Chơi game trên mây

Cloud gaming – một trong những xu hướng thú vị của ngành công nghiệp giải trí những năm gần đây nhưng chưa có được đà phát triển như kỳ vọng. Tuy nhiên, với những cách tiếp cận mới thì cloud gaming vẫn có thể có được một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Chơi game trên mây - 8zf4al6j


Sự tăng trưởng của cloud gaming

Cloud gaming sử dụng công nghệ xử lý và truyền tải trên hệ thống máy chủ để đưa các trò chơi tới bất cứ một thiết bị nào thông qua đường truyền dẫn. Theo đó, người chơi sẽ chơi những trò chơi mình yêu thích khỏi những cỗ máy chuyên dụng để thưởng thức chúng từ đám mây ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, trên máy tính bảng hoặc trên điện thoại thông minh… mà không có những giới hạn về phần cứng. Nói cách khác, mô hình này hoạt động giống như video streaming, nhưng thay video bằng game và người dùng có thể mời gọi thêm bạn bè để tham gia chơi cùng. Sẽ không cần tốn thời gian để cài đặt, cấu hình, lưu trữ các đĩa game hay phải đau đầu cân đối giữa các tham số để không khiến hệ thống chơi game quá tải. Bạn có thể tạm dừng một trò chơi ở nhà sau đó tiếp tục trên chiếc máy tính bảng hay đang ngồi trước TV so tài cùng một người khác dùng máy tính xách tay cách đó nửa vòng trái đất.

Ý tưởng của cloud gaming được biết đến rộng rãi lần đầu tiên tại hội thảo Game Developers hồi năm 2009 thông qua sự trình diễn của OnLive. Cụ thể công ty đã truyền tải trò chơi Crysis từ một máy chủ và chơi trên chiếc máy tính xách tay cấu hình thấp. Ba năm sau, việc kinh doanh của OnLive rơi vào khó khăn khi không thu được đủ lợi nhuận từ dịch vụ cloud gaming. Một kế hoạch mới được đề ra và lần này là GaiKai khi công ty tập trung vào việc bán nền tảng của họ tới những nhà sản xuất game nào muốn cung cấp tùy chọn cloud gaming cho người chơi. Những khách hàng của GaiKai phải kể đến Samsung, Electronic Arts, Ubisoft trước khi công ty này được Sony mua lại với giá 380 triệu USD.

Chơi game trên mây - ia2o17iy


Cloud gaming đã có những tiền đề phát triển thông qua các dịch vụ như Xbox Live của Microsoft hay PSN của Sony. Với sự đổ bộ của WiiU, PS4 và có thể là Xbox 720 thì việc loại bỏ những hệ thống chơi game trong tương lai gần là không hợp lý, những hay nghĩ về những thế hệ tiếp theo của chúng. Sẽ thật tuyệt vời nếu như Xbox 1080 chỉ đơn giản là một chiếc hộp nhỏ cắm các gamepad được kết nối với màn hình lớn – đảm nhiệm vai trò hộp giải trí đa phương tiện. Sự hấp dẫn của những đám mây với Microsoft hay Sony là rất lớn khi nhờ đó họ có thể loại bỏ tình trạng vi phạm bản quyền, giải quyết mối băn khoăn về mức giá của phần cứng và thu hút người chơi trả thêm tiền cho dịch vụ trong một khoảng thời gian lâu dài.

Để đạt được điều đó, vẫn còn rất nhiều vấn đề mà các công ty đầu tư vào cloud gaming đang phải đối mặt. Đầu tiên là chi phí, khi mà hệ thống máy chủ phải được đầu tư để phục vụ người chơi ở khắp mọi nơi, mọi lúc mà không có gián đoạn. Không chỉ phải trả tiền cho những gói dịch vụ, bạn cũng cần một đường truyền internet nhanh với băng thông lớn để không làm phiền gia đình đang xem phim trực tuyến trong khi bạn “chém quái vật”. Về độ trễ, yếu tố này thực sự quan trọng đối với những trò chơi có nhịp độ nhanh như các trò đua xe hay bắn súng góc nhìn thứ nhất. Ngoài hai vấn đề chính trên, khó khăn với cloud gaming còn nằm ở số lượng trò chơi, sự tương tác giữa người chơi,… Đây là còn chưa kể cái vòng luẩn quẩn khi bạn cần một lượng người chơi lớn để thu hút các nhà phát hành lớn để mắt đến nhưng lại không thể làm được khi không có những trò chơi tên tuổi.

