Xiaomi vừa công bố kế hoạch Triết lý Zero-carbon nhằm cắt giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính thông qua việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ sạch, mở rộng các kỹ thuật quản lý chất thải điện tử, cũng như triển khai các hoạt động vận hành và hậu cần xanh.
Đại diện Xiaomi cho biết, mục tiêu của Triết lý “Zero-carbon” của Xiaomi hướng đến việc nâng cao hiệu quả và giá thành hợp lý của sản phẩm, đồng thời giảm thiểu lượng khí thải carbon của sản phẩm và dịch vụ. Xiaomi sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ carbon thấp để tạo ra những tác động tích cực đến khí hậu, góp phần nuôi dưỡng một lối sống xanh hơn và một xã hội ít phát thải carbon.
Về mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Xiaomi hiện đang áp dụng phương thức theo từng giai đoạn. Hãng đã đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đầu tiên vào năm 2021 nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người từ nhà máy tự vận hành xuống 4,5% vào năm 2026 so với mức cơ sở năm 2020. Tính đến hết 12/2022, công ty đã giảm được 21,12% lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người so với năm 2020.
Để hỗ trợ mục tiêu toàn cầu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, công ty cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính ở Phạm vi 1 và Phạm vi 2: Đến năm 2030, giảm ít nhất 70% lượng phát thải khí nhà kính từ các phân khúc hoạt động chính so với mức năm cơ sở; Đến năm 2040, giảm ít nhất 98% lượng phát thải khí nhà kính từ các phân khúc hoạt động chính so với mức năm cơ sở, với các tiền đề sẵn có để đạt được mức phát thải ròng bằng 0; Ưu tiên sử dụng công nghệ carbon thấp, hợp đồng mua bán điện xanh dài hạn và sản xuất năng lượng tái tạo tại chỗ nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính xuyên suốt giai đoạn mục tiêu; Khuyến khích các nhà cung cấp chủ lực thiết lập các mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo.
Giảm thiểu tác động môi trường thông qua Nghiên cứu & Phát triển và Kinh tế Tuần hoàn. Trong năm 2022, Xiaomi đã đầu tư hơn 50% tổng chi phí R&D cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch. Cùng năm đó, việc ứng dụng các bằng sáng chế và sản phẩm về công nghệ sạch đã mang lại 59,7% doanh thu cho công ty. Xiaomi đã đạt được những tiến bộ đáng chú ý trong lĩnh vực này:
Thông qua các công nghệ tiết kiệm năng lượng 5G như băng thông rộng tự thích ứng và công nghệ tối ưu hóa năng lượng, Xiaomi đã gia tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng cho các dòng điện thoại thông minh của mình. Chip WLAN tiên tiến, kết hợp với công nghệ truyền động và giám sát năng lượng WLAN, giúp cắt giảm mức tiêu thụ điện năng của điện thoại thông minh Xiaomi khoảng 30% so với thế hệ trước.
Bằng cách chuyển sang Chế độ tối (Dark Mode) và đổi nền điện thoại thông minh thành màu đen, mức tiêu thụ năng lượng của màn hình có thể giảm tới 70% khi sử dụng các ứng dụng cụ thể. Năm 2022, hơn 100 triệu thiết bị thông minh và và thiết bị đầu cuối đã sử dụng công nghệ sạc nhanh của Xiaomi, giúp tiết kiệm gần 57 triệu kWh điện năng tiêu thụ và cắt giảm 24.852 tấn khí thải CO2 so với công nghệ sạc nhanh thông thường.
Xiaomi đã thay đổi bao bì cho các sản phẩm thuộc hệ sinh thái của công ty từ hộp có khóa gài sang hộp carton phẳng và loại bỏ tay cầm bằng nhựa. Với sự nâng cấp này, công ty đã cắt giảm trung bình 0,3m² lượng bao bì giấy sử dụng và loại bỏ khoảng 80g nhựa trên mỗi sản phẩm.
Trong năm 2022, Xiaomi đã tái chế khoảng 4.500 tấn rác thải điện tử, bao gồm cả điện thoại thông minh. Từ năm 2022 đến năm 2026, công ty cam kết tái chế 38.000 tấn rác thải điện tử và sử dụng 5.000 tấn vật liệu tái chế trong các sản phẩm của mình.
Xiaomi tiếp tục mở rộng chương trình Thu Cũ Đổi Mới (Trade-In) bằng cách gia tăng các thể loại sản phẩm có thể tái chế và phạm vi cung cấp dịch vụ tái chế. Công ty tiến hành thu gom các sản phẩm đã qua sử dụng tại cửa hàng, qua đường bưu điện và tại nhà để khuyến khích người tiêu dùng tái chế sản phẩm.
Xiaomi đã phát triển vật liệu ceramic chống mài mòn và da silicon tổng hợp được sử dụng trong nhiều dòng điện thoại thông minh của hãng. Vào năm 2022, Xiaomi phát hành một loại pin có thời lượng sử dụng cao với khả năng sạc và xả đầy đủ, tuổi thọ dài hơn 25% so với các phiên bản trước đó.
realme cho biết sản phẩm đầu bảng của hãng là realme 11 Pro Series 5G sẽ có mặt sớm ở Việt Nam sau khi ra mắt ở Trung Quốc vào tháng 5/2023 tới.
Thương hiệu hàng điện tử Hisense công bố chính thức hoạt động tại Việt Nam với tên gọi Hisense Việt Nam.
Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2023 – giải thưởng của ngành phần mềm và CNTT do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) tổ chức đã diễn ra ngày 28/4 tại Hà Nội. Trong đó, FPT là doanh nghiệp dẫn đầu với 13 sản phẩm, giải pháp số được vinh danh.
Hãng Kingston công bố đạt cột mốc xuất xưởng hơn 100 triệu mô-đun ép xung, sau 21 năm gia nhập thị trường
Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/04), Amazon Global Selling Việt Nam công bố các xu hướng mới nhất về xây dựng- bảo hộ thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong xuất khẩu trực tuyến của các đối tác bán hàng Việt Nam.
Visa vừa công bố loạt giải pháp bảo mật thanh toán mới tại Việt Nam nhằm chống tội phạm mạng, bảo vệ hệ sinh thái thanh toán cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng và doanh nghiệp.
Đăng ký gói cước ASEAN5 chỉ với 99.000 đồng, người dùng Viettel sẽ có gói data duy trì liên lạc trong 5 ngày ở các nước thuộc khu vực ASEAN
Theo khảo sát Defying Gravity do Keysight vừa công bố, 76% các nhà lãnh đạo có trách nhiệm ra quyết định trong công nghệ vũ trụ coi việc tự động hóa phần mềm kiểm thử là một trong những thách thức kỹ thuật hàng đầu ảnh hưởng đến ngành vệ tinh.
Grab Việt Nam phối hợp cùng các đối tác tung ra hàng loạt ưu đãi và các giải pháp hỗ trợ người dùng, với tâm điểm là dịch vụ di chuyển GrabCar, GrabBike và giao nhận đồ ăn GrabFood trên ứng dụng Grab.
Công ty âm nhạc tương tác Amanotes vừa được trao tặng giải thưởng “Công ty IT tốt nhất Việt Nam 2023” do ITviec bình chọn. Đây là năm thứ hai liên tiếp Amanotes nhận được giải thưởng này.