Sách và nhạc số – Người dùng học thói quen trả tiền

Trước tình trạng vi phạm bản quyền tác giả tác phẩm diễn ra tràn lan trên mạng Internet, giữa tháng 9/2012 Viettel đã chính thức ra mắt “Nhà sách điện tử - Anybook” với trên 2.000 đầu sách bản quyền. Sự ra mắt này hoàn toàn không dễ dàng. Nhưng Viettel vẫn rất tự tin với quyết định của mình và tin tưởng sẽ thay đổi được thói quen đọc sách giấy sang đọc sách số có bản quyền. Tạp chí Tin học và Đời sống đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm kinh doanh VAS, Công ty Viễn thông Viettel về vấn đề này.

Sách và nhạc số - Người dùng học thói quen trả tiền -


Thưa ông, để ra mắt Anybook, Viettel đã hợp tác với những đối tác nào?

Ông Trần Đức Hùng: Để hình thành một nhà sách điện tử, cần có sự hợp tác ít nhất 3 đơn vị gồm: nhà mạng (Viettel), đối tác cung cấp hệ thống và đối tác cung cấp nội dung.

Viettel có trách nhiệm miễn phí data, cổng thanh toán tối ưu, nhận diện thuê bao, nhận diện dòng máy để phân tích khả năng tích hợp của hệ thống và hạn chế thao tác sử dụng của người dùng.

Khi lựa chọn đối tác cung cấp hệ thống, Viettel cũng đứng trước khá nhiều lựa chọn. Cuối cùng Viettel cũng đã chọn ra được một đối tác trong nước sau khi tìm thấy tiếng nói chung.

Đối tác cung cấp nội dung hiện tại được mở rộng với tất cả những đơn vị có quyền kinh doanh bản quyền SĐT. Hiện tại những đối tác chính vẫn là các đơn vị kinh doanh nội dung số (CP) như: Công ty Tinh Vân, Socom,VASC… Các CP này thu gom nội dung, bản quyền của tất cả các nhà xuất bản, sau đó họ sẽ biên tập lại trên hệ thống Anybook và đưa lên kinh doanh. Viettel mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm hơn về việc cung cấp bản quyền sách điện tử (SĐT) trên Anybook, để cùng nhau góp phần đẩy mạnh doanh thu của thị trường SĐT.

Sách và nhạc số - Người dùng học thói quen trả tiền - tu3c5klc


Trong việc mua bản quyền tác phẩm để đưa lên Anybook có gặp phải khó khăn, cản trở gì, thưa ông?

Kinh doanh SĐT không mới ở Việt Nam. Trước khi khai trương Anybook, Viettel đã từng ra mắt dịch vụ SĐT mBook vào tháng 7/2011. Ngoài Viettel cũng có một số đơn vị khác cũng có kinh doanh SĐT. Trong quá trình trao đổi làm việc của Viettel với các Nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách về việc kinh doanh SĐT đều được họ ủng hộ. Tuy nhiên, vấn để bản quyền SĐT vẫn là một khó khăn với Viettel. Các đơn vị có kinh nghiệm kinh doanh SĐT luôn muốn độc quyền nội dung chứ không coi Anybook như một kênh phân phối sách tiện dụng. Trong khi những nhà mạng như Viettel có thế thực hiện miễn phí lưu lượng data truy cập, xem sách, mua, tặng và đọc sách online; hay có thể thanh toán tiện dụng, khả năng nhận diện thuê bao và thiết bị sử dụng… Các đơn vị chưa nhiều kinh nghiệm kinh doanh SĐT tỏ ra băn khoăn lớn về phương án bảo mật, chống sao chép, nghi ngại về việc các file dữ liệu điện tử có thể được tải về và in lậu, cạnh tranh trực tiếp với những ấn phẩm truyền thống.