Những công ty như Nvidia đang tập trung khắc phục vấn đề này với giải pháp máy chủ GRID dựa trên ảo hóa phần cứng, với số lượng đối tượng phục vụ cụ thể và tối đa sức mạnh tính toán. Còn AMD đã xác nhận kế hoạch của mình để cạnh tranh với Nvidia khi tung ra dòng card xử lý đồ họa chuyên dụng hỗ trợ cloud gaming tên là Radeon Sky Series.

Chơi game trên mây - vl17owj0


Hướng tiếp cận mới

Không đạt được thành công mong muốn với mô hình kinh doanh ban đầu, những “đám mây game” đang di chuyển tới những ngôi nhà. Đến cuối năm nay, các nhà sản xuất lớn sẽ cung cấp cho người chơi khả năng truyền tải trò chơi từ máy tính của họ tới các thiết bị di động hay các hộp giải trí – một sự thay thế hoàn hảo cho những máy chơi game chuyên dụng.

Nvidia đã tiết lộ kế hoạch của mình với dự án Project Shield tại CES hồi đầu năm mà sẽ không chỉ cho phép chơi trò chơi của Android mà còn hỗ trợ truyền tải trò chơi từ máy tính trang bị GeForce GTX thông qua Wi-Fi. Hãng Valve theo chân với SteamBox, một chiếc máy PC nhỏ gọn có ý tưởng khá giống với OnLive. Trước đó ta có thể thấy điều tương tự trên Wii U hay sau này là PS Vita với PS4. Đó là những bước đi hấp dẫn từ những ông lớn trong ngành công nghiệp game. Với Valve, họ tin rằng hình ảnh của những chiếc PC truyền thống không nên xuất hiện trong phòng khách mà thay vào đó là những chiếc hộp set-top nhỏ gọn với phong cách chơi game hoàn toàn mới. Về phần mình Nvidia giữ lại những thành phần mạng của máy tính những bổ sung phong cách của Wii U, cho phép người chơi trải nghiệm trò chơi ở bất cứ đâu trên một màn hình nhỏ gọn có độ phân giải cao. Điểm chung cho cả hai là sự phụ thuộc vào công nghệ đám mây. Các máy chủ lưu trữ trò chơi, sau đó mã hóa thành một dạng video nén rồi truyền thông qua mạng gia đình. Việc truyền tải trò chơi từ kho lưu trữ của người dùng có thể khắc phục những hạn chế của những thư viện game của các nhà cung cấp dịch vụ. Hệ thống mạng nội bộ cũng đảm bảo được những yếu tố như độ trễ, loại bỏ những tình huống không mong muốn về đường truyền tới máy chủ. Như vậy, đám mây game công cộng đã thu gọn lại thành những đám mây game riêng tư, gọn nhẹ và linh hoạt hơn.

Chơi game trên mây - RGU Remote graphics unit.svg


Cloud gaming đang được chào đón như một luồng gió mới trong ngành công nghiệp giải trí bằng cách cung cấp một mức giá cạnh tranh và cách tiếp cận dễ dàng cho nhiều người hơn. Hãy cùng chờ xem liệu cloud gaming có thể làm nên được cuộc cách mạng tương tự với lĩnh vực âm nhạc/phim ảnh trực tuyến như hiện nay hay không?



