Tiềm năng công nghệ quảng cáo 3D

Trong vài năm trở lại đây, chúng ta không quá xa lạ với hình ảnh 3D trên đường phố, banner, apphich 3D của các doanh nghiệp hay những clip phim ngắn 3D về sản phẩm, thương hiệu. Ấn tượng, sống động, đi vào trí óc khách hàng nhanh chóng, hằn sâu… song loại hình quảng cáo 3D chưa thực sự phát triển mạnh xứng tầm với những ưu thế của nó.

Tiềm năng công nghệ quảng cáo 3D -


Nhiều hình thức quảng cáo 3D

Khuấy đảo thị trường nghệ thuật với bộ phim Avatar, và cũng từ đó công nghệ trình chiếu 3D bắt đầu được biết tới tại Việt Nam. Một vài năm trở lại đây, quảng cáo dùng công nghệ này được các doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh doanh như: du lịch, khách sạn – nhà hàng, kinh doanh bất động sản, quảng cáo ôtô, giới thiệu sản phẩm công nghệ cao, đồ trang sức, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… ưa chuộng. Quảng cáo 3D dưới dạng tranh ảnh có thể nói là một trong những lĩnh vực chiếm số lượng lớn nhất hiện nay, từ những doanh nghiệp nhỏ cho tới những doanh nghiệp lớn đa phần đều bắt đầu chuyển sự lựa chọn những tấm apphich, tấm banner quảng cáo truyền thống sang các dạng hình ảnh 3D. Đặc biệt những hiệu ảnh cưới, các trò chơi game là hai doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất công nghệ 3D cho quảng cáo.

Ảnh 3 chiều (ảnh 3D) thực chất là một bức ảnh tích hợp (intergrated picture) với một lượng thông tin nhiều gấp 10 – 20 lần so với một tấm ảnh bình thường (tức là được chụp từ 18 – 20 lần từ các vị trí khác nhau sau đó tích hợp thông tin lại bằng phương pháp mã hoá kỹ thuật số trên máy tính). Một bức ảnh 3 chiều thể hiện được toàn bộ quang cảnh hay sự vật theo một góc nhìn 360 x 180 độ. Sau khi xử lý đồ hoạ, bức ảnh 360 độ đó được đưa lên mạng internet. Lúc này, những khách hàng “ghé thăm” website có cảm giác như mình thực sự “bước” vào bức ảnh. Nếu đó là một bức ảnh chụp ngôi nhà, họ có thể nhìn lên trần, nhìn xuống dưới sàn, nhìn xung quang nhà, đi lên các bậc thang, rẽ vào từng phòng, hay “chạy” ra ngoài để ngắm nhìn quang cảnh ngoại thất… chỉ cần họ làm động tác di chuyển chuột máy tính vào những góc ảnh mà họ quan tâm. Thế nên loại hình này đem quảng cáo rất thu hút được nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo sản phẩm của mình.

Không thua kém, lĩnh vực truyền thông (như truyền hình, internet), quảng cáo 3D dưới dạng các video giới thiệu sản phẩm, các đoạn phim ngắn về sản phẩm cũng được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, tại hội chợ Triển lãm Quốc tế Điện tử Tiêu dùng và Tin học Viễn thông (VCE 2011), công ty VinaTab đã giới thiệu một loại hình quảng cáo mới_ chiếu hình 3D vào không gian thu hút nhiều khách tham quan tới xem. Đây là một loại kỹ thuật quảng cáo 3D tuy mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng trên thế giới đã sử dụng rất nhiều với tính hiệu quả rất cao. Người xem dường như nhìn thấy sản phẩm sống động ngay trước mắt, dưới mọi góc độ khác nhau thông qua hệ thống máy chiếu 3D đặc thù.

Không chỉ có vậy, tháng 12/2012, lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT)  cũng đã cho ra mắt sàn giao dịch TMĐT Mua sắm 3D. Muasam3D.vn  ứng dụng công nghệ hiển thị 3D cho toàn bộ hàng hóa trên sàn, cho phép khách hàng tương tác với sản phẩm hiển thị dạng 3D, thể hiện trung thực, sắc nét về màu sắc, hình dáng và tính năng; giúp khách hàng được tiếp cận hàng hóa trực quan như đến tận các cửa hàng.

Tiềm năng công nghệ quảng cáo 3D - 6vv9ka9a

“Nho vẫn còn xanh”

Ứng dụng công nghệ 3D vào quảng bá sản phẩm, thương hiệu đã và đang đem lại nhiều sức hút người xem bởi tính đặc thù của chính nó. Một ví dụ như quảng cáo hình ảnh sản phẩm bằng 3D có chất lượng cao, tốc độ hiển thị nhanh, cho phép người xem có thể tương tác trực tiếp với hình ảnh (di chuyển chuột để “đi lại” trong không gian hay “xoay qua xoay lại” các vật thể) chiều chân thực và sinh động, cho phép khách hàng tự mình tìm hiểu và xem xét sản phẩm ở mọi góc độ, vào những lúc họ thích, thông qua máy tính cá nhân của họ.

Ngoài ra, những ưu thế khác như doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được các chi phí phát sinh do việc phải gửi các sản phẩm mẫu tới khách hàng, đội ngũ kinh doanh phải đi lại, gặp gỡ và thuyết minh cho hình ảnh; thông điệp quảng cáo dễ đi vào tâm trí khách hàng… tuy đã bắt đầu hút doanh nghiệp sử dụng nhưng vẫn chưa thể khiến cho thị trường này “phất” lên mạnh so với quảng cáo thông thường hiện nay.

Lý giải cho điều này, quản lý công ty VinaTab cho hay, chi phí bỏ ra khi sử dụng công nghệ 3D khá cao. Một ví dụ điển hình, quảng cáo 3D bằng kỹ thuật chiếu hình 3D vào không gian thông qua máy chiều đa chiều NOVAS tuy thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tò mò dò hỏi. Tuy vây, hơn 1 năm qua đi, “đến thời điểm này công ty chúng tôi vẫn chưa thực sự triển khai mô hình quảng cáo này, bởi đại đa số các doanh nghiệp còn e dè về chi phí (vì vốn đầu tư cho các màn hình chiếu lên tới cả chục tỷ đồng), các thiết bị đầu cuối để trình chiếu và dàn dựng công nghệ này khá đắt tiền và kỹ thuật trình chiếu lại khá mới mẻ tại Việt Nam”.

Còn theo anh Linh, chủ hiệu ảnh cưới ở HN cho biết, “phức tạp trong công việc tạo ra album ảnh cưới 3D nên chi phí mỗi album rất cao, ngót nghét cũng chục triệu đồng chỉ riêng album nên phần lớn cô dâu chú rể chỉ ngắm, đơn đặt hàng rất ít. Làm quảng cáo thì quảng cáo thế thôi, chứ hiệu quả thực tế nó mang lại không cao”. Trong khi đó, về phía quảng cáo truyền hình 3D cũng gặp không ít khó khăn với những vấn đề như đội ngũ xây dựng các video, phim ngắn 3D đại đa số nhân lực là do niềm đam mê về công nghệ này mà học hỏi, số lượng đào tạo bài bản chưa có nhiều. Hơn nữa, quảng cáo 3D lại luôn đòi hỏi giữa yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật có sự kết hợp nhuần nhuyễn nên nhân lực đáp ứng cả 2 yếu tố đó lại càng quan trọng và khó tìm.

Bên cạnh đó, tuy hiện nay công nghệ 3D tương thích với tất cả các thiết bị đầu cuối như: máy tính để bàn, laptop, tablet, smartphones (trên tất cả các hệ điều hành) và các thiết bị truyền hình có tích hợp mạng Internet song trên thị trường các thiết bị này không hề rẻ.

Với công nghệ tiên tiến, quảng cáo 3D mang tới cho khách hàng những cảm nhận về sản phẩm, thương hiệu sống động ngay tức thì, và thực tế có nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công nhất định trong việc quảng bá.


