Sản xuất phần cứng, đã nhìn thấy hướng đi

Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification-công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến) đang được rất nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý trong và ngoài ngành CNTT quan tâm. Hiện công ty TEKDE đã và đang nghiên cứu, mua chip RFID của nước ngoài về, thiết kế và sản xuất đầu đọc RFID. Một nghiên cứu và phát triển chíp RFID khác mang tầm quốc gia đang được TPHCM thực hiện. Nếu các dự án này thành công sẽ thúc đẩy nhu cầu ứng dụng rất lớn tại VN. Tin học và Đời sống có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Tư Nguyên, Giám đốc TEKDE về quá trình nghiên cứu và phát triển RFID của TEKDE...


Thưa ông, xuất phát từ đâu TEKDE lại chọn nghiên cứu công nghệ RFID?
 
TS.Nguyễn Tư Nguyên: Tôi học Tự động hóa tại Tây Berlin (CHLB Đức), có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc tại châu Âu. Khi về quê hương làm việc (năm 2002) tôi trăn trở suy nghĩ: mình làm gì đây khi trình độ tự động hóa của nước nhà còn thấp quá? Làm phần mềm không được, vì lãnh vực tự động thường đi kèm với trang thiết bị. Nghĩa là một giải pháp tự động của một công ty Việt Nam chào bán sẽ không rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh khác bao nhiêu, vì Việt Nam phải mua trang thiết bị từ nước ngoài và phải đội giá toàn giải pháp lên rất cao. Từ suy nghĩ đó dẫn tôi đến quyết định, muốn tồn tại phải đầu tư sản xuất trang thiết bị cho ngành tự động.
 
Một câu hỏi khác được đặt ra: với tiềm năng (tài chính, kiến thức…)  giới hạn của mình nên tập trung vào lãnh vực nào của tự động hóa? Chúng tôi đã chọn công nghệ RFID làm nền tảng cho việc đầu tư vào TEKDE. TEKDE đã đầu tư hai năm với bốn kỹ sư và tôi cho nghiên cứu, phát triển các trang thiết bị RFID này.
 
RFID sẽ giúp DN quản lý tốt hơn các quy trình cung cấp dịch vụ cũng như các quy trình sản xuất, qua đó nâng cao hiệu suấtcủa DN. RFID  có thể ứng dụng trong nhiều những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: Quản lý nhân viên, bệnh nhân, bệnh án, thuốc và điều trị trong bệnh viện; Quản lý nhân viên, mẫu mã vải vóc, hiện trạng gia công, tồn kho trong may mặc; Quản lý nhân viên, vé, xe buýt, hành khách trong vận tải công cộng; Quản lý nhân viên, khách hàng, check in, chek out, các dịch vụ spa, nhà hàng, quầy bar, đi tour, trong ngành du lịch… Nếu ứng dụng khéo trong quản lý (DN phải thay đổi cách suy nghĩ cũng như cách làm ăn cũ) thì RFID sẽ giúp ban lãnh đạo luôn có cái nhìn chính xác với thời gian thực, hiện trạng kinh doanh của DN đang ở mức nào, đã đạt chỉ tiêu doanh thu chưa? Nếu chưa RFID sẽ chỉ rõ chỗ nào trong quy trình quản lý của DN cần phải điều chỉnh lại…
 
Trở ngại nào là lớn nhất trong quá trình nghiên cứu và phát triển RFID của công ty?

Có thể nói, TEKDE đã gặp phải khá nhiều khó khăn về kỹ thuật cũng như tài chính trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm RFID. Thêm nữa là khó khăn lúc đi tìm các phụ kiện từ ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Ví dụ: chúng tôi tìm các bánh răng cho mô tơ điều khiển, dù mẫu mã giản dị nhưng rất vất vả tìm DN trong nước sản xuất nó. Khi tìm được thì DN này từ chối, vì làm không được.
 
Hay khi chúng tôi phát triển bộ khóa cửa điện tử, liên hệ với một công ty sản xuất các ổ khóa nổi tiếng tại Việt Nam và đặt vấn đề mời họ gia công phần điện tử, còn công ty trên (công ty làm bánh răng cho mô tơ) làm phần cơ khí, họ trả lời rằng: vì đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm quá tốn kém nên mấy năm qua, công ty chuyển sang nhập  các sản phẩm từ nước ngoài về, sau đó dán nhãn hiệu của công ty vào, đóng hộp và xuất ra thị trường bán… nên không thể hợp tác với TEKDE được.
 
Cuối cùng chúng tôi quay về tự thiết kế lấy phần cơ khí bộ khóa trên bản vẽ và nhờ một công ty cơ khí chuyên sản xuất các dây chuyền chế biến cà phê gia công giùm.
 
Đến nay công ty đã ra được sản phẩm nào và kế hoạch phát triển chíp RFID của TEKDE sắp tới ra sao, thưa ông?
 
