Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam – Gắn kết để phát triển*

Tinh thần của quyết định 1755/QĐ-Ttg “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” thể hiện rõ 2 mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh phát triển CNTT-TT phục vụ một cách đắc lực và hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn cuối 2011 – 2020 và từng bước tiến ra thị trường quốc tế với những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt Nam. Để đạt được mục đích này cần thực hiện nhiều việc nhiệm vụ quan trọng, trong đó xây dựng một hệ thống các khu công nghiệp CNTT tập trung (dưới đây viết tắt là khu CNTT) mang tính liên hoàn, tương tác hỗ trợ lẫn nhau đóng vai trò chủ lực của ngành kinh tế CNTT-TT.

Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam - Gắn kết để phát triển* - Clipboard053


Hiện trạng các khu công nghiệp CNTT

Theo Sách trắng CNTT-TT Việt Nam, 2011; Báo cáo Hội thảo quốc gia về mô hình khu CNTT tập trung – 11/5/2012 tại Đà Nẵng, đến năm 2010 cả nước có 7 khu CNTT là Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm giao dịch CNTT Hà Nội, Trung tâm công nghệ phần mềm TPHCM (SSP), Công viên phần mềm Đà Nẵng (DSP), Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia TPHCM, E-Town TPHCM và Trung tâm Công nghệ phần mềm Cần Thơ.

Tổng quỹ đất sử dụng cho 7 khu CNTT này là 705.656 m2, tổng diện tích văn phòng làm việc là 203.638 m2, tổng diện tích đã sử dụng 106.807 m2, tổng số nhân lực là gần 30.000 người.

Về tổng thể, các khu CNTT hiện nay có hiệu quả hoạt động chưa cao: Chỉ mới thu hút được các doanh nghiệp vào sử dụng 66% tổng diện tích làm việc hiện có, lực lượng lao động làm việc tại các khu CNTT không cao (30.000 người) chỉ bằng 12% so với tổng số lao động làm việc trong toàn ngành CNTT (250.000 người).

Tuy nhiên, những đại diện như Công viênphần mềm Quang Trung và Công viên phầnmềm Đà Nẵng lại là những điển hình thànhcông. Cả hai đều tham gia tích cực và có địnhhướng vào các chương trình phát triển CNTTquốc gia và làm nền tảng vững vàng phục vụcác quyết sách về CNTT của địa phương mìnhnhưng mỗi khu lại có những đặc điểm riêng:Công viên phần mềm Quang Trung nổi lênnhư một điển hình về quy mô đầu tư, khônggian phát triển (430.000 m2), lực lượng doanhnghiệp (98) và lực lượng lao động (11.400) vớisự tham gia của nhiều “đại gia” trong lĩnh vựcCNTT-TT còn Công viên phần mềm Đà Nẵnglại là điển hình về hiệu quả sử dụng khônggian làm việc, sức hấp dẫn của hệ thống tíchhợp công nghệ tiên tiến và tỷ trọng đóng góp cao vào GDP thành phố.

Một điều dễ nhận ra là các khu CNTT hiện tại chưa có sự gắn kết thành một hệ thống thống nhất, vì thế chưa phát huy được vai trò là lực lượng nòng cốt của ngành CNTT VN.

Thành công và thất bại

Để xây dựng một hệ thống các khu CNTT thống nhất trong toàn quốc chúng ta cần phân tích nguyên nhân thành công và thất bại của các khu CNTT đã có, bên cạnh đó, cũng cần nêu ra các bài học quốc tế trong xây dựng và phát triển các khu CNTT để tham khảo thêm.

Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam - Gắn kết để phát triển* - Clipboard072

CVPM Quang Trung, TPHCM

Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam - Gắn kết để phát triển* - Clipboard081

CVPM Đà Nẵng CVPM
 

a). Nguyên  nhân thành công.

Theo thống kê, yếu tố được các nhà đầu tư chú ý đầu tiên là hạ tầng CNTT-TT trong khu CNTT: tốc độ, chất lượng đường truyền kết nối Internet, năng lực cung cấp các dịch vụ CNTT và mức độ bảo vệ an toàn. Tiếp đến là khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng chia theo chuyên ngành. Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của nguồn nhân lực này. Những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… nơi có nhiều trường đại học, trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu có ưu thế hơn hẳn về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực CNTT cho các khu CNTT.

