực tế, các trường hợp sử dụng cơ sở hạ tầng tại biên phổ biến nhất chính là hệ thống an ninh mạng để giám sát mạng hoạt động cục bộ, cũng như lưu trữ và xử lý dữ liệu hoạt động để đưa lên đám mây. Khi các tổ chức được hỏi tại sao lại đầu tư vào điện toán biên để hỗ trợ thực hiện những khối lượng công việc này, 50% người trả lời rằng để “cải thiện an ninh mạng” và 44% người chọn “khả năng phục hồi và độ tin cậy của hệ thống”. Tuy nhiên, các tổ chức sẽ phải vượt qua nhiều thách thức khác nhau để đảm bảo cơ sở hạ tầng tại biên ổn định, từ đó giúp các hoạt động kết nối có khả năng phục hồi và đáng tin cậy.

Mặc dù điện toán biên nhiều hứa hẹn về nâng cao an ninh, độ bền vững, phục hồi như đã đề cập bên trên, song không ít tổ chức bày tỏ mối lo ngại về gián đoạn kết nối và mất điện. Trên thực tế, 32% người được hỏi đã gặp phải tình trạng “mất kết nối hoặc kết nối chậm” khi triển khai tại biên. Ngoài ra, 31% đã gặp phải tình trạng “mất điện hoặc mất điện kéo dài hơn 60 giây”.

Những thách thức cần vượt qua khi chuyển đổi sang hoạt động kết nối ưu tiên kỹ thuật số, bao gồm:

  1. Bảo mật: Khi kết nối các hoạt động, mối lo ngại về bảo mật vật lý và an ninh mạng là rất lớn. Giải quyết mối lo ngại này, toàn bộ hệ thống và quy trình sẽ cần phải được điều chỉnh sao cho thích ứng với mô hình mới. Bù lại, một khi kết nối với đám mây, sức mạnh của dữ liệu hoạt động sẽ được khai thác toàn diện để thúc đẩy hàng loạt các trường hợp sử dụng mới và nâng cao
  2. Kỹ năng: Lực lượng lao động cần phải có các kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc thông qua sử dụng các nền tảng công nghệ, khai thác các nền tảng công nghệ trong việc xây dựng mối liên kết trong nội bộ. Trọng tâm này sẽ yêu cầu các công ty cần tham gia với các đối tác thuộc hệ sinh thái mới cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức của họ.
  3. Độ tin cậy: Độ tin cậy là mối quan tâm quan trọng, bởi nhiều năng lực hoạt động cục bộ được hỗ trợ trực tiếp từ xa thông qua kết nối tại biên mạng.

Jennifer Cooke, Giám đốc Nghiên cứu Bộ phận Các chiến lược của điện toán biên của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDC) cho biết: “Các nguồn lực điện toán biên có khả năng phục hồi là nền tảng để chuyển đổi số trong việc kết nối hoạt động vận hành.”

Những giải pháp mà các tổ chức có thể áp dụng xây dựng các năng lực bền vững tại biên nhằm đáp ứng việc chuyển đổi số các kết nối hoạt động trong tương lai:

  • Các nguồn lực kết nối và năng lượng an toàn, bền vững, có khả năng phục hồi, linh hoạt: Bằng cách quan tấm đúng đắn về các phương pháp kết nối cũng như đảm bảo nguồn điện tin cậy (có khả năng chịu lỗi, chống chọi với sự cố..) ngay ở giai đoạn lập kế hoạch tại biên, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro về thời gian ngưng hoạt động.
  • Giám sát từ xa và quản lý các nguồn lực tại biên trên quy mô lớn: Công việc quản lý liên tục cơ sở hạ tầng tại biên trên quy mô lớn sẽ thách thức tất cả các tổ chức. Áp dụng kỹ năng đúng nơi đúng lúc sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Hãy đảm bảo rằng các tài nguyên tại biên mạng của doanh nghiệp được trang bị để hỗ trợ giám sát từ xa liên tục và các khả năng tự động hóa.
  • Các đối tác đáng tin cậy có thể cung cấp kỹ năng cần thiết đáp ứng nguồn lực tại biên kể trên: Lựa chọn đối tác đáng tin cậy để cung cấp các giải pháp và dịch vụ tốt nhất trong những tình huống hoặc tại các địa điểm mà tính kinh tế hoặc địa điểm không cho phép tự triển khai. Các đối tác dịch vụ đáng tin cậy thường dự đoán được các vấn đề trước khi chúng xảy ra. Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm các đối tác có cam kết về tính bền vững. Theo Sách trắng, 82% chuyên gia xem cam kết về tính bền vững là một tiêu chí lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp tại biên.
Có thể bạn quan tâm
Google đối mặt với vụ kiện tập thể vì vụ bê bối dữ liệu của 1,6 triệu bệnh nhân