Trong sản phẩm RFID, chúng tôi đã sản xuất hai bộ phận khác nhau gồm: đầu đọc RFID và  máy tính công nghiệp chuyên dụng IPC. Đầu đọc chịu trách nhiệm giải mã thẻ cảm ứng RFID và sau đó chuyển mã số cho máy tính IPC. Máy tính này chịu trách nhiệm liên hệ với máy chủ, cũng như điều khiển các tín hiệu đóng mở bộ khóa điện tử và kiểm tra cảm biến đóng mở cửa… Đặc tính của IPC do chúng tôi sản xuất là có đầy đủ chức năng điều khiển của các máy tính công nghiệp ngoại nhập nhưng giá thành chỉ bằng một nửa.
 
Chúng tôi cần hợp tác với các DN sản xuất phần mềm cũng như DN sản xuất các trang thiết bị cùng chúng tôi tích hợp công nghệ RFID và IPC vào các sản phẩm đã có sẵn của họ, ví dụ tích hợp RFID và IPC trong các phần mềm quản lý bệnh viện, phần mềm logistics, phần mềm quản lý các resorts…
 
Đến nay TEKDE đã cho ra đời dòng sản phẩm đầu tiên trong lĩnh vực quản lý vào – ra và chấm công với công nghệ do chính công ty làm chủ. Giá thành của các sản phẩm do TEKDE sản xuất rẻ hơn 50% so với giá thị trường hiện nay. Ví dụ: một hệ thống quản lý vào ra và chấm công cho một doanh nghiệp với 50 nhân viên, bao gồm 50 thẻ cảm ứng RFID với hai đầu đọc RFID (vào và ra) cộng thêm bộ khóa cửa điện tử và phần mềm tích hợp trên máy chủ, TEKDE chào bán chỉ với khoảng 10 triệu đồng. Khách hàng đầu tiên của chúng tôi là Công ty Logigear (công ty kiểm thử phần mềm của Việt Nam) chuyên dùng phần mềm để kiểm thử các thiết bị điện tử. Chúng tôi thiết kế cho họ một hệ thống quản lý tích hợp dựa trên công nghệ RFID bao gồm: quản lý vào ra, chấm công, quản lý căn tin, quản lý mượn trả trang thiết bị…
 
Kế hoạch chúng tôi sẽ phát triển sản phẩm RFID lên thông minh, thân thiện hơn với người dùng và đa dạng trong chức năng để đáp ứng nhu cầu của nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư cùng chúng tôi góp sức vào việc phát triển công nghệ RFID. Đặc biệt, nếu được các cấp chính quyền hỗ trợ tài chính, chúng tôi tin chắc các dòng sản phẩm RFID thông minh sẽ được tung ra thị trường sớm hơn dự kiến.
 
 

Sẵn sàng mua chíp RFID do TPHCM sản xuất dù giá cao hơn
 
Để xác minh bất kỳ một đối tượng nào (ví dụ người, vật, thiết bị…) người ta gán một mã số duy nhất cho đối tượng ấy. Mã số duy nhất được ghi cứng vào thẻ  RFID còn được gọi là thẻ cảm ứng. Khi cần xác minh đối tượng, thẻ cảm ứng được kê gần một đầu đọc thẻ RFID (không cần tiếp xúc), ngay tức thì đầu đọc sẽ hiển thị thông tin về đối tượng dựa trên mã số duy nhất của thẻ. Thẻ Chứng Minh Nhân Dân là một ứng dụng đầy tiềm năng của công nghệ RFID.
 
Ông Nguyên nhận định: “việc nghiên cứu và phát triển RFID của TPHCM rất khả thi. Chúng tôi ủng hộ kế hoạch hai giai đoạn của đề án: Giai đoạn một: mua chip RFID  của nước ngoài về, thiết kế và sản xuất đầu đọc RFID (như chúng tôi đã làm); Giai đoạn hai: tự sản xuất chip RFID (điều này chúng tôi làm không được). Nếu thành công chúng tôi sẵn sàng mua chip RFID do TPHCM sản xuất (để ủng hộ chiến lược phát triển các ngành công nghệ cao của thành phố), dù giá thành có mắc hơn 20% giá thị trường. TPHCM cũng đang có dự án nghiên cứu và phát triển bộ vi xử lý 32 bits dựa trên bộ lõi ARM7/ARM9 chuẩn của thế giới. Nếu thành công dự án này sẽ đem lại  hiệu quả gấp 10 lần dự án RFID, vì bộ vi xử lý 32 bits của TPHCM sẽ là nền tảng cho sự phát triển rộng khắp của nền tự động hóa Việt Nam. Chúng tôi cũng sẵn sàng mua với giá cao hơn 30%.”

Hải Thanh

  

Website du lịch: Tạo ra để có thêm lợi nhuận

Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đến nay đều đã có riêng cho mình một website. Tuy nhiên, website của các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ thông tin cần biết… Tin học & Đời sống có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tri Huy, Giám đốc công ty Giải pháp Phần mềm S.W.E.E.T (công ty chuyên về thiết kế web và ứng dụng trực tuyến, tư vấn giải pháp CNTT, Kinh doanh phần mềm…) về việc quản lý và ứng dụng website cho các mục đích nâng cao chất lượng và quảng bá du lịch.