Một yếu tố thành công mang tính quyết định là “mức độ nhiệt tình” của chính quyền địa phương đối với phát triển CNTT-TT nói chung, khu CNTT nói riêng, đặc biệt là của các vị lãnh đạo cao nhất. Hành động thể hiện sự nhiệt tình cụ thể nhất là đưa dịch vụ hành chính công “một cửa” vào ngay trong khu CNTT. Nhà đầu tư dễ có cảm tình và bị hấp dẫn bởi thiện chí của lãnh đạo địa phương vì họ hiểu rằng họ sẽ được hỗ trợ một cách hiệu quả về nhiều mặt. Tập đoàn Rocky Lai hay hãng IBM vào Đà Nẵng cũng từ mối quan hệ như thế.Cái cuối cùng và có tính quyết định là thị trường. Ở đâu thị trường đặt ra sẵn yêu cầu đối với nhà đầu tư hoặc nơi mà nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng hấp dẫn của thị trường tương lai thì việc xây dựng và phát triển khu CNTT có nhiều thuận lợi hơn cả. Thực tế cho thấy trong 10 năm qua nhà đầu tư cảm nhận được sức hút vào TPHCM và Đà Nẵng là cao nhất.

Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam - Gắn kết để phát triển* - Clipboard09
Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam - Gắn kết để phát triển* - Clipboard10
Cảng Hải Phòng (minh họa)
 

b). Nguyên nhân thất bại

Thiếu nghiên cứu khả thi hoặc không đầu tư đến nơi cho nghiên cứu khả thi (FS). Đây là việc làm đầu tiên và không thể thiếu đối với bất kỳ khu CNTT nào bởi vì thiếu nó, dự án thành lập khu này trở nên duy ý chí và thất bại là điều không tránh khỏi. Việc nghiên cứu khả thi ngày nay khó hơn so với trước đây vì mọi chuyện đều phải tính đến các ràng buộc về hội nhập quốc tế và sự thay đổi rất nhanh của những công nghệ chủ đạo trong thập niên này. Việc thực hiện nghiên cứu khả thi một cách bài bản, theo tiêu chuẩn quốc tế tốn không ít tiền bạc (tính bằng đơn vị triệu USD), đến thời điểm này (5/2012) ở nước ta chỉ có TPHCM và Đà Nẵng là làm được việc đó với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Gần như không có quy hoạch: Thử đặt câu hỏi “Các khu CNTT hiện nay được chọn vị trí như thế nào?” thì câu trả lời phổ biến nhất là “Chỗ nào tiện thì chọn”. Cái tiện ở đây liên quan chủ yếu tới giải phóng mặt bằng. Lẽ ra,một cách khoa học, vị trí các khu CN CNTT cần phải được quy hoạch thống nhất trong phạm vi cả nước, dựa vào quy hoạch phát triển KTXH và có tính đến các yếu tố quyết định khác như logistics, khí hậu thay đổi, nước biển dâng… Thêm nữa, đối với từng khu CN cần phải xác định tất cả các luồng ra và vào, đặc biệt là những khu CN CNTT có sản xuất sản phẩm phần cứng và điện tử trong mối tương quan với hệ thống logistics hiện tại và tương lai. Ở nước ta, Công viên phần mềm Đà Nẵng là nơi đạt được các tiêu chuẩn này.

Nhân lực không đáp ứng: Là lý do phổ biến nhất, đặc biệt là ở các địa phương xa các trung tâm kinh tế lớn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là thiếu một khung Cung – Cầu khép kín về lao động trong ngành CNTT: Gần như không có dự báo sau bao nhiêu năm nữa thì cần bao nhiêu lao động trong các phân ngành CNTT, yêu cầu phải đạt trình độ nào, có những kỹ năng gì… để kịp thời đào tạo và cung cấp. Trong khi đó, khối đào tạo gần như không có một mối quan hệ đáng kể nào với khối sản xuất, vì thế, đa số sinh viên ra trường khi được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp đều phải đào tạo lại! Trong bối cảnh đó, vì sức hút của các trung tâm kinh tế lớn cao hơn nên việc thiếu nguồn nhân lực CNTT cho các khu CNTT ở các địa phương là điều dễ hiểu.

Thiếu thị trường hấp dẫn: Việc thành lập khu CNTT cũng có mục đích phục vụ các yêu cầu phát triển KTXH ở địa phương. Kế hoạch phát triển KTXH của nhiều địa phương ở nước ta trong 5 năm tới còn hướng đến các ngành kinh tế truyền thống là chính nên khó có thể đặt đầu bài cho một khu CNTT hiện đại. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự khẳng định không phải ở đâu cũng cần và có đủ điều kiện xây dựng khu CNTT tập trung.

Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam - Gắn kết để phát triển* - Clipboard064


c). Bài học quốc tế

Nhiều công trình khảo cứu các khu CNTT trên phạm vi toàn cầu đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xin được đề cập đến những điểm mà chúng tôi cho là phù hợp với nước ta hơn cả để cùng tham khảo.Được quản lý theo mô hình doanh nghiệp: Khu CNTT có thể là của nhà nước, của tư nhân hay hợp tác công – tư. Tuy nhiên, thống kê cho thấy rằng doanh nghiệp quản lý khu CNTT có hiệu quả hơn so với Ban Quản lý của nhà nước. Chính sự mềm dẻo trong các ứng phó (nhất là khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế), tính hiệu quả trong kinh doanh và tiết kiệm đã đẩy cán cân nghiêng về mô hình doanh nghiệp quản lý.

Thu hút được các nhà đầu tư lớn, uy tín (còn gọi là các DN “mỏ neo” – anchor tenant): Đây là một yếu tố tạo nên sức hút lôi cuốn các DN khác tham gia vì ngoài tầm vóc và uy tín của họ thì lý do chính là các DN lớn này tạo ra những chuỗi cung ứng (supply chains) cho các DN nhỏ tham gia. Trong ngành CNTT, ở đâu có sự xuất hiện của Intell, IBM, Microsoft, Oracle, CISCO, IDG,… thì ở đó chắc chắn thu hút được nhiều nhà đầu tư nhỏ hơn.

Tính đa dạng trong sản phẩm và dịch vụ: Thực tế chứng minh rằng ở khu CNTT nào sản xuất ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú thì hoạt động ở đó sôi động hơn, hấp dẫn hơn so với những khu chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm. Những tên tuổi lớn như Thung lũng Silicon, MSC, Thượng Hải… đều nằm trong top này.

Tính gắn kết giữa sản xuất và KHCN: Tính sáng tạo, giàu hàm lượng KHCN trong các sản phẩm, dịch vụ CNTT được cung cấp tại các khu CNTT ngày càng được quan tâm hơn khi kinh tế tri thức trở thành hướng phát triển chính của thị trường toàn cầu. Để làm việc đó, cần có sự gắn kết mạnh mẽ giữa SX và nghiên cứu KHCN như một lực lượng sản xuất mới. Để tồn tại, DN đặt hàng nghiên cứu KHCN và các sản phẩm, phát minh KHCN trực tiếp đi vào SX. Với CNTT và Internet, khoảng cách vật lý giữa DN và tổ chức nghiên cứu KHCN không có cản trở gì lớn.

Cho phép sử dụng đất trong KCN một cách mềm dẻo: Đây là kinh nghiệm của quốc tế, chưa thấy áp dụng ở Việt Nam. Nhà đầu tư khi vào khu CNTT được đăng ký thuê một diện tích đất theo thỏa thuận. Trên diện tích đó, nhà đầu tư được phép sử dụng một cách linh hoạt diện tích đất ngoài nhà xưởng SX để phục vụ hoạt động SXKD của mình như xây khách sạn, nhà hàng, phòng trưng bày SP… với mức thuế ưu đãi với cam kết là lợi nhuận thu được từ các hoạt động này sẽ được tái đầu tư vào SX các sản phẩm, dịch vụ CNTT. Những khu CNTT áp dụng chính sách mềm dẻo này gặt hái được nhiều kết quả hơn hẳn các khu khác vì đầu tư vào CNTT là đầu tư dài hạn, cần có những hoạt động ngắn hạn hỗ trợ.

Tổ chức dịch vụ logistics cho toàn khu CNTT: Các dịch vụ bao bì, đóng gói, xác nhận xuất xứ hang hóa, vận tải nội địa, cho thuê kho bãi, hải quan… sẵn sàng ngay trong khu CNTT tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hơn hẳn so với cách “việc của ai nấy lo”.