Thực tế, việc kinh doanh SĐT còn mới. Tại Việt Nam, doanh thu từ SĐT hiện nay không đáng kể nên chưa thu hút được nhiều người tham gia. Với những đơn vị kinh doanh SĐT khác, việc đo lường phân chia doanh thu còn chưa rõ ràng. Trong khoảng hơn 30 hợp đồng cung cấp nội dung cho dịch vụ Anybook thì phần lớn là hợp đồng với các đơn vị CP. Các CP này chịu trách nhiệm ký trực tiếp với các đơn vị giữ bản quyền SĐT. Bên cạnh các CP, các đơn vị giữ bản quyền trực tiếp tiên phong ký hợp đồng với Viettel là: First News, Thời Đại. Các nhà xuất bản Kim Đồng, Văn học… cũng đang trong quá trình chuẩn bị bản quyền và file sách cho dịch vụ để ký hợp đồng với Viettel trong thời gian tới.

Được biết, trên Anybook hiện có hơn 2.000 đầu sách, chủ yếu là loại sách gì và hướng đến những đối tượng người đọc nào?

Nội dung trên Anybook hiện tại chủ yếu là sách văn học thuộc nhiều thể loại khác nhau, nhưng sách Văn học Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn. Sách sưu tầm cũng chiến đáng kể như: truyện cổ tích, truyền thuyết, lời của các ca khúc, văn bản pháp luật… Đối tượng mà Anybook hướng đến là toàn bộ bạn đọc tại Việt Nam. Ở giai đoạn hiện tại Anybook tập trung hướng đến các bạn trẻ và trung niên, chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…

Viettel đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm bổ sung khoảng 1.000 đầu sách gồm sách cũ đã có tiếng vang, các tác phẩm kinh điển và sách mới được xuất bản, cập nhật nội dung để phù hợp với nhiều đối tượng khác, đặc biệt là thiếu nhi và người cao tuổi, người nội trợ, lao động tự do, với các thể loại chuyên mục riêng được định dạng bằng âm thanh, hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh.

Để cạnh tranh với SĐT lậu đang tràn lan trên mạng hiện nay, Viettel có những niềm tin nào vào quá trình thúc đẩy người đọc hướng đến đọc sách số có bản quyền?

Nói như anh Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel “Để cạnh tranh với sách lậu miễn phí tràn lan trên mạng Internet, SĐT có bản quyền cần có giá thành rẻ hơn, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ chính là đơn giản hóa hình thức thanh toán, tương thích với nhiều thiết bị, kết nối cộng đồng những người yêu đọc sách… Nếu việc mua sách có bản quyền là quá dễ dàng và không tốn kém, người dùng sẽ không còn đắn đo khi click mua một cuốn SĐT và sẽ thay đổi thói quen lên mạng tìm kiếm sách lậu”.

Việc Viettel ra mắt Anybook là sự nỗ lực tạo thêm 1 dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động nhưng quan trọng hơn cả là để góp phần tạo nên thói quen đọc sách. Viettel có niềm tin vào thị trường này bởi những lợi thế của mình giúp người dùng tìm sách đơn giản, xem nội dung dễ dàng không tốn phí (Anybook miễn toàn bộ phí data), mua sách thuận lợi chỉ 1 click (tiền mua sách được trừ trực tiếp vào tài khoản di động mà không yêu cầu khách hàng cần có tài khoản ngân hàng, Visa/Master)  là có thể mua được 1 cuốn sách số với giá từ 2.000 đồng – 15.000 đồng… Anybook cho phép khách hàng đọc sách trên nhiều thiết bị khác nhau: smartphone, máy tính thường, máy tính bảng, đọc trực tiếp trên trang http://anybook.vn hoặc qua ứng dụng Anybook dành cho hệ điều hành Android, iOS.

Sách và nhạc số - Người dùng học thói quen trả tiền - GiaodienAnybooktrenmaytinh


Viettel sẽ tự động đồng bộ thông tin tài khoản Anybook với thiết bị mà khách hàng truy cập, đảm bảo tủ SĐT của khách hàng luôn luôn được cập nhật và bảo vệ dữ liệu vào bất cứ lúc nào. Để tiện lợi và tiết kiệm hơn, khách hàng có thể đăng ký gói thuê bao tháng với 2 hình thức lựa chọn: 5.000đ/tháng để được giảm giá 10% tất cả các đầu sách mua/tặng (soạn DKB gửi 2828); hoặc 15.000đ/tháng để được miễn phí 3 đầu sách bất kỳ và được giảm giá 20% trên giá sách thông thường (soạn DK gửi 2828).