Thái Vân
Thế Giới Số 163- Ngày 18.3.2013

Mua sắm trực tuyến vẫn là hi vọng

Bắt đầu định hình từ những hồi đầu thế kỷ 21 cho đến nhưng năm gần đây, hình thức mua sắm trực tuyến tại Việfdt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ với rất nhiều hydff vọng về một bức tranh tươi sáng. Tuy nhiên vẫn còn đó những “mảng tối” đủ lớn để nói rằng bức tranh này còn dang dở và cần được đầu tư tỷ mỷ hơn nữa trong năm tới.

Doanh nghiệp CNTT Việt – Nhắm trở ngại chọn hướng đi

Đầu năm 2013, Đoàn có Phó chủ tịch UBND TPHCM, Lê Mạnh Hà, sở TTTT, Hội Tin học Thành phố đến “xông” đất các doanh nghiệp, qua đó, các doanh nghiệp đã chia sẻ những nỗ lực vượt khó của mình trong năm 2012, với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các doanh nghiệp cũng cho biết kế hoạch hoạt động của mình trong năm 2013. Hầu hết đều xác định, kinh tế năm 2013 sẽ không sáng sủa hơn 2012 nên “đường đi nước bước” của mỗi doanh nghiệp đều sẽ rất cẩn trọng!

“Đua” ứng dụng CNTT và câu chuyện hiệu quả

Từ đầu năm đến nay, các địa phương: Cần Thơ, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Hà Nội, Lạng Sơn… đã đồng loạt “ra quân” với các chương trình kế hoạch hành động đối với CNTT rất hoàng tráng. Qua các kế hoạch này cho thấy sự đầu tư, quan tâm của địa phương đến CNTT đã có những tín hiệu tốt nhưng làm sao để hiệu quả là một việc khác.

Petrolimex ứng dụng thành công hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp

Ngày 16/4, Tập Đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex ) đã công bố ứng dụng thành công hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) sau 3 năm triển khai, bắt đầu từ năm 2010-2012.

Ra mắt hạ tầng dịch vụ Windows Azure phiên bản mới

Phiên bản mới cho nền tảng điện toán đám mây Windows Azure vừa được Microsoft chính thức giới thiệu ngày 16/4 vừa qua.

Sách điện tử: Thế giới phát triển, trong nước im ắng

Theo số liệu của Công ty Fahasa, năm 2004 doanh số sách điện tử trên thế giới đạt 646 triệu USD, chỉ chiếm 6,4% thị phần, nhưng 5 năm sau (năm 2009) là 1,5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt mức 1,8 tỷ USD. Dự tính năm 2013, doanh số sách điện tử sẽ đạt 3,2 tỷ USD và đến năm 2014 đạt 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 53%, tức hơn một nửa thị phần sách thế giới. Trong khi đó, thị trường sách điện tử trong nước vẫn loay hoay dè dặt!

Bưu chính Viettel duy trì mức cổ tức 15%

Ngày 14/4 tại trụ sở ở Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettepost) đã tiến hành tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên năm 2013. Đại hội đã thông qua các báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động năm 2012, đồng thời đưa ra định hướng phát triển năm 2013.

SCB triển khai thành công hệ thống Corebanking

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) vừa chính thức công bố triển khai thành công dự án Oracle Flexcube Corebanking (Corebanking Flexcube) trong vòng 10 tháng

Lạc Việt ra mắt bộ giải pháp quản trị nguồn lực lên “mây”

Hòa chung vào xu hướng lên “mây” của các doanh nghiệp cung cấp phần mềm Việt Nam cũng như trên thế giới, ngày 12/4 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt đã ra mắt bộ giải pháp quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp trên nền điệ toán đám mây (SureERP Suite).

Môt người Việt và dự án tinh chế các tấm bán dẫn trên đất Việt

Trong số 5 công ty được đánh giá là hàng đầu thế giới về khuôn chế tạo wafer là Rodel-Eminess , PR Hoffman , Universal, Samsung và Zeromicron. Zeromicron là công ty nhỏ nhất nhưng đang có ưu thế phát triển vì chủ tịch của công ty – ông Nguyễn Văn Phương (Francis Nguyen) sở hữu tới 28 bằng sáng chế (patent) do Cơ quan quản lý bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) cấp trong khi các bằng sáng chế của Rodel/Budinger đã hết hạn bảo hộ bản quyền từ năm 2002.