Sách điện tử: Thế giới phát triển, trong nước im ắng

Theo số liệu của Công ty Fahasa, năm 2004 doanh số sách điện tử trên thế giới đạt 646 triệu USD, chỉ chiếm 6,4% thị phần, nhưng 5 năm sau (năm 2009) là 1,5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt mức 1,8 tỷ USD. Dự tính năm 2013, doanh số sách điện tử sẽ đạt 3,2 tỷ USD và đến năm 2014 đạt 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 53%, tức hơn một nửa thị phần sách thế giới. Trong khi đó, thị trường sách điện tử trong nước vẫn loay hoay dè dặt!

Sách điện tử: Thế giới phát triển, trong nước im ắng - 004t9u1a


Thế giới nghiêng về sách điện tử

Tại diễn đàn Thương mại điện tử 2012, do Bộ Công thương tổ chức cuối năm 2012, bà Mai Thị Hương, Phó Phòng quản lý Xuất bản, Cục Xuất bản, Bộ TTTT chia sẻ: Trên thế giới, sách điện tử đã và đang tạo ra triển vọng mới cho ngành xuất bản với sự phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử, kỹ thuật số, thiết bị cá nhân như: iPhone, iPad, Kindle, smartphone… đã làm cho cán cân thị phần sách điện tử trên thế giới đang có sự thay đổi lớn. Những con số về doanh số của sách điện tử trên cho thấy, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây thị phần sách trên thế giới đã bắt đầu có sự chuyển hướng rõ với lợi thế cạnh tranh đang nghiêng về sách điện tử. Xuất bản sách điện tử là một xu hướng phát triển phổ biến của nhiều quốc gia.

Thực tế cũng cho thấy, xu hướng đọc sách điện tử đang trở thành một trào lưu văn hóa đọc mới trên thế giới. Sự bùng nổ của mạng Internet giúp cho sách điện tử ngày càng được nhiều người quan tâm. Nhu cầu của xã hội đối với sách điện tử là tất yếu, bởi những lợi thế nổi trội của nó. Đối với độc giả, nội dung sách đa dạng, cập nhật liên tục, giá cả phải chăng, lại có nhiều thiết bị giúp người đọc sách thoải mái như đọc sách in.

Sách điện tử: Thế giới phát triển, trong nước im ắng - anybookvn


Trong nước độc giả thích sách giấy

Bà Hương cho biết, theo ghi nhận của Cục Xuất bản, thị truờng sách điện tử ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và còn khá xa lạ đối với nhiều bạn đọc, chưa thể trở thành trào lưu. Độc giả vẫn rất yêu thích, lựa chọn sách giấy truyền thống và không hề quay lưng với sách giấy. Tại hầu hết các cửa hàng, siêu thị sách vẫn vắng bóng sách điện tử. Tại các thư viện lớn cũng chưa phát triển hình thức đọc sách điện tử, dù chỉ là đọc sách trên mạng. Có thể nói, thị trường sách điện tử ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, trong khi mảng sách in vẫn còn phát triển mạnh nên cán cân thị phần đang nghêng hẳn về sách in. Sản phẩm sách điện tử chưa thật sự phổ biến, còn mang tính tự phát.

Có những lý do để thị trường sách in vẫn còn phát triển mạnh, cán cân thị phần vẫn nghiêng hẳn về sách in như: do thói quen đọc sách giấy truyền thống và mặt bằng thu nhập của người dân còn thấp, không có nhiều người có thể sở hữu các thiết bị điện tử, do thị trường sách điện tử còn khá mới mẻ nên khó khăn lớn nhất chính là vấn đề thương thảo hợp đồng mua bán bản quyền với những điều khoản về nội dung số giữa đối tác giữ bản quyền và công ty phân phối sách.

Nhìn chung, theo bà Hương thì cho đến thời điểm này, đa số các nhà xuất bản của Việt Nam chưa có sự chuẩn bị gì nhiều về mọi mặt để bước vào thị trường sách điện tử, chính vì vậy thị trường sách điện tử rất khiêm tốn và chủ yếu là sách điện tử nhập khẩu. Bà Hương đưa ra dẫn chứng, đối chiếu với đăng ký kế hoạch xuất bản và lưu chiểu xuất bản phẩm tại cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản thì cho đến thời điểm này mới có 6/64 nhà xuất bản đăng ký kế hoạch xuất bản sách điện tử với gần 1.500 đề tài, chiếm khoảng 4% so với đăng ký xuất bản của toàn ngành.

Sách điện tử: Thế giới phát triển, trong nước im ắng - sachbaovn


Nhiều rào lắm dậu

Có thể nói, rào cản lớn nhất đối với sách điện tử hiện nay đó là về mặt quản lý. Do thị trường sách điện tử còn khá mới mẻ, nên cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động này chưa đầy đủ. Thiếu các văn bản pháp luật để quản lý và chế tài xử phạt các vi phạm trong vấn đề này. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bản quyền sách điện tử khá phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải rất am hiểu công nghệ. Vì, đây là một hình thức vi phạm mới, địa bàn vi phạm ảo và rộng, thêm vào đó chế tài xử phạt các vi phạm bản quyền chưa theo kịp thực tế, chưa đủ sức răn đe khiến cho vi phạm ngày càng trở nên công khai và trắng trợn. Mặt khác, người tiêu dùng Việt Nam chưa có ý thức về bản quyền, thích đọc sách rẻ hoặc miễn phí nên dễ dàng tiếp tay cho hành vi vi phạm như vậy. Kết quả là, tác giả và ngành xuất bản chịu thiệt hại về kinh tế. Chống vi phạm bản quyền đối với sách in truyền thống đã là bài toán nan giải, giờ, với hiện tượng vi phạm bản quyền sách điện tử lại càng khó khăn hơn nhiều. Trong khi đó, việc phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong vấn đề xử lý vi phạm bản quyền, in lậu chưa chặt chẽ và hiệu quả. Việc quản lý xuất bản đối với các xuất bản phẩm điện tử rất cần sự nhanh nhạy và thay vì gắn kết với ngành công nghiệp giấy và công nghiệp in thì việc gắn kết chặt chẽ với công nghiệp điện tử sẽ dẫn đến những thách thức lớn đối với cán bộ quản lý ngành, cán bộ các nhà xuất bản có phần đang lúng túng.

Để nâng cao chất lượng quản lý đối với sách điện tử đòi hỏi sự đầu tư trong công tác đào tạo cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý ngoài việc có đủ trình độ đọc thẩm định nội dung để xử lý đúng còn cần phải nắm bắt được công nghệ điện tử. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất bản sách điện tử; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các nhà xuất bản đầu tư thực hiện quy trình công nghệ xuất bản sách điện tử; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ biên tập, kỹ thuật chất lượng cao để chuẩn bị đồng bộ cho việc thực hiện triển khai xuất bản sách điện tử; Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác quản lý đăng ký xuất bản; lưu chiểu sách điện tử, kiểm tra sách điện tử lưu chiểu; Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ bản quyền tác giả sách điện tử; Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc xuất bản sách trên thiết bị điện tử, Internet…

Có như vậy, thị trường sách điện tử Việt Nam mới sôi động, các nhà làm sách điện tử mới yên tâm và hào hứng phát triển lĩnh vực này.

Sách điện tử: Thế giới phát triển, trong nước im ắng - hmlal7bp


Quy định về xuất bản sách điện tử

Luật Xuất bản 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Ngoài các mục ở Điều 4 (giải thích từ ngữ) của Luật này và Điều 11 ( xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản đề cập đến xuất bản phẩm điện tử) còn có hẳn Chương V (xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử) với 8 điều gồm: Điều 45 quy định, điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử; Điều 46 quy định cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử; Điều 47 quy định kỹ thuật, công nghệ để xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử; Điều 48 phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam; Điều 49 quy định quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử; và Điều 50 là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử; Điều 51. Nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử; Điều 52. Quy định chi tiết về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử.


Hải Thanh
Tin học & Đời sống tháng 3.2013

Bưu chính Viettel duy trì mức cổ tức 15%

Ngày 14/4 tại trụ sở ở Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettepost) đã tiến hành tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên năm 2013. Đại hội đã thông qua các báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động năm 2012, đồng thời đưa ra định hướng phát triển năm 2013.