Nhà sáng lập Misfit Wearables – Sonny Vũ: Khác Silicon Valley, tôi không muốn chỉ gia công ở VN…

Là một người Việt được “huyền thoại kinh doanh” John Sculley đánh giá là “nhà lãnh đạo thích ghi cao”, Sonny Vũ đại diện cho lớp doanh nhân trẻ Việt Nam đam mê và đầy sáng tạo. Với những điều đã làm và đang dốc sức xây dựng tại Việt Nam, hi vọng rằng anh sẽ thành công trong việc cinh phục thị trường thế giới trên nền tàng nghiên cứu và phát triển tại quê hương mình.

Oracle công bố Oracle Tuxedo 12c

Oracle vừa ra mắt phiên bản Oracle Tuxedo 12c mới cung cấp tập hợp tính năng toàn diện nhất cho các hoạt động Phát triển, Triển khai và Quản lý các ứng dụng C/C++/COBOL trong các môi trường Trung tâm Dữ liệu và Điện toán Đám mây.

Giải pháp mạng nối liền khoảng cách công nghệ cho doanh nghiệp

Có một sự thật luôn đúng- lợi nhuận của một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi tầm ảnh hưởng của công nghệ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta, doanh nhiệp cũng phải dựa vào công nghệ để tạo dựng thành công. Và với những thử thách mới mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, hệ thống mạng đã chiếm vị trí trung tâm và ngày càng đóng một vai trò quan trọng sống còn trong việc tồn tại hay thất bại của một doanh nghiệp. Nói một cách ngắn gọn, một doanh nghiệp ngày nay không thể tồn tại nếu thiếu một hệ thống mạng chuẩn.

Tận dụng được CNTT sẽ kinh doanh hiệu quả

Ở thời “thắt chặt chi tiêu” này, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành đã phải rất chật vật để tồn tại. Tin học và Đời sống có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tuấn Quyền, Phó Giám đốc Liên Bang Travelink-công ty chuyên về du lịch lữ hành được đánh giá là hoạt động rất tốt trong thời điểm này về những giải pháp chung và giải pháp CNTT mà công ty đã áp dụng để kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh khó khăn…

TPHCM gỡ khó cho doanh nghiệp CNTT

Nhiều khó khăn, vướng mắc về chính sách, nhân lực, thị trường, vốn, đầu tư…của các doanh nghiệp CNTT TPHCM đã được đưa ra tại buổi gặp gỡ của Phó chủ tịch UBND thành phố, Lê Mạnh Hà, tại Công viên Phần mềm Quang Trung, ngày 27.6.2012. Các khó khăn, vướng mắc được lãnh đạo thành phố ghi nhận và sẽ có giải pháp giải quyết triệt để…

Giải pháp CNTT sẽ giúp du lịch Khánh Hòa đạt 3 triệu lượt khách

Hội thảo “Giao lưu – Liên kết – Phát triển CNTT – TT lần 3 Khánh Hòa 2012” do Hội Tin học TPHCM và Hội Tin học Khánh Hòa tổ chức ngày 9/6/2012 đã thu hút trên 100 doanh nghiệp du lịch ở Nha Trang – Khánh Hòa và đông đảo các nhà cung cấp giải pháp CNTT cho ngành du lịch. Nhiều giải pháp được các doanh nghiệp đánh giá có tính ứng dụng đem lại hiệu quả cao.

Ngân hàng – thất thoát dữ liệu là thất thoát tiền

Hiện nay, các ngân hàng hoạt động trong môi trường pháp lý chặt chẽ, họ hiểu được rằng khách hàng của họ cần được bảo vệ những thông tin cá nhân của mình. Khách hàng có thể chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác nếu họ cảm thấy không vững tin vào tính bảo mật thông tin của ngân hàng mà họ đang giao dịch. Giải pháp chống thất thoát dữ liệu (Data Loss Prevention – DLP của RSA và thiết bị BlueCoat Proxy SG) rất quan trọng đối với các ngân hàng. Đây là một giải pháp cho phép các ngân hàng có thể giám sát và điều khiển dữ liệu mảng và thực thi các chính sách, được thiết kế để chống lại việc thất thoát dữ liệu trong các luồng traffic bao gồm cả các traffic kiểu mã hóa SSL.

Phát động giải thưởng Huy chương vàng & Top 5 ICT Việt Nam

Đến hẹn lại lên, Giải thưởng Huy Chương Vàng & Top 5 ICT Việt Nam do Hội Tin Học TPHCM (HCA) được tổ chức hàng năm vừa chính thức được phát động đến hết ngày 20/7/2012. Thời gian trao giải sẽ diễn ra ngày vào 28/8/2012, tại Nhà hát lớn TPHCM, trong khuôn khổ sự kiện “Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam & Vietnam Consumer Digital WorldExpo 2012”.

Banking Vietnam 2012: 2015 chỉ sử dụng 11% tiền mặt cho việc thanh toán

Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đã cho biết như thế tại hội thảo và triển lãm Banking Việt Nam 2012, tổ chức ngày 23-24/5/2012, diễn ra Hà Nội.