Quản lý bằng sáng chế Mỹ trên mây

“Điện toán đám mây (ĐTĐM) là giải pháp được hầu hết các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ của Hoa Kỳ ứng dụng. Hiện ĐTĐM là giải pháp giúp các DN, các cơ quan Chính phủ tiết giảm chi phí hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để ứng dụng giải pháp này thành công, đòi hỏi phải có những đảm bảo an ninh, an toàn cho các dữ liệu khi đưa lên “mây”. Bản thân các DN phải rất hiểu về dữ liệu, quy trình quản lý dữ liệu của mình để đưa ra quyết định, loại hình quy trình, dữ liệu nào sẽ được đưa lên “đám mây” và những gì không nên đưa…” đó là chia sẻ của ông Kent Craig, phụ trách mảng Quản trị Tài sản Phần mềm tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).

Quản lý bằng sáng chế Mỹ trên mây - IMG 0258

Vì sao USPTO chọn dùng “mây”?

USPTO là một cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ (Mỹ), có hơn 11 ngàn nhân viên làm việc tại 82 trung tâm lưu trữ nguồn bằng sáng chế tên đăng ký nằm rải rác khắp nước Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, USPTO tiếp nhận trên 500 ngàn đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế và 395 ngàn yêu cầu đăng ký tên thương mại. USPTO cũng đã chuyển nhượng hơn 450 ngàn bằng sáng chế và tên thương mại, phân phối hơn 550 ngàn sản phẩm thông tin bằng sáng chế và tên thương mại.

Ông Kent Craig chia sẻ, do môi trường cũ của USPTO khả năng tận dụng tài nguyên thấp (tận dụng máy chủ dưới 30%), các yêu cầu công việc bị phân tán và hệ thống chạy trùng lặp. Với hiện trạng này khiến đơn vị khó quản lý hệ thống, và phải chịu gánh nặng quản lý tài nguyên, tách rời các phương tiện cải tiến khu vực. Khi đơn vị mở rộng hoạt động sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro về an ninh thông tin… Xuất phát từ hiện trạng này, USPTO đã đưa ra đề xuất với Chính phủ cho phép ứng dụng ĐTĐM để nhằm vận hành hệ thống tốt hơn. Quan trọng hơn cả là thông tin đến được với người dân Mỹ nhanh chóng, USPTO tiết giảm được tối đa chi phí trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, để ứng dụng được ĐTĐM thành công, USPTO đã đưa ra lời khuyên với tổng thống Mỹ, Thư ký thương mại, và các cơ quan chính phủ Mỹ về chính sách, bảo vệ và đảm bảo tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ (IP) trên thế giới, xúc tiến tăng cường hiệu quả bảo vệ IP cho những người cải cách và doanh nhân trên toàn thế giới. Và USPTO đảm bảo được việc bảo vệ IP hiệu quả trên thế giới là nhờ kết hợp với các đơn vị khác để bảo đảm việc cung cấp IP tốt trong thương mại tự do và thỏa thuận trí tuệ. Đơn vị cũng cung cấp các chương trình đào tạo, huấn luyện và xây dựng khả năng nhằm thúc đẩy sự tôn trọng IP và khuyến khích phát triển sự tuân thủ IP giữa các đối tác thương mại của Mỹ.

Đề xuất của USPTO được Chính phủ Mỹ chấp thuận. Và hàng loạt chính sách đảm bảo an toàn về sở hữu trí tuệ được ban hành tại Mỹ. USPTO đồng thời bắt tay vào thực hiện cho ứng dụng ĐTĐM vào hoạt động của mình. Và kết quả đem lại từ ứng dụng này là USPTO đã tận dụng được tài nguyên máy chủ hơn 60-70%, tập trung được nhu cầu sử dụng và tăng tốc củng cố hệ thống (chủ động củng cố trung tâm dữ liệu Liên Bang), cải thiện năng suất trong phát triển ứng dụng, quản lý ứng dụng, mạng và người dùng cuối. Điều đặc biệt là, USPTO không cần tập trung vào quyền sở hữu tài nguyên nữa mà thay vào đó là quản lý dịch vụ, khai thác việc cải tiến khu vực mây riêng, thúc đẩy mở rộng thầu công trình, kết nối với các công nghệ nhúng tốt hơn (ví dụ: các thiết bị như di động…).