Tin học & Đời sống tháng 4.2013

 
 
 

Rảnh rỗi nhiều hơn để phát triển

Ngay lúc này đây, nếu bạn dành chút thời gian viết ghi chú trên mảnh giấy nhỏ xíu màu vàng hay vừa gửi xong một bức thư từ tài khoản Gmail thì bạn đang được hưởng thụ lợi ích từ một chương trình đổi mới. Chương trình này được cung cấp cho các nhân viên để tìm kiếm sự sáng tạo mà một vài trong số đó đã phát minh ra những thứ để đời.

Cơ hội giao thương lĩnh vực điện tử, CNTT-TT của Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ

Buổi hội thảo của hơn 100 doanh nghiệp điện, điện tử và CNTT-TT của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 7/6 vừa qua tại TPHCM với hy vọng mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này của hai nước.

Văn phòng trực tuyến: tiện dụng, tiện nghi, tiện lợi

Mô hình văn phòng trực tuyến (VPTT) hiện đã không còn xa lạ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Với mô hình này, doanh nghiệp không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê văn phòng, thuê nhân sự, hay đầu tư mua sắm trang thiết bị, bàn ghế, máy móc, hạ tầng internet, điện nước…, mà vẫn có thể sở hữu ngay một văn phòng khang trang, đầy đủ tiện nghi ngay ở vị trí trung tâm thành phố chỉ với tiền thuê vài trăm ngàn đồng/tháng.

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản: Mẻ cá lớn và chiếc vợt thưa

Gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay. Tạp chí Tin học và Đời sống đã có trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty FPT (doanh nghiệp có “thâm niên” làm ăn ở thị trường Nhật) về cơ hội lớn này.

Symantec công bố Giải thưởng Đối tác Việt Nam 2013

Symantec vừa công bố danh sách những đơn vị chiến thắng của Giải thưởng Đối tác Việt Nam 2013 (Vietnam Partner Awards).

Chú ý những hệ thống thông tin cần trong doanh nghiệp

Trên thị trường, các hệ thống thông tin (HTTT) đang rất đa dạng nên có nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết nên chọn những hệ thống nào vào ứng dụng cho phù hợp với DN của mình, vận hành tốt và hiệu quả. Tư vấn sau của Công ty cổ phần mới Kim Tự Tháp (Pythis) nhằm giúp các doanh nghiệp ứng dụng hiểu rõ hơn về các hệ thống thông tin để từ đó có những lựa chọn thích hợp cho mình.

Chiến tranh mạng đe dọa doanh nghiệp

Trừ khi doanh nghiệp của bạn liên quan đến quốc phòng (vũ khí, xe cộ, máy bay) hoặc cơ sở hạ tầng (cầu đường, hệ thống giám sát/điều khiển), bạn sẽ không nghĩ nhiều về cái gọi là chiến tranh mạng. Nhưng có lẽ đã đến lúc bạn cần chú ý nhiều hơn tới vấn đề này nếu không muốn phải chịu những thiệt hại to lớn một cách bất ngờ.

Chia sẻ ứng dụng ERP trong công ty dược phẩm và thực phẩm

Buổi chia sẻ về “Kinh nghiệm triển khai ứng dụng quản lý chất lượng và sản xuất trên giải pháp B4Ui” diễn ra tại Công ty cổ phần phần mềm Phúc Hưng Thịnh ngày 17/5 đã thu hút các doanh nghiệp ngành dược và thực phẩm tham gia.

Dịch vụ Mobile Internet 2G và 3G của Viettel chung một chính sách

Từ ngày 5/5/2013, Công ty Viễn thông Viettel áp dụng một chính sách chung cho dịch vụ truy cập Internet trên điện thoại di động (Mobile Internet).

“Kẻ gây tranh cãi” – Kim Dotcom trở lại với Mega

Trong phi vụ làm ăn mới nhất của mình, Kim Dotcom lại tiếp tục “gắn bó” với những đám mây qua dịch vụ Mega. Bất kể động cơ của Dotcom là gì thì dịch vụ này cũng đánh dấu một bước tiến mới trong vấn để an toàn của việc kinh doanh lưu trữ trực tuyến.