Hôm nay, Diễn đàn Giáo dục và Triển lãm Học đường 4.0 năm 2022 (EDU 4.0 2022) đã chính thức khai mạc với chủ đề “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo tại Việt Nam”.
Sự kiện do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam và BHub Group phối hợp tổ chức. Diễn ra trong 2 ngày (25-26/11), sự kiện được kết cấu với 4 hoạt động chính bao gồm:Hội nghị, Tọa đàm, Triển lãm và Lễ trao Giải thưởng Công nghệ Giáo dục 2022.
Vào tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục trở thành 1 trong 8 ngành/lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, EDU4.0 2022 không chỉ là diễn đàn mở về chuyển đổi số ngành Giáo dục, mà còn đề cập đến câu chuyện thực thi những nhận thức đó trong thực tiễn, làm sao để “đi nhanh, đẩy mạnh”, tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Trong đó, Diễn giả Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo – sẽ mang đến cái nhìn toàn cảnh về “Chuyển đổi số Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam giai đoạn 2022-2025” trong bài phát biểu tại phiên khai mạc.
Đề cập đến “đầu ra” của quá trình đào tạo là nguồn nhân lực không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn mà còn phải nắm vững các kỹ năng số là báo cáo chuyên đề “Tương lai của việc làm và giáo dục trong nền kinh tế số toàn cầu” do ông Christopher Lee (Aik Sern) – Giám đốc, Tư vấn Quản lý – Chuyển đổi nguồn nhân lực, PwC Việt Nam – trình bày. Qua đó, chia sẻ về những thay đổi toàn diện trên thị trường lao động tương lai, với những vị trí công việc mới, lĩnh vực ngành nghề mới… đặt ra nhiều yêu cầu mới cho việc đào tạo cũng như tâm thế học tập chủ động, học tập suốt đời của mỗi cá nhân.
Tiếp đến là các vấn đề về chuyển đổi số cho giáo dục ở các góc nhìn từ quốc tế và Việt Nam, với Báo cáo về “Chuyển đổi số Giáo dục: Kinh nghiệm quốc tế và lời khuyên cho Việt Nam” do bà Rebecca Ball – Phó tổng lãnh sự, Tham tán Thương mại và đầu tư cấp cao, Cơ quan thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia – trình bày; cùng với phần trình bày về “Chuyển đổi số giáo dục Việt Nam: Năng lực số, văn hóa số và tính mở là điều kiện tiên quyết để thành công của diễn giả Lê Trung Nghĩa – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở (InOER), Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (AVU&C).
Tại hội thảo, Giải thưởng Công nghệ Giáo dục (EduTech Awards) cũng được giới thiệu. Đây là giải thưởng chuyên ngành Công nghệ Giáo dục đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, nhằm ghi nhận, tôn vinh, quảng bá các thương hiệu sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ, dịch vụ, nội dung số ứng dụng trong giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Trong năm đầu tiên được tổ chức, giải thưởng sẽ xét chọn trên các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, nền tảng đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ 01 năm trở lên. Việc bình chọn dựa trên hệ thống tiêu chí chặt chẽ và cụ thể. Năm 2022, có 4 đề cử được nhận Danh hiệu Giải thưởng Công nghệ Giáo dục Tiêu biểu 2022: Trí Nam Group: Hệ thống giải pháp đào tạo trực tuyến TN-Elearning; Elsa Speak: Phần mềm học ngữ ELSA; VTC Online: Chương trình Olympic Tiếng Anh trên Internet (IOE); MobiFone Edu: Nền tảng giáo dục trực tuyến MobiEdu. 3 đề cử được công nhận Danh hiệu Giải thưởng Công nghệ Giáo dục Triển vọng gồm Nền tảng đào tạo trực tuyến EduTek; Acabiz: Giải pháp đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp 4.0; Easy Group: Giải pháp chuyển hóa Tiếng Anh toàn diện.
Dòng UPS Liebert APM Plus được Vertiv sản xuất dành cho những hệ trung tâm dữ liệu hoạt động ở mật độ cao, giúp giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thái carbon.
Ngày 23/11 tại TP.HCM, công ty G-AsiaPacific Sdn Bhd (thuộc tập đoàn công nghệ K-One Technology Berhad, trụ sở Malaysia) công bố hợp tác cùng Công ty CP Phân phối Việt Nét thành lập công ty liên doanh mang tên G-AsiaPacific Vietnam. Liên doanh này sẽ tham gia vào các hoạt động ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam.
Ngày 23/11, công ty Dassault Systèmes hợp tác cùng AREP cung cấp nền tảng 3DEXPERIENCE để thiết lập các mô phỏng về những giải pháp xây dựng thành phố thông minh đáp ứng theo từng nhu cầu riêng biệt của từng dự án cụ thể tại Việt Nam.
Theo công bố mới từ Amazon Web Services (AWS), chỉ trong 6 tháng, ngân hàng số Timo Bank đã xây dựng và ra mắt nền tảng ngân hàng lõi thuần đám mây trên AWS, thực hiện chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh và sẵn sàng phục vụ thêm 5 triệu khách hàng mới trong 3 năm tới.
Huawei công bố thực hiện ký cam kết toàn cầu, tham gia liên minh kỹ thuật số Partner2Connect (P2C) của Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecomunication Union – ITU) với mục tiêu mang lại kết nối cho khoảng 120 triệu người ở vùng sâu vùng xa tại hơn 80 quốc gia vào năm 2025.
Một nghiên cứu mới của Vanson Bourne do VMware tài trợ thực hiện đã chỉ ra rằng, trong khi nhiều tổ chức thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày nay đang vận hành hoàn toàn trên môi trường đa đám mây, một phần lớn trong số họ vẫn chưa có cách tiếp cận chiến lược về đa đám mây một cách phù hợp.
Tại sự kiện VMware Explore 2022 Singapore, VMware đã công bố các sản phẩm đổi mới sáng tạo, các giải pháp, dịch vụ mới và những quan hệ hợp tác mở rộng nhằm tăng cường hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa hành trình lên đám mây.
Thông qua bản cập nhật mới, SEENSIO được nhà phát triển cập nhật thêm nhiều công cụ và tính năng mới, giúp người dùng cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có thể tạo ra Metaverse của chính mình.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc về việc tiếp tục phát triển hạ tầng nền tảng số, tư vấn phát triển chính quyền số, kinh tế số và đảm bảo an toàn thông tin tại địa phương này.
Trên thế giới, người ta xem tự động hóa là biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3), còn thông minh hóa là linh hồn của CMCN 4. Về cơ bản, chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa.