Gia công phần mềm cho Nhật Bản: “Mẻ cá lớn và nguy cơ lưới thủng”

Theo khảo sát của tạp chí Nikkei Computer được công bố tại Ngày Công nghệ Thông tin Việt Nam ở Nhật Bản (Vietnam ICT Day in Japan 2013) diễn ra ngày 26/2/2013 tại Tokyo, thì Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm (GCPM) được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Các doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được cơ hội “ngàn năm có một” này hay không là phụ thuộc vào chính họ!

Tăng trưởng ấn tượng

Theo ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (Vinasa), “trong năm 2012, nhiều doanh nghiệp hội viên của Vinasa đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong mảng GCPM cho thị trường Nhật Bản. Thậm chí, có doanh nghiệp tăng gấp 6 lần về doanh thu”. Còn ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty FPT nhìn nhận, “Trong lúc kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phần mềm làm trong nước và các thị trường khác lao đao, thì các doanh nghiệp phần mềm làm với thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng ấn tượng. Thậm chí có doanh nghiệp tăng trưởng tới 400% trong năm 2012”. “Xu hướng này mới chỉ là bắt đầu”, ông Bình nhấn mạnh.

Gia công phần mềm cho Nhật Bản: "Mẻ cá lớn và nguy cơ lưới thủng" - NgayhoiCNTTVNtaiNhat
Tại Ngày CNTT Việt Nam ở Nhật Bản
 

Sự tăng trưởng mạnh mẽ trên của các doanh nghiệp phần mềm trong năm 2012 đã giúp đưa Việt Nam vượt qua Ấn Độ vươn lên vị trí thứ 2 về gia công phần mềm cho Nhật Bản. Theo Sách trắng CNTT 2012 do IPA  (Information Processing Association) phát hành, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong số các quốc gia được doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp đặt hàng gia công phần mềm với tỷ lệ 23,3% trong tổng số 1.100 doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát lựa chọn; Ấn Độ đứng thứ 3 với tỷ lệ 13,7%. Và theo khảo sát của Tạp chí Nikkei Computer được công bố tại Vietnam ICT Day in Japan 2013, Việt Nam đang là điểm gia công phần mềm được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn, đặc biệt là giữa bối cảnh quan hệ Nhật -Trung đang có những vấn đề căng thẳng như hiện nay.

Cơ hội ngàn năm

Không chỉ có được con số tăng trưởng ấn tượng trong năm 2012, mảng GCPM cho thị trường Nhật Bản của Việt Nam còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng tham gia các hoạt động quảng bá về ngành gia công phần mềm của Việt Nam cũng như chủ động đề nghị sẽ tăng thêm việc cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong thời gian tới.

Theo con số thống kê từ Ban tổ chức Vietnam ICT Day in Japan 2013, số người tham gia sự kiện này so với số người đăng ký đạt tỷ lệ 78%, cao hơn so với con số trung bình chung tỷ lệ người Nhật tham gia các sự kiện được tổ chức tại Nhật (thông thường tỷ lệ này chỉ đạt con số 60%). Bên cạnh đó, theo phiếu khảo sát của Ban Tổ chức, có tới 23% đại diện DN tham dự lần này khẳng định sẽ tham dự những sự kiện tiếp theo và 74% cho biết sẽ tham gia nếu có cơ hội.

Còn theo ông Bình, “Trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn lớn của Nhật Bản gần đây, họ đều khẳng định muốn giao việc, mở rộng quy mô hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề họ quan ngại hiện nay chỉ là Việt Nam có đủ người để làm hay không?”. Ông Bình cũng khẳng định, “Thực sự, cơ hội tăng trưởng không giới hạn từ thị trường Nhật Bản đến rất gần, có thể nói là trong tầm tay. Nếu coi hợp đồng làm gia công phần mềm là cá, thì chúng ta đang gặp một đàn cá rất lớn và đây là cơ hội “ngàn năm có một”.

  Đặt đại cục lên trên hết

Như vậy, cơ hội gia tăng quy mô GCPM cho thị trường Nhật Bản thực sự đang đến rất gần, liệu các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có quyết tâm nắm lấy cơ hội này hay không? Theo nhìn nhận từ phía các chuyên gia trong ngành, số lượng doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tương đối lớn, khoảng vài trăm doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp làm gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản lại tương đối ít, khoảng vài chục doanh nghiệp. Vì vậy, nếu không có những hành động cấp thiết chuẩn bị sẵn sàng đón làn sóng ủy thác gia công phần mềm từ các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có thể sẽ vuột mất cơ hội lịch sử này.
 

Gia công phần mềm cho Nhật Bản: "Mẻ cá lớn và nguy cơ lưới thủng" - MG 3595
Điều cần làm ngay của các doanh nghiệp phần mềm là tập trung đào tạo nhân lực


Theo ông Bình, “Để không vuột mất cơ hội “ngàn năm có một” này, các doanh nghiệp cần phải tăng cường hợp tác nội ngành, chia sẻ cơ hội, cùng nhau tham gia vào các cuộc đánh bắt lớn. Bây giờ không phải là lúc chúng ta cạnh tranh lẫn nhau, mà phải cùng nhau đan lưới”.  Ông Bình cũng khẳng định, “FPT sẵn sàng chuyển giao những kiến thức, bí quyết làm ăn của mình cho các doanh nghiệp Việt Nam, đầu tiên là CMMi (Capability Maturity Model Integration – Chuẩn quản lý quy trình chất lượng)”. Bên cạnh đó, ông Bình cũng cho biết thêm, “FPT cũng mong muốn đưa ra mô hình Haken (đưa một số kỹ sư FPT làm việc tại cơ sở của đối tác) mà nhiều công ty Nhật Bản làm với FPT cho các doanh nghiệp trong Vinasa. Theo đó, doanh nghiệp phần mềm Việt sẽ cử một số kỹ sư onsite ở FPT, để tạo ra sự hợp tác nội ngành. Với cách làm này, các doanh nghiệp phải dũng cảm, đặt đại cục lên hàng đầu hơn là vấn đề sợ mất nhân lực”.

Hiện mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam vẫn là nguồn nhân lực. Chính vì vậy, điều cần làm ngay đối với các doanh nghiệp phần mềm là cần phải tập trung đào tạo, tuyển dụng nhiều hơn nữa đội ngũ lập trình viên, kỹ sư cầu nối, nhân viên bán hàng… sử dụng thành tạo tiếng Nhật. Hiện đã có một số doanh nghiệp tập trung đầu tư mạnh cho vấn đề này, chẳng hạn như FPT với chương trình tuyển dụng sinh (sinh viên trở thành nhân viên của một công ty này khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường) dựa theo nhu cầu của khách hàng Nhật Bản. Bên cạnh đó, là hoàn thiện các quy trình chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.


Cộng Tác

 

Misa tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khách hàng

Trong tháng 3/2012, Misa sẽ tổ chức các lớp tập huấn tư vấn trực tiếp hỗ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về việc quyết toán thuế năm 2012; hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng Thông tư số 16/2013 vào thực tế, Misa kết hợp với chuyên gia thuế tổ chức hội thảo với chủ đề: “Cập nhật Thông tư 16/2013/TT-BTC và hỗ trợ quyết toán trên MISA SME.NET 2012”…

Những bài học trong xây dựng chính phủ điện từ ở Hàn Quốc

Nếu xét về lịch sử phát triển thì việc xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT) ở Hàn Quốc cũng chỉ mới bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 2000, cùng thời điểm ở Việt Nam khởi động Đề án 112.

Schneider Electric ra mắt bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu mới

Schneider Electric vừa giới thiệu bộ phần mềm vận hành trung tâm dữ liệu StruxureWare Data Center Operation dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ.