Sách và nhạc số - Người dùng học thói quen trả tiền - giaodienAnybook


Vậy, Viettel kỳ vọng doanh thu ở mảng kinh doanh sách điện tử như thế nào?

Tại Mỹ, dù thiết bị đọc SĐT phát triển và việc kinh doanh SĐT cũng đã có từ lâu nhưng doanh thu SĐT cũng mới chỉ chiếm 6% doanh thu tổng thị trường xuất bản. Kỳ vọng của Viettel vào dịch vụ này trước mắt không phải là doanh thu mà là từng bước tạo thói quen đọc sách và đọc sách có bản quyền, nếu có doanh thu thì cần ít nhất là từ 2 – 3 năm nữa.  

Việc đọc sách bản quyền ai cũng biết là việc nên làm, bởi nó không chỉ đem lại nguồn doanh thu chính thống cho các nhà xuất bản, đơn vị giữ bản quyền và trực tiếp là tác giả, dịch giả của tác phẩm mà còn là một hành động thực hiện đúng với pháp luật, tôn trọng giá trị thật của tác phẩm. Tuy nhiên, hiện nay người dùng tại Việt Nam đang quen với việc tìm kiếm và chia sẻ nội dung sách lậu tràn lan trên mạng Internet, điều này làm mất đi thói quen trả tiền để sử dụng sách có bản quyền. Việc Viettel đưa ra giá SĐT thấp cũng chính là nhằm mục đích thu hút người dùng làm quen với việc trả tiền để sử dụng SĐT có bản quyền với nội dung chất lượng hơn, được phục vụ tốt hơn. Và đây là cả một quá trình dài, cần rất nhiều yếu tố và sự hợp lực từ đơn vị cung cấp hệ thống, đơn vị cung cấp bản quyền nội dung SĐT và đặc biệt là nhận thức, thói quen của người dùng.

