Thời đại mở, quản trị đừng đóng

Trong khi ERP là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đang thờ ơ, nghi ngại hoặc nếu có muốn thì cũng không biết bắt đầu như thế nào và từ đâu.

Thời đại mở, quản trị đừng đóng - 8o1rlg4n


Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển hàng ngày của ngành công nghệ thông tin, từ thời kỳ hoàng kim của máy tính cá nhân, sau đó là thời đại Internet và bây giờ là thời đại đám mây. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin kéo theo sự thay đổi đáng kể của tất cả các ngành kinh tế. Quản trị doanh nghiệp cũng đã có nhiều thay đổi trong vòng 20 năm qua kể từ khi Internet trở thành phổ biến.

Chúng ta có thể nhận xét thấy nhiều sự tương đồng giữa quá trình phát triển của web với phương thức quản trị doanh nghiệp. Tương ứng với web 1.0 có doanh nghiệp 1.0 là phương pháp quản trị 1 chiều và công cụ ERP khi nó mới sinh ra cũng chỉ phục vụ cho quan điểm này. Bắt đầu từ năm 2000 chúng ta chứng kiến trào lưu web 1.5, nghĩa là sự tương tác 2 chiều, quản trị cũng đòi hỏi có quan hệ ngược lại và ERP cũng bước đầu phải đáp ứng điều này. Ngày nay chúng ta chứng kiến sự phát triển của tương tác đa chiều, giá trị của kinh doanh được bùng phát nhờ sự tương tác và xã hội hóa, đó chính là phiên bản 2.0. Có nhiều quan điểm cho rằng doanh nghiệp 2.0 là có sự tương tác, nhưng có lẽ chưa đủ, sự tương tác xã hội mới là thực sự là đúng nghĩa.

Với doanh nghiệp 1.0, người ta cho rằng cần áp dụng các chính sách quản lý rất chặt chẽ từ việc hành chính, nhân sự đến các quy trình hoạt động, rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng chấm công nghiêm ngặt, có thể cấm sử dụng mạng xã hội, chat… trong văn phòng… Việc này có thể thuận lợi cho việc quản lý nhưng trở thành cứng nhắc và hiệu quả thấp. Ngày nay, nhu cầu làm việc mọi lúc mọi nơi ngày càng nhiều, thói quen của người dùng đã dần chuyển sang các thiết bị di động, nên các ứng dụng doanh nghiệp vốn nặng nề trước đây cũng buộc phải chuyển hướng theo. Doanh nghiệp đòi hỏi những ứng dụng có tính di động, tính hợp tác và tính tích hợp ngày càng cao.

Thời đại mở, quản trị đừng đóng - rnefct34


Xu thế mạng xã hội và điện thoại thông minh đã được lan rộng trên toàn thế giới một cách nhanh chóng đã thay đổi hành vi của cả một thế hệ. Muốn hay không thì toàn cầu hóa cũng trở thành thực tế đối với mỗi thành viên của xã hội. Việc này thúc đẩy sự thay đổi tất cả các phương thức và công nghệ quản trị, từ nhận thức đến hành động. Như vậy, doanh nghiệp không những không thể bỏ qua việc ứng dụng công nghệ quản trị tiên tiến mà những ứng dụng quản trị (ERP, CRM, HR…) cổ điển hầu như không còn phù hợp với thời đại nữa mà đòi hỏi sự thay đổi từ cấu trúc, hạ tầng, giải pháp đến ứng dụng. Khái niệm “CRM xã hội” (Social CRM) do Greenberg đưa ra là một triết lý và chiến lược kinh doanh mới mà ở đó các quy tắc và quy trình kinh doanh và các đặc tính xã hội, được thiết kế để đưa khách hàng vào cộng tác nhằm cung cấp những giá trị có lợi cho các bên, là sự đáp ứng của doanh nghiệp đối với những cuộc đối thoại của khách hàng. Đây là một phong cách marketing và quan hệ khách hàng hiện đại và hiệu quả.

Việc mở rộng ERP và tích hợp với những mạng xã hội hoặc ứng dụng cộng tác tưởng như không thể thì nay trở thành nhu cầu và nó đã hình thành “ERP xã hội” (Social ERP). ERP xã hội không có nghĩa là mạng ERP dùng chung, mà là sự tích hợp khéo léo với mỗi ERP những chức năng “xã hội hóa” để đạt được mục đích cao hơn, đó là sự cộng tác toàn diện với các đối tác. Một số dữ liệu cần thiết có thể được chủ động chia sẻ với đối tác, được gọi là “dữ liệu xã hội”, đây là ý tưởng tuyệt vời nhằm kết nối nhanh hơn và tiết kiệm chi phí. Tiêu chí kết nối mọi lúc mọi nơi và “CRM xã hội” được coi như thành phần cơ bản của ERP xã hội. Với sự chia sẻ và tham gia của đối tác vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp, đã chứng tỏ tính minh bạch thông tin nên nó có thể là thước đo cho sự tin tưởng trong kinh doanh.

Thời đại mở, quản trị đừng đóng -


Công nghệ mở cũng là xu hướng tất yếu của thời đại. Các phần mềm tự do nguồn mở là một hướng đi trường kỳ nhằm phấn đấu cho sự độc lập và tự do cho người xử dụng, đối nghịch với những công nghệ độc quyền, nay đã khẳng định sức ảnh hưởng. Chính phủ Việt Nam mặc dù đã ủng hộ xu thế này nhưng đáng tiếc là vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Đỉnh cao của nó là OpenStack (được phát triển bởi Rackspace và Nasa, Rackspace cung cấp phần lưu trữ và Nasa cung cấp mã nguồn) – một cuộc chơi toàn cầu đã được mở ra. Không một đại gia CNTT nào tự cho phép mình thoát khỏi cuộc chơi này, kể cả Microsoft, Oracle vẫn được coi là cửa đóng then cài nhất.

Chúng ta thường nói đến mở cửa, xã hội mở, công nghệ mở, toàn cầu hóa, v.v… đó chính là xu hướng tất yếu của thời đại “không biên giới”. Nhận thức ra điều này sẽ giúp doanh nghiệp định hướng, cải tiến phương thức quản trị kinh doanh cho mình và lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất thích ứng với xu hướng của thời đại, tiết kiệm được thời gian và chi phí một cách đáng kể trong việc hội nhập với kinh tế thế giới.


Lê Ngọc Quang
Tin học & Đời sống tháng 1 & 2. 2013

Ông Phan Quốc Khánh, GĐ Công ty FAST – Thỏng tay vào thương trường…

Năm qua là một năm đầy sóng gió, lao đao, chật vật, vất vả của hầu hết những người làm kinh doanh. Nhưng giữa chốn thương trường đầy sóng gió đó ông Phan Quốc Khánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm FAST lại vẫn thong dong và khá lạc quan về tình hình kinh doanh, phát triển của công ty. Ông cũng có những quan điểm sống và quản trị khá đặc biệt.

Gia công phần mềm cho Nhật Bản: “Mẻ cá lớn và nguy cơ lưới thủng”

Theo khảo sát của tạp chí Nikkei Computer được công bố tại Ngày Công nghệ Thông tin Việt Nam ở Nhật Bản (Vietnam ICT Day in Japan 2013) diễn ra ngày 26/2/2013 tại Tokyo, thì Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm (GCPM) được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được cơ hội “ngàn năm có một” này hay không là phụ thuộc vào chính họ!

Viettel và lợi thế người đi sau

“Công thức của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài chỉ gói gọn trong mấy chữ: nghĩ khác và lao động sáng tạo” đó là chia sẻ của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Thiếu tướng Dương Văn Tính. Công thức này đã liên tiếp đưa Viettel thành công không chỉ ở các thị trường nước ngoài còn cả ở các giải thưởng quốc tế mà những tháng cuối năm 2012 Viettel liên tiếp nhận về.

Misa tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng

Trong tháng 3/2012, Misa sẽ tổ chức các lớp tập huấn tư vấn trực tiếp hỗ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về việc quyết toán thuế năm 2012; hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng Thông tư số 16/2013 vào thực tế, Misa kết hợp với chuyên gia thuế tổ chức hội thảo với chủ đề: “Cập nhật Thông tư 16/2013/TT-BTC và hỗ trợ quyết toán trên MISA SME.NET 2012”…

Những bài học trong xây dựng chính phủ điện từ ở Hàn Quốc

Nếu xét về lịch sử phát triển thì việc xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) ở Hàn Quốc cũng chỉ mới bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 2000, cùng thời điểm ở Việt Nam khởi động Đề án 112.

Schneider Electric ra mắt bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu mới

Schneider Electric vừa giới thiệu bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu StruxureWare Data Center Operation dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ.

Thị trường phần cứng ICT 2013: Tìm ánh sáng cuối đường hầm

Theo đánh giá của IDC, thị trường ICT Việt Nam 2012 vẫn giữ được mức tăng trưởng từ 5-7%, trong khi các ngành hàng điện, điện tử, điện thoại di động thì lại giảm đáng kể. TH&ĐS qua tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ICT đều được cho biết doanh số năm 2012 có tăng trưởng, nhưng xét về tổng lợi nhuận đều xuống mức âm. Nhiều doanh nghiệp dự báo tình hình sẽ càng thê thảm hơn trong năm 2013. Dưới đây là các ý kiến TH&ĐS đã ghi nhận được.

Truyền thông xã hội: hiệu quả còn có thể cao hơn

Năm 2012 sẽ được nhớ đến như là năm mà các doanh nghiệp chính thức thừa nhận sự quan trọng của các truyền thông xã hội trong chiếc lược kinh doanh tổng thể. Trong năm 2013, họ sẽ mong chờ ở việc mở rộng đầu tư, cải thiện truyền thông xã hội để không chỉ dừng lại ở việc tiếp thị hay xây dựng cộng đồng.

Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu

Theo ông Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, bài toán nguồn nhân lực CNTT được đặt ra cách đây 12 năm (từ năm 2000). Từ đó đến nay có rất nhiều hội thảo, nhiều chương trình, dành cho phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được tổ chức và nhiều chính sách ban hành nhưng chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn không nhích lên bao nhiêu!

Canon-Thời khó khăn và thế mạnh sáng tạo

Năm qua, là một năm thử thách cho tất cả các hãng công nghệ tại Việt Nam, khi vòng xoáy kinh tế khiến sức mua, tiêu dùng chững lại. Thế nhưng với thế mạnh về sáng tạo và thương hiệu, Canon vẫn có thể đạt được sự hài lòng của khách hàng với hàng loạt sản phẩm nổi bật và các chương trình xã hội. Cuộc trò chuyện với ông Nick Yoshida – Tổng Giám đốc của Công Ty TNHH Canon Marketing Việt Nam sẽ làm rõ hơn câu chuyện này.