Quản lý bằng sáng chế Mỹ trên mây - IMG 0262
Rất ít doanh nghiệp tham gia buổi chia sẻ của USPTO


Hướng đến lợi ích người dân

Ông Kent Craig cho biết, khi các chính sách đảm bảo vấn đề SHTT được ban hành, thì ĐTĐM được ứng dụng như một phong trào rộng khắp đất nước Mỹ. ĐTĐM giúp người dùng quản lý được các dịch vụ mà họ truy cập, trong khi đó vẫn chia sẻ các khoản đầu tư đó dưới dạng tài nguyên CNTT giữa các người dùng. Khi các tài nguyên điện toán được một tổ chức khác cung cấp thông qua một mạng lưới (network) diện rộng, ĐTĐM sẽ có lợi về mặt điện năng. Các nhà cung cấp sẽ tiết kiệm được chi phí do cung cấp hàng loạt, giúp họ giảm được chi phí sử dụng cá nhân và chi phí cơ sở hạ tầng tập trung. Người dùng chỉ phải chịu chi phí cho phần họ sử dụng, phần này có thể tăng hoặc giảm tùy nhu cầu của họ, và tăng cường các nguồn tài nguyên cơ sở chia sẻ. Với phương pháp ĐTĐM, khách hàng của USPTO sẽ tốn ít thời gian quản lý các nguồn tài nguyên CNTT phức tạp hơn để tập trung vào công việc chính của mình.

Để USPTO đưa thông tin đến người dùng một cách nhanh chóng, an toàn, đảm bảo, đơn vị đã thỏa thuận với Google về việc phổ biến thông tin đến người dân. Theo đó, Google sẽ tổ chức và phổ biến nội dung của USPTO, dữ liệu bằng sáng chế và thương hiệu điện tử cho cộng đồng mà không tính phí. Theo thỏa thuận, USPTO cung cấp cho Google những nội dụng hiện hành, các file điện tử và quyền truy cập các cập nhật hàng ngày, tuần hoặc mỗi tháng. Các file điện tử được cung cấp cho Google bao gồm: hình ảnh và văn bản, tổng cộng là vài Terabytes về bằng sáng chế được cấp và ứng dụng xuất bản, ứng dụng thương hiệu, thông tin phân loại bằng sáng chế, bổ nhiệm bằng sáng chế và thương hiệu cùng tài liệu liên quan. Thỏa thuận cho phép USPTO tập trung nguồn lực vào việc tạo ra các file dữ liệu và dựa vào đám mây của Google để phổ biến thông tin tới hàng hàng ngàn khách hàng.

Việc làm này của USPTO nhằm hướng đến thay đổi một số cơ bản trong cách USPTO phục vụ người dân Mỹ. Cho phép người dân được xem điện trong nhà, được dùng theo thời gian thực, giúp họ có thêm lựa chọn tiêu thụ tài nguyên. Các công dân có thể truy cập vào các chỉ số sức khỏe của họ, dễ dàng chia sẻ dữ liệu về sức khỏe của mình với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ có thể cho những lời khuyên để người dân có thể cải thiện khám chữa bệnh cho mình. Các công dân Mỹ còn có thể tạo và chia sẻ các bản đồng hồ thông tin để giúp cung cấp thông tin cho Chính phủ cũng dễ như việc chia sẻ một video lên YouTube ngày nay…

“Trách nhiệm của chúng tôi trong Chính phủ là phải đạt được một mức chi phí nhất định, nhanh chóng và lợi ích cải tiến từ ĐTĐM càng nhanh càng tốt. Chiến lược và các hành động của USPTO là phương tiện để chúng tôi bắt đầu thực hiện ngay sau đó. Do mỗi đơn vị trong USPTO có những nhu cầu kinh doanh, bảo mật và bối cảnh CNTT đặc biệt, nên chúng tôi đề nghị mỗi đơn vị xem xét chiến lược thích hợp như một bước tiếp theo. Mỗi đơn vị sẽ phải đánh giá công nghệ, chiến lược từ đầu để có thể thấy được tất cả các lựa chọn mà ĐTĐM cung cấp, phù hợp với chính sách Cloud First (ưu tiên đám mây)” ông Kent Craig.

Quản lý bằng sáng chế Mỹ trên mây - image0039
Sơ đồ các nền tảng yêu cầu của USPTO để ứng dụng ĐTĐM


Nền tảng cho “mây” an toàn

Mô hình ĐTĐM được hình thành tại USPTO từ năm 2005. Ban đầu USPTO thiết lập hệ thống ĐTĐM là nhằm phục vụ cho người dân nhưng về sau nhằm phục vụ cho việc chuyển đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác một cách dễ dàng của chính USPTO. Trước khi chọn ứng dụng giải pháp ĐTĐM, USPTO đã phải cân nhắc rất kỹ khi chọn nhà cung cấp giải pháp cũng như phải chuẩn bị rất kỹ các nền tảng cho việc đưa nó vào sử dụng. Nền tảng, hạ tầng mà USPTO đã sử dụng đó là: Sử dụng kiến trúc chuẩn gồm: Kiến trúc chuyển tiếp 1; Kiến trúc chuyển tiếp 2 với kế hoạch chiến lược CNTT, có bản đồ CNTT, kiến trúc mục tiêu. Nếu không có bản đồ CNTT, thông tin sẽ không đủ để ra quyết định và mục đích của DN có thể lan man và mất nhiều thời gian mới hoàn tất được.