Hướng phát triển ảnh hưởng trực tiếp

Cần có quy hoạch tổng thể các khu CNTT của cả nước: Các khu CNTT trong cả nước cần gắn kết với nhau trong một quy hoạch tổng thể thống nhất. Bên cạnh việc thu hút các DN đầu tư nước ngoài cần tạo điều kiện phát triển lực lượng DN CNTT trong nước. Theo đó, có 2 hướng phát triển ảnh hưởng trực tiếp lên quy hoạch này là:

1. Hướng vào phục vụ hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Đây là hướng phát triển nội lực khi xem CNTT là động lực phát triển KTXH, đặc biệt là trong giai đoạn nước rút thực hiện CNH, HĐH. Tốc độ phát triển theo hướng này phụ thuộc vào mức độ chủ động “đặt hàng” của bộ máy chính quyền và các DN bằng cách đưa ra các yêu cầu cụ thể. Nền kinh tế Việt Nam đang tái cấu trúc, chuyển mình từ kinh tế truyền thống sang nền kinh tế có hàm lượng KHCN cao và khai thác tốt nhất lợi thế phát triển của mình là kinh tế biển, kinh tế hóa dầu, logisticskhu vực, nông nghiệp công nghệ cao,…
Theo hướng này, có thể chia các khu CNTTthành 2 dạng: các khu CNTT tổng hợp (nhưQTSC, DSP,…) và các khu CNTT chuyên đề(như chuyên Logistics, chuyên Hóa – Dầu haychuyên Nông nghiệp công nghệ cao,…).

2. Hướng ra thị trường quốc tế

Điều quan trọng là cần phát hiện những khoảng trống (gaps) chiến lược phù hợp với Việt Nam trong thị trường toàn cầu. Đã có những dấu hiệu cho thấy các sản phẩm phần cứng và điện tử, phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam có thể tìm thấy các khoảng trống chiến lược đó. Vấn đề là cần tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao và đặc biệt là phải có “chất” Việt Nam để làm nên thương hiệu. Nếu chỉ lắp ráp máy tính hay thiết bị thuần túy thì khó có thể cạnh tranh với hàng cùng loại của TQ, nhưng nếu có thêm những gì tạo ra giá trị gia tăng thì lại khác. Đã có các DN thành công theo hướng này. Về phần mềm, đặc biệt là phần mềm nhúng, vẫn còn một thị phần rộng lớn cần được đáp ứng.

Ngày nay, trên thị trường toàn cầu, dịch vụ CNTT mang lại doanh thu lớn hơn cả 3 phân ngành phần cứng, phần mềm và nội dung số cộng lại. Trong số các dịch vụ CNTT thì dịch vụ về quản trị và xử lý dữ liệu (data services) đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ nó vừa mang lại doanh thu cao nhất vừa là vũ khí đắc dụng khi phải xử lý các kho dữ liệu siêu lớn (big data). Dự báo đến 2018, tổng giá trị thị trường data services toàn cầu lên đến con số 300 tỷ USD/năm.

Một trong những kết quả quan trọng nhất mà các khu CNTT hiện hữu mang lại là kinh nghiệm và tri thức về tổ chức và quản lý của các khu CNTT thành công như QTSC và Đà Nẵng IT park. Khi xây dựng hệ thống các khu CNTT nên có sự kế thừa, tiếp thu những kinh nghiệm, tri thức đó và hơn thế nữa, cần hình thành một cơ chế phối hợp liên hoàn giữa các khu CNTT trong cả nước để nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống này cho nền kinh tế cả nước.

Các khu công nghiệp CNTT tập trung ở Việt Nam - Gắn kết để phát triển* - Clipboard11


Nguyễn Tuấn Hoa
(chuyên gia tư vấn CNTT)
*Tít chính và các tít phụ do tòa soạn đặt
Tin học & Đời sống 166 – Tháng 10.2012

Google tiết kiệm nhờ hành động xanh

Trên thực tế, bằng việc sử dụng hệ thống xe đưa rước này, nhân viên của Google đi làm rất đúng giờ, không phải chờ đợi hệ thống xe công cộng hoặc trễ giờ do các trục trặc trên đường sá.