Công ty luật Mishcon de Reya ở London đang đưa ra một vụ kiện tập thể lớn chống lại công ty trí tuệ nhân tạo (AI) DeepMind và cả công ty chính là Google, vì cho rằng hai công ty này đã lạm dụng hồ sơ y tế bí mật của bệnh nhân Vương quốc Anh.

Zalo Tech Fresher 2022, vượt tỉ lệ chọi cao ngất để thành kỹ sư công nghệ

Được biết đến là tổ chức có các chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ hàng đầu, Zalo Tech Fresher do Zalo tổ chức đã giúp nhiều sinh viên năm 3, năm 4 bước đầu chạm đến ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ.

Viettel hợp tác chuyển đổi số ngành kỹ thuật Quân đội

Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức Hội nghị triển khai chương trình phối hợp năm 2022 và các năm tiếp theo.

Hơn 1.200 tin báo về ANTT được người dân gửi Zalo Công an quận Tân Phú

Đã có hơn 1.230 tin báo giá trị từ người dân gửi qua Zalo góp phần giúp Công an quận kịp thời phát hiện xử lý nhiều vụ liên quan đến ANTT.

Payoneer Checkout – cổng thanh toán các doanh nghiệp trực tuyến vừa và nhỏ trên toàn thế giới

Payoneer mở rộng phạm vi kinh doanh sang mô hình Direct-to-Consumer (DTC), ra mắt dịch vụ chấp nhận thanh toán cho các doanh nghiệp trực tuyến vừa và nhỏ trên toàn thế giới.

Doanh nghiệp logistics mạnh tay đầu tư cho công nghệ

Theo số liệu, toàn ngành logistics hiện chiếm khoảng 12% GDP toàn cầu, tương đương với 9.600 tỷ USD. Tuy nhiên, công nghệ logistics lại chỉ chiếm khiêm tốn khoảng 17,4 tỷ USD, bằng 1/7 so với thị trường công nghệ Marketing (MarTech) phục vụ cho thị trường TMĐT.

Triển khai chương trình phát triển doanh nghiệp số thuộc 18 khu công nghiệp tại TP.HCM

Sáng nay 12/5/2022, Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM (HBA) và Liên minh Chuyển Đổi số (DTS) đã tổ chức Lễ Phát động “Chương trình đồng hành chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp KCX – KCN – KCNC TP HCM năm 2022” với tên gọi “Chương trình Phát triển Doanh nghiệp số – Go Digital”.

Saigon Co.op ứng dụng hạ tầng đám mây Oracle, gia tăng trải nghiệm khách hàng

Ngày 11/5, Chuỗi siêu thị Saigon Co.op công bố đã đưa vào sử dụng Cơ sở Hạ tầng Đám mây Oracle (OCI) nhằm chuyển đổi nền tảng quản lý dữ liệu, dự báo, phân tích và báo cáo, cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

Bộ Nội vụ xây dựng hệ thống Cơ sở Dữ liệu Quốc Gia về cán bộ, công chức, viên chức

Ngày 10/5, tại Bộ Nội vụ đã diễn ra lễ ký kết chương trình hợp tác xây dựng CSDL Quốc Gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.

Biết nhiều hơn về SEA Games với trang web Google Xu hướng SEA Games 31

Google đã chính thức ra mắt trang web Google Xu hướng SEA Games 31 – một trang thông tin trực tuyến đặc biệt lần đầu tiên được thiết kế dành riêng cho SEA Games.