USPTO sử dụng khung quyết định cho ĐTĐM là tập hợp nhu cầu theo mức độ phòng ban có thể, đảm bảo tính vận hành hỗ trợ và tích hợp với danh mục CNTT. Việc này được thực hiện ký kết để đảm bảo tính hiệu quả đáp ứng nhu cầu của đơn vị. Song song đó cùng với nhận thức giá trị bằng cách, xác định lại mục đích dùng và loại bỏ các tài nguyên không cần và thiết lập các nguồn được giải phóng. Việc chọn lựa thời điểm để chuyển dữ liệu lên mây cũng được cân nhắc rất chặt chẽ. Các vụ CNTT nào cần chuyển và chuyển vào thời gian nào. Trước khi chuyển dữ liệu lên mây phải xác định nguồn giá trị cho việc di chuyển gồm: tính hiệu quả, tốc độ, cải tiến. Và cuối cùng là quyết định tính sẵn sàng của mây: tính bảo mật, thị trường có sẵn, tính sẵn sàng trong chính phủ và vòng đời công nghệ.

Quản lý bằng sáng chế Mỹ trên mây - 2012 10 04 173019


Về phía quản lý phải thay đổi quan niệm về CNTT, xem CNTT không chỉ là tài nguyên mà nó còn là dịch vụ, xây dựng các bộ kỹ năng mới theo yêu cầu, chủ động quản lý các dịch vụ để đảm bảo tuân thủ quy trình và phát triển không ngừng của hệ thống. Định giá lại nhà cung cấp và dịch vụ mẫu theo định kỳ để đạt được lợi ích tối đa và giảm thiểu rủi ro. Khung quyết định này có tính linh hoạt, có thể  điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng đơn vị… “Quan điểm của USPTO, chọn lựa mây “lai” để tránh được việc các nhà cung cấp truy cập vào hệ thống. USPTO đã phát triển môi trường ảo cho chính mình dành cho các vấn đề chính như: nền ảo được chuẩn hóa, hệ thống thừa kế và môi trường người dùng…” ông Kent Craig cho biết.
Để thành công với “mây”?

 “Ứng dụng điện toán đám mây sẽ đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? Và làm thế nào để ứng dụng nó thành công trong khi hiện nay các DN Việt Nam rất dè dặt lên mây, bởi họ lo sợ thông tin DN bị chia sẻ…?!” đó là những câu hỏi được các DN Việt Nam đặt ra tại buổi gặp gỡ giữa đại diện USPTO với hội viên HCA ngày 20/9/2012. Ông Kent Craig chia sẻ, thực tế ở Mỹ hiện nay hầu hết các DN vừa và nhỏ đều chọn ứng dụng ĐTĐM. Vì các DN này không có ngân sách để đầu tư xây dựng một hệ thống CNTT riêng. Thay vì đầu tư rải rác các giải pháp, họ đã thuê không gian lưu trữ dữ liệu, không gian phần mềm được tập trung bởi một nhà cung cấp. Nếu việc kinh doanh của DN ngày càng phát triển tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về nguồn lực dẫn đến khan hiếm nguồn nhân lực. Ứng dụng ĐTĐM, các DN không phải cần nhiều đến nguồn nhân lực, tiết giảm được chi phí, chỉ phải trả cho những thứ mà DN dùng đến. Mô hình này cho phép, các DN vừa và nhỏ, cho cả cá nhân có thể vận hành công việc kinh doanh của họ trên cơ sở đầu tư tối thiểu với mức rất nhỏ.  

Tuy nhiên, mô hình ĐTĐM không phải là giải pháp cho tất cả các tình huống của DN. Thực tế có một số tình huống lên “mây” là rất tốt cho DN như trong lĩnh vực kinh doanh,  nhiều người nghĩ ĐTĐM chỉ đơn thuần là công nghệ nhưng thực tế nó là mô hình kinh doanh từ công nghệ. Trong trường hợp này, DN cần một hệ thống ĐTĐM được bảo mật, an ninh tốt vì kinh doanh dựa vào công nghệ là tương đối phức tạp. Do vậy, khi DN chọn nhà cung cấp giải pháp phải rất thận trọng. Quan trọng hơn cả là bản thân các DN phải rất hiểu về dữ liệu, quy trình quản lý dữ liệu của mình để đưa ra quyết định, loại hình quy trình nào, dữ liệu nào sẽ được đưa lên “đám mây” và những gì không nên đưa.
 