SCB triển khai thành công hệ thống Corebanking

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) vừa chính thức công bố triển khai thành công dự án Oracle Flexcube Corebanking (Corebanking Flexcube) trong vòng 10 tháng

Lạc Việt ra mắt bộ giải pháp quản trị nguồn lực lên “mây”

Hòa chung vào xu hướng lên “mây” của các doanh nghiệp cung cấp phần mềm Việt Nam cũng như trên thế giới, ngày 12/4 Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt đã ra mắt bộ giải pháp quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp trên nền điệ toán đám mây (SureERP Suite).

Môt người Việt và dự án tinh chế các tấm bán dẫn trên đất Việt

Trong số 5 công ty được đánh giá là hàng đầu thế giới về khuôn chế tạo wafer là Rodel-Eminess , PR Hoffman , Universal, Samsung và Zeromicron. Zeromicron là công ty nhỏ nhất nhưng đang có ưu thế phát triển vì chủ tịch của công ty – ông Nguyễn Văn Phương (Francis Nguyen) sở hữu tới 28 bằng sáng chế (patent) do Cơ quan quản lý bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) cấp trong khi các bằng sáng chế của Rodel/Budinger đã hết hạn bảo hộ bản quyền từ năm 2002.

Để kiến thức về điện hạt nhân được phổ cập

LTS: Theo kế hoạch năm 2014 chúng ta sẽ bắt tay vào xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Với mong muốn truyền tải được nhiều nhất, dễ hiểu nhất về các vấn đề rất phức tạp của điện hạt nhân nói riêng và năng lượng nguyên tử nói chung đến quảng đại nhân dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức thành lập Trung tâm Thông tin Năng lượng Nguyên tử đặt tại Trường Bách khoa Hà Nội. Nhân dịp này Tin Học và Đời Sống đã có buổi trao đổi với PGS. TS Hà Mạnh Thư – Giám đốc Trung tâm về mục tiêu của trung tâm mới này.

Phần mềm kế toán Fast lên “mây”

Sau một thời gian chuẩn bị và xây dựng nền tảng hạ tầng, ngày 8/4, Công ty Cổ phần Phần mềm Fast đã chính thức cho ra mắt thị trường phần mềm kế toán lên “mây”. Sự xuất hiện của phần mềm kế toán lên “mây” này đánh dấu sự thay đổi và bắt kịp xu hướng công nghệ trên thế giới của Fast trong việc cung cấp sản phẩm tới khách hàng…

“Tư vấn CNTT”: nghề hay không nghề?

Tư vấn CNTT ở nước chúng ta hiện nay chưa được xem là một nghề. Nhưng những người làm công việc này vẫn đang ngày đêm âm thầm đóng góp, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy hơn nửa đời làm việc của mình cho rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước. Xuân về là lúc thư thái hơn, bàn tròn cuối năm về công việc tư vấn CNTT của ba chuyên gia ở những lĩnh vực khác nhau gồm: ông Nguyễn Tuấn Hoa (chuyên tư vấn cho mảng Nhà nước), ông Phí Anh Tuấn (chuyên tư vấn mảng doanh nghiệp), ông Quang Nguyễn (tư vấn độc lập cho nhiều dự án trong và ngoài nước) sẽ mở chiều chia sẻ để mọi người rõ ngành tư vấn CNTT hơn.

“Đánh xứ người” cần thông văn hóa

Đã có mặt ở 7 nước gồm: Nhật, Mỹ, Đức, Singapore, Malaysia và Australia, FPT Software được xem là 1 trong những đơn vị phần mềm Việt Nam “tấn công” thị trường nước ngoài thành công nhất. Nhưng để đến thành công đó, các khó khăn không ít đã chào đón FPT Software, nhất là khi doanh nghiệp Việt Nam luôn yếu thế trên thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) đã có chia sẻ thẳng thắn và chân tình trong dịp năm mới sắp đến.

Viettel không cấp 550 SIM thuê bao di động trả sau cho cá nhân

Trước vụ việc, báo chí nêu đối tượng Nguyễn Văn Long (Hà Nội) được đăng ký và đứng tên 550 SIM thuê bao di động trả sau của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và việc này là sai quy định, Viettel khẳng định công ty hoàn toàn tuân thủ quy định pháp luật trong vụ việc này.

Fortinet ra mắt thiết bị an ninh mạng thế hệ mới

Ngày 27/03/2013, Fortinet đã ra mắt thiết bị tường lửa thế hệ tiếp theo (NGFW) mạnh mẽ và thông minh nhất với tên mã FortiGate-3600C.