Sách và nhạc số - Người dùng học thói quen trả tiền -

Thu phí nhạc số: Thử thách người tiên phong

Từ ngày 1/11/2012, 5 trang web nhạc số gồm: Zing, nhaccuatui, nhac.vui, socbay, nghenhac sẽ chính thức thu phí tải nhạc, dự kiến với mức phí 1.000 đồng/bài. Phí thu được từ  tải nhạc số sẽ chia 45% cho các wesbite nhạc số, 55% còn lại sẽ trả về cho đơn vị cung cấp nội dung (ca sĩ, nhạc sĩ, hãng ghi âm…).
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có đến 150 trang web tải nhạc số. Như vậy, con số 5 so với 150 là quá ít ỏi. Thực tế qua thăm dò những người nghe nhạc online, có khá nhiều ý kiến không ủng hộ việc thu phí nhạc số. Thậm chí trên cộng đồng mạng còn bày cho nhau cách để không phải trả phí mà vẫn nghe được nhạc số như: “Thu phí thì thôi, lại sang trang khác tải!”. Hoặc “trong thời điểm này mà thu phí chẳng khác nào đưa các trang nhạc tải phí thành chùa bà đanh. Trong nước và ngoài nước có vô số trang web cung cấp nhạc miễn phí, kể cả MV, điển hình là youtube”… Nhưng bên cạnh đó đã có không ít người ủng hộ việc thu phí tải nhạc. Cũng trên cộng đồng mạng, có người kêu gọi: “Chúng ta không nên mãi dùng Free nhạc nữa. Chúng ta nghe online, tải nhạc thì bản quyền, chi phí thu âm quay MV ai chịu hộ? Một bài hát 1.000 đồng là phù hợp. Tôi ủng hộ việc thu phí này”. Người khác cho rằng: “Tôi thấy người Việt Nam mình chỉ thích xài chùa thì phải. Với giá 1.000 đồng cho một tác phẩm, cho một công nghệ… mà còn kêu cao”. Có người bày tỏ quan điểm: “Đó là một tín hiệu tốt, hy vọng sẽ làm thay đổi nền âm nhạc Việt Nam. Sẽ là một bước tiến dài, kể từ nay các nhạc sĩ, nghệ sĩ sẽ yên tâm để tạo ra những sản phẩm âm nhạc thực thụ”…
Và chốt lại ông Phùng Tiến Công, Phó tổng giám đốc MV Corp kêu gọi: “Đã đến lúc các websites và dịch vụ âm nhạc trực tuyến trên di động cần đồng loạt thu phí download nhạc. Với vai trò là đơn vị cung cấp bản quyền âm nhạc lớn nhất hiện nay, chúng tôi mong muốn cùng các bên liên quan xây dựng những dịch vụ âm nhạc tốt hơn. Người tiêu dùng sẽ nhận được một nguồn nhạc phong phú, chất lượng, đầy đủ bản quyền, đồng thời góp phần tái đầu tư cho nền âm nhạc Việt Nam”.
Ở một diễn biến khác, Coca – Cola và Samsung đã rút hợp đồng quảng cáo trên Zing vào đầu tháng 10. Lý do Zing đã cho người dùng tải nhạc lậu các bài hát trong và nước ngoài. Mặc dù, trước đó Liên minh Bản quyền Trí tuệ Quốc tế (IIPA) từng cáo buộc Zing.vn nhiều lần vi phạm bản quyền, bởi sự bức xúc của rất nhiều ca sĩ. Ca sĩ Lệ Quyên đã thực hiện khởi kiện Zing cùng tám website khác. Theo AP đánh giá, đây là “chiến thắng hiếm thấy” chống nạn vi phạm bản quyền trên mạng ở một đất vi phạm bản quyền tràn lan không ai kiểm soát. Quyết định ngừng quảng cáo của Coca-Cola và Samsung là bài học mà các trang nhạc khác cần nhìn lại về bản quyền và việc cạnh tranh nội dung.
 


Quỳnh Anh
Tin học & Đời sống 166 – Tháng 10.2012

Mũi nhọn nào cho CNTT Việt

Lĩnh vực nào là thế mạnh của CNTT Việt Nam đến năm 2020 khi công nghiệp phần cứng chưa thấy lối, công nghiệp phần mềm phát triển manh mún, các doanh nghiệp (DN) lớn trong lĩnh vực này đa phần làm gia công cho nước ngoài. Gia công được xem là thế mạnh của Việt Nam nhưng chúng ta không thể cạnh tranh với Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Học quy trình sản xuất phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế

Các khoá học sẽ do chuyên gia trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy, với thời lượng 5 ngày/khoá đào tạo, được tổ chức theo hình thực đào tạo tập trung. Địa điểm và thời gian diễn ra các khoá học là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, từ tháng 12/2012 đến 6/2013.

Hệ thống an ninh giám sát chưa được đầu tư và sử dụng hiệu quả

“Hệ thống an ninh giám sát chưa được đầu tư và sử dụng một cách hiệu quả nhất, các công ty, doanh nghiệp thường dùng phần cứng mà chưa ứng dụng nhiều phần mềm, chưa kết nối với hệ thống khác…” đó là đánh giá của ông Trần Trọng Vinh, Chủ tịch Hiệp hội An ninh chuyên nghiệp châu Á – Phân hội Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Biển Bạc.

Giám sát biển quảng cáo theo thời gian thực

Công ty Quảng cáo & Marketing Mặt Trời Vàng đã đưa ra công nghệ giám sát tình trạng biển quảng cáo thời gian thực. Theo đó, khách hàng có thể ngồi tại văn phòng, tại nhà, quán café mà nhìn thấy hiện trạng tấm biển quảng cáo và hình ảnh thương hiệu của mình. Điều này đặc biệt hữu ích tại các thời điểm thời tiết xấu cần phải kiểm soát hoặc rất phù hợp để chia sẻ thông tin tại các cuộc giao lưu, cuộc họp.