Hải Thanh
Tin học & Đời sống 166 – Tháng 10.2012

Samsung không còn sản xuất pin iPad, MacBook cho Apple

Do quyết định này được đưa ra trực tiếp từ phía hãng Hàn Quốc nên Apple buộc phải tìm nhà cung cấp thay thế.

CSC chia sẻ thông tin về công nghệ mới đến sinh viên CNTT

Hàng trăm sinh viên các ngành máy tính, tin học, CNTT của các trường đại học khu vực phía Nam như: Bách Khoa, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ Thông tin…đã tập trung về trường Đại học Bách Khoa TPHCM ngày 24/11 để nghe các chuyên gia của Công ty CSC Việt Nam giới thiệu, chia sẻ những công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay như: NET/SharePoint, Java, Cloud và Business Intelligence…

Lưu lượng “đám mây” sẽ tăng gấp 6 lần vào năm 2016

Theo báo cáo Cisco Global Cloud Index (2011-2016) vừa công bố, đến năm 2016, lưu lượng mạng qua trung tâm dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp 4 lần, và lưu lượng lưu trữ đám mây sẽ tăng gấp 6 lần so với năm 2011.

Trường đại học FPT được xếp hạng Ba sao theo chuẩn QS Stars

Ngày 20.11, trường ĐH FPT đã tổ chức lễ công bố đạt chứng nhận xếp hạng quốc tế Ba sao (***) theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên toàn thế giới . Đặc biệt, FPT còn là trường ĐH Việt Nam đầu tiên tham gia xếp hạng QS và được trao chứng nhận tại Hội nghị Giáo dục Quốc tế QS APPLE ở Indonesia ngày 16/11 vừa qua.

Kinh doanh ứng dụng di động – Làm giàu không khó

Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động đã trở thành một trong những ngành công nghiệp “nóng” nhất trong thời gian qua. Hàng trăm ngàn ứng dụng đã được cung cấp cho người sử dụng, đem lại cơ hội kiếm tiền cho các nhà phát triển và các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào thị trường này, việc tìm hiểu các bước chuẩn bị và bí quyết thành công sẽ cần thiết cho doanh nghiệp này chinh phục thị trường toàn cầu.

Trần Thị Nguyên Ngọc – Chuyên gia tư vấn cao cấp CNTT: “Một nửa thông tin không là thông tin”

Chị Trần Thị Nguyên Ngọc hiện là Chuyên gia tư vấn cao cấp tại Công ty Tư vấn P.A.T, chuyên cung cấp các giải pháp quản lý hệ thống thông tin cho doanh nghiệp. Khởi nghiệp từ vị trí của một lập trình viên, sau nhiều năm nỗ lực không ngừng và tìm được hướng đi mới, chị đã thành công với vai trò là một chuyên gia tư vấn cao cấp. Thế Giới Số đã có cuộc trò chuyện với chị về hành trình chị đến với công việc khó khăn nhưng lắm thú vị này.

Google Fiber chính thức đi vào hoạt động

Google đã chính thức bắt đầu đưa dịch vụ cáp quang Google Fiber vào sử dụng lần đầu tiên tại các khu dân cư của thành phố Kansas.

Hiểu nhau giúp phần mềm và doanh nghiệp phát triển

Dù kinh tế suy thoái nhưng năm 2011 công nghiệp phần mềm (PM) vẫn tăng trưởng mức 10%, với doanh thu đạt 1,17 tỷ USD. Điều này nhờ DN ứng dụng đã dần thông hiểu hơn về phần mềm mình sử dụng, chủ động tìm đến nhà cung cấp giải pháp. Ngược lại, nhà cung cấp giải pháp cả nội và ngoại đã có những nghiên cứu, thấu hiểu những yêu cầu của DN để đưa ra những gói giải pháp phù hợp, bắt kịp xu hướng công nghệ phù hợp với người dùng. Sự thông hiểu lẫn nhau đang tạo ra cơ hội tốt cho PM trong nước và việc CNTT hóa của các DN phát triển.

Dịch vụ điện thoại nào cho doanh nghiệp nhỏ

Các doanh nghiệp nhỏ thường ít khi quan tâm xây dựng hệ thống điện thoại tốt cho doanh nghiệp của mình dù đây là thiết bị hỗ trợ kinh doanh quan trọng. Vậy những điều nào là đáng quan tâm cho doanh nghiệp của bạn khi muốn trang bị hệ thống điện thoại phục vụ cho công việc kinh doanh và phát triển lâu dài với giá thành hợp lý.

Công nghệ đám mây – động lực cho sự phát triển

ĐTĐM đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực như khoa học, kinh tế, y tế, giáo dục và đang là động lực trực tiếp của sự phát triển, hứa hẹn một cuộc cách mạng về năng suất và bảo mật không những cho các doanh nghiệp mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa trong mọi mặt đời sống