Hỗ trợ tài chính cho 30 toà nhà tiết kiệm năng lượng

Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, trong năm 2013 Chính phủ Nhật Bản sẽ cùng công ty Viet ESCO chọn lựa để hỗ trợ tài chính đầu tư tiết kiệm năng lượng (TKNL) cho 30 toà nhà, khách sạn tại Việt Nam.

Đám mây riêng ảo, lợi ích chung thực

Trong vài năm gần đây, đám mây riêng nổi lên như một thể loại nóng của điện toán đám mây khi mà sức mạnh của những đám mây này tỏa đến các ngành công nghiệp mới như tài chính và chăm sóc sức khỏe.

MISA đưa phần mềm kế toán vào trường đại học Duy Tân

Công ty cổ phần Misa và trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng vừa ký hợp tác, từ tháng 11/2012, Misa sẽ tiến hành đưa phần mềm kế toán MISA SME.NET 2012 vào giảng dạy cho sinh viên khoa kế toán của trường Duy Tân.

Nhận thức về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 18/09/2012, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc tọa đàm về sở hữu trí tuệ (SHTT) và đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Phòng thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cùng phối hợp tổ chức.

Thị trường smartphone giá rẻ – Cơ hội “khởi nghĩa” của thương hiệu Việt

Theo nhìn nhận của các đơn vị kinh doanh cũng như những nhà sản xuất ngành hàng điện thoại di động trong và ngoài nước, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phân khúc điện thoại thông minh giá rẻ (có mức giá từ 1,5 – 4 triệu đồng) sẽ thay thế dần các dòng điện thoại cơ bản hiện nay. Họ cũng đồng thời đưa ra dự báo, cuối năm 2012 thị trường sẽ thực sự chứng kiến cơn bùng nổ điện thoại thông minh giá rẻ. Đây có thể xem là cơ hội cho điện thoại thương hiệu Việt tiếp tục tái chiến giành lấy thị phần từ các thương hiệu lớn với con át chủ bài smartphone giá rẻ.

Mobile Marketing – Hội tụ ưu thế, ứng dụng thông minh

Thống kê của MMA cho thấy, trung bình thời gian một người dành cho việc lướt web tối đa là 2 tiếng trong khi bất kỳ lúc nào họ cũng có thể truy cập Internet trên smartphone. Các marketer (nhà làm tiếp thị) sớm nhận ra điều đó và đã tận dụng “thời gian chết” của mọi người để lên chiến lược kinh doanh.Khi công nghệ phát triển, các marketer có thể khai thác mobile một cách triệt để và hữu hiệu cho các kế hoạch kinh doanh của họ như: quảng cáo, marketing bán hàng, xây dựng thương hiệu…

Bắc thang lên mây an toàn

Bất kể việc bạn có đang chấp nhận hay từ chối việc áp dụng điện toán đám mây như một phần trong kiến trúc điện toán của doanh nghiệp, cái bạn cần là một chiến lược lên mây hoàn chỉnh. Dựa trên những lợi ích mà đám mây mang lại, sau đây là một số kịch bản mà doanh nghiệp của bạn có thể triển khai nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.

Ưu đãi khóa học triển khai giải pháp mạng trên nền thiết bị Draytek

Nhân dịp Công ty TNHH Kỹ Thuật Tin Học Viễn Thông An Phát – Nhà phân phối độc quyền sản phẩm DrayTek tại Việt Nam tài trợ cho Trung Tâm Tin Học ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM một phòng thực hành mạng chuyên sâu để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo (trị giá hơn 300 triệu đồng), Trung Tâm Tin Học đã xây dựng một khóa học “Giải pháp mạng cho doanh nghiệp trên nền thiết bị DrayTek” .

Sách và nhạc số – Người dùng học thói quen trả tiền

Trước tình trạng vi phạm bản quyền tác giả tác phẩm diễn ra tràn lan trên mạng Internet, giữa tháng 9/2012 Viettel đã chính thức ra mắt “Nhà sách điện tử – Anybook” với trên 2.000 đầu sách bản quyền. Sự ra mắt này hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng Viettel vẫn rất tự tin với quyết định của mình và tin tưởng sẽ thay đổi được thói quen đọc sách giấy sang đọc sách số có bản quyền. Tạp chí Tin học và Đời sống đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm kinh doanh VAS, Công ty Viễn thông Viettel về vấn đề này.