Giải pháp Oracle Business Accelerators đã sẵn sàng mở rộng

Để giúp các doanh nghiệp quy mô vừa đang phát triển có thể nhanh chóng xây dựng được độ linh hoạt thông qua triển khai các ứng dụng hiện đại ở cấp độ doanh nghiệp lớn, Oracle vừa công bố sự sẵn sàng mở rộng của Oracle Business Accelerators (OBA) dành cho Oracle’s JD Edwards EnterpriseOne (OJDEEO).

Sao Bắc Đẩu – Cisco – NetApp giúp người dùng hiểu hơn về ảo hóa

Ba đơn vị gồm Sao Bắc Đẩu – Cisco – NetApp vừa cùng tổ chức hội thảo “Workplace of the future – Môi trường làm việc của tương lai” tại hai thành phố HCM và Hà Nội, nhằm giới thiệu những thuận lợi của ảo hóa máy tính và giải thích làm thế nào giải pháp của Cisco và NetApp có thể trực tiếp giải quyết các quy trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép chuyển đổi kinh doanh thông qua việc đổi mới công nghệ, đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để gia tăng hiệu suất làm việc…

Tăng tốc triển khai CMMI và ISO 27001 – Chuyên nghiệp hơn để thành công

Chỉ sau 2 năm (thực hiện tháng 9/2010) Ban quàn lý các dự án công nghiệp CNTT (BQLDA), Bộ TTTT triển khai dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMI” đến nay đã có thêm 12 DN làm CMMI (gấp 10 lần so với 10 năm về trước, năm 2000 cả nước có khoảng hơn 10 DN), trong đó, 1 DN đạt chứng chỉ level 5 và 11 DN đạt level 3. Dự án tiếp tục được mở rộng dự kiến đến 30/9/2014 có thêm khoảng 20 DN nữa triển khai CMMI. Quá trình triển khai CMMI có nhiều bài học thành công cũng như thất bại mà các DN có thể tham khảo để rút kinh nghiệm cho mình.

Sản xuất phần cứng, đã nhìn thấy hướng đi

Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification-công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến) đang được rất nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý trong và ngoài ngành CNTT quan tâm. Hiện công ty TEKDE đã và đang nghiên cứu, mua chip RFID của nước ngoài về, thiết kế và sản xuất đầu đọc RFID. Một nghiên cứu và phát triển chíp RFID khác mang tầm quốc gia đang được TPHCM thực hiện. Nếu các dự án này thành công sẽ thúc đẩy nhu cầu ứng dụng rất lớn tại VN. Tin học và Đời sống có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Tư Nguyên, Giám đốc TEKDE về quá trình nghiên cứu và phát triển RFID của TEKDE…

Website du lịch: Tạo ra để có thêm lợi nhuận

Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đến nay đều đã có riêng cho mình một website. Tuy nhiên, website của các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ thông tin cần biết… Tin học & Đời sống có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tri Huy, Giám đốc công ty Giải pháp Phần mềm S.W.E.E.T (công ty chuyên về thiết kế web và ứng dụng trực tuyến, tư vấn giải pháp CNTT, Kinh doanh phần mềm…) về việc quản lý và ứng dụng website cho các mục đích nâng cao chất lượng và quảng bá du lịch.

Nhà sáng lập Misfit Wearables – Sonny Vũ: Khác Silicon Valley, tôi không muốn chỉ gia công ở VN…

Là một người Việt được “huyền thoại kinh doanh” John Sculley đánh giá là “nhà lãnh đạo thích ghi cao”, Sonny Vũ đại diện cho lớp doanh nhân trẻ Việt Nam đam mê và đầy sáng tạo. Với những điều đã làm và đang dốc sức xây dựng tại Việt Nam, hi vọng rằng anh sẽ thành công trong việc cinh phục thị trường thế giới trên nền tàng nghiên cứu và phát triển tại quê hương mình.