Thị trường phần cứng ICT 2013: Tìm ánh sáng cuối đường hầm

Theo đánh giá của IDC, thị trường ICT Việt Nam 2012 vẫn giữ được mức tăng trưởng từ 5-7%, trong khi các ngành hàng điện, điện tử, điện thoại di động thì lại giảm đáng kể. TH&ĐS qua tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ICT đều được cho biết doanh số năm 2012 có tăng trưởng, nhưng xét về tổng lợi nhuận đều xuống mức âm. Nhiều doanh nghiệp dự báo tình hình sẽ càng thê thảm hơn trong năm 2013. Dưới đây là các ý kiến TH&ĐS đã ghi nhận được.

Truyền thông xã hội: hiệu quả còn có thể cao hơn

Năm 2012 sẽ được nhớ đến như là năm mà các doanh nghiệp chính thức thừa nhận sự quan trọng của các truyền thông xã hội trong chiếc lược kinh doanh tổng thể. Trong năm 2013, họ sẽ mong chờ ở việc mở rộng đầu tư, cải thiện truyền thông xã hội để không chỉ dừng lại ở việc tiếp thị hay xây dựng cộng đồng.

Nhân lực CNTT: Định hướng “lệch” nên “chệch” nhu cầu

Theo ông Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, bài toán nguồn nhân lực CNTT được đặt ra cách đây 12 năm (từ năm 2000). Từ đó đến nay có rất nhiều hội thảo, nhiều chương trình, dành cho phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được tổ chức và nhiều chính sách ban hành nhưng chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn không nhích lên bao nhiêu!

Canon-Thời khó khăn và thế mạnh sáng tạo

Năm qua, là một năm thử thách cho tất cả các hãng công nghệ tại Việt Nam, khi vòng xoáy kinh tế khiến sức mua, tiêu dùng chững lại. Thế nhưng với thế mạnh về sáng tạo và thương hiệu, Canon vẫn có thể đạt được sự hài lòng của khách hàng với hàng loạt sản phẩm nổi bật và các chương trình xã hội. Cuộc trò chuyện với ông Nick Yoshida – Tổng Giám đốc của Công Ty TNHH Canon Marketing Việt Nam sẽ làm rõ hơn câu chuyện này.

CNTT góp phần đổi thay thành phố Đà Nẵng

Trong bối cảnh Chính phủ vẫn siết rất chặt chi tiêu công khiến nhiều địa phương phải “án binh bất động” trong các dự án đầu tư cho ứng dụng CNTT thì Đà Nẵng lại nổi lên là một tỉnh, thành “mạnh tay” chi tiêu cho CNTT. Đa số các dự án được triển khai đều hướng đến đời sống dân sinh của người dân như: lắp đặt xây dựng WIFI miễn phí, quản lý xe buýt, quản lý chất lượng nguồn nước, lắp camera theo dõi hoạt động mãi lộ của Cảnh sát giao thông… CNTT đã và đang thực sự đổi thay Thành phố Đà Nẵng.

Doanh nghiệp sẽ phải tiếp nhận xu thế di động

“Doanh nghiệp cẩn trọng với xu thế di động là đúng, nhưng không nên gạt bỏ nó, mà hãy từng bước tiếp nhận xu thế này” – đó là khẳng định của ông Alex Ong, Giám đốc Symantec tại Việt Nam trong bảng công bố kết quả khảo sát hiện trạng di động toàn cầu năm 2013 do Symantec thực hiện đối với 3.236 doanh nghiệp thuộc 29 quốc gia.

BYOD – 2013 sẽ được đón nhận nhiệt tình hơn

Năm 2012 chứng kiến nền kinh tế toàn cầu hồi phục chậm chạp. Có người nói rằng chi tiêu dành cho CNTT năm tới sẽ tăng lên, người nói giảm. Một số khác cho rằng các doanh nghiệp gia công phần mềm sẽ cắt giảm nhân viên, nhưng có người lại bảo doanh nghiệp đó sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng xu hướng BYOD (Bring your own device) đã có những bước đệm cần thiết để thực sự được đón nhận rộng rãi trong